Tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe

Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu cơ sở đào tạo lái xe ôtô tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký học lái xe và tổ chức đào tạo lái xe; các sở GTVT tổ chức sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe theo đúng quy định, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe

Tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe

1. Thông báo mới nhất về việc tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe

Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi các cơ sở đào tạo lái xe, các sở GTVT yêu cầu khắc phục các bất cập trong sử dụng thiết bị giám sát thời gian và quãng đường (DAT) của học viên, tiếp tục tiếp nhận hồ sơ đào tạo và sát hạch lái xe theo quy định.Theo Cục Đường bộ Việt Nam, thời gian qua, khối lượng dữ liệu quản lý và nhu cầu khai thác trên phần mềm hệ thống thông tin DAT của Cục Đường bộ Việt Nam tăng cao, gây khó khăn trong kết nối, truyền và khai thác dữ liệu DAT.

Khắc phục tình trạng này, cơ quan này đã phối hợp với đơn vị hỗ trợ kỹ thuật nâng cấp hạ tầng thông tin, phần mềm quản lý, khai thác và đưa vào vận hành từ ngày 26-6.

Tuy nhiên, theo Cục Đường bộ Việt Nam, hiện có tình trạng cơ sở đào tạo với lý do kiểm tra, rà soát công tác tổ chức đào tạo đã tạm dừng tiếp nhận hồ sơ học lái xe ôtô; tạm dừng sát hạch lái xe, cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe do chưa khai thác được dữ liệu quản lý DAT, chưa thực hiện xong các thủ tục lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ sát hạch lái xe và các nguyên liệu phục vụ cho việc in giấy phép lái xe. Điều này ảnh hưởng lớn đến nhu cầu học, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của người dân.

Để phục vụ nhu cầu học và thi giấy phép lái xe của người dân, Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu cơ sở đào tạo lái xe ôtô tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký học lái xe và tổ chức đào tạo lái xe theo đúng quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 12/2017 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

2. Kiểm tra việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trên cả nước

Thông báo 928 của Ban Tổ chức Trung ương

 

Việc thanh, kiểm tra nhằm phát hiện bất cập trong đào tạo, sát hạch, cấp GPLX (nếu có). Từ đó sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp khắc phục, hoàn thiện thể chế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng và phòng ngừa tiêu cực trong đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.

Việc thanh, kiểm tra cũng nhằm đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật của các chủ thể trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. Đồng thời, phòng ngừa, phát hiện, chấn chỉnh và xử lý tồn tại, vi phạm (nếu có) và hướng dẫn các đơn vị được thanh tra, kiểm tra thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Cục Đường bộ Việt Nam, các Sở Giao thông vận tải sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe thuộc quyền quản lý. Việc thanh, kiểm tra phải xong trước ngày 15/4/2023.

3. Lập 3 đoàn kiểm tra

Theo kế hoạch, Bộ Giao thông vận tải thành lập 3 đoàn kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX của các Sở Giao thông vận tải. Đoàn kiểm tra số 1 do Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam, Trung tâm Công nghệ thông tin sẽ kiểm tra tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hoà Bình, Hải Dương, Quảng Ninh, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Bình Phước, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Bình Định, Phú Yên.

Đoàn kiểm tra số 2 do Vụ Vận tải chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ, Cục Đường bộ Việt Nam, Trung tâm Công nghệ thông tin tiến hành kiểm tra tại các tỉnh, thành phố như: Hải Phòng, Lào Cai, Yên Bái, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Bến Tre, Trà Vinh.

Đoàn kiểm tra số 3 do Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì tiến hành kiểm tra tại các tỉnh, thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Công tác kiểm tra này Bộ Giao thông vận tải yêu cầu xong trong tháng 4/2023.

4. Câu hỏi thường gặp

1. Điều kiện để được cấp giấy phép lái xe ô tô?

Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có sức khỏe tốt, có đủ điều kiện về giấy tờ theo quy định, đã được học lái xe ô tô và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học lái xe ô tô đều có thể được cấp giấy phép lái xe ô tô.

Điều kiện về giấy tờ để được cấp giấy phép lái xe ô tô bao gồm:

  • Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

  • Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

  • Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học lái xe ô tô.

2. Chi phí thi bằng lái xe ô tô là bao nhiêu?

Chi phí thi bằng lái xe ô tô bao gồm:

  • Chi phí hồ sơ: 150.000 đồng.

  • Chi phí học lái xe ô tô: Tùy thuộc vào từng trung tâm đào tạo lái xe.

 

  • Chi phí thi sát hạch lái xe ô tô: 500.000 đồng.

3. Người thi trượt có được thi lại không?

Người thi trượt có thể thi lại sau 15 ngày kể từ ngày thi. Người thi trượt quá 3 lần trong cùng một hạng giấy phép lái xe thì phải học lại toàn bộ khóa học lái xe ô tô.

Trên đây là một số câu hỏi thường gặp về tổ chức thi bằng lái xe ô tô. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo