Với chủ trương đổi mới kinh tế chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì kinh tế tư nhân lần đầu tiên được thừa nhận trong đời sống pháp lý và kinh doanh tại Việt Nam. Vậy tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2023.
Tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2023
1. Trái phiếu là gì?
Khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định cụ thể như sau:
“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
c) Chứng khoán phái sinh;
d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.”
Theo đó, trái phiếu là một loại chứng khoán, là đối tượng giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
Cụ thể, trái phiếu là giấy ghi nhận nợ quy định nghĩa vụ của công ty phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) một khoản tiền xác định.
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.
Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ). Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh). Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.
2. Tại sao doanh nghiệp phát hành trái phiếu?
- Giúp các doanh nghiệp và công ty huy động vốn mà không làm suy giảm vốn chủ sở hữu hiện tại của các cổ đông.
- Với trái phiếu, các doanh nghiệp thường có thể vay với lãi suất thấp hơn lãi suất hiện có trong ngân hàng. Bằng cách phát hành trái phiếu trực tiếp cho các nhà đầu tư, các tập đoàn doanh nghiệp có thể trừ được khoản chi phí và ít thủ tục hơn từ các ngân hàng. Điều này giúp quá trình vay vốn trở nên hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn.
- Bằng cách phát hành trái phiếu, các công ty thường có thể vay tiền với một tỷ lệ cố định trong thời gian dài hơn so với lãi suất có thể tại ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng sẽ không cho vay lãi suất cố định trong thời gian dài hơn 5 năm vì họ sợ bị mất tiền nếu chi phí sử dụng vốn của họ tăng cao hơn so với các khoản vay dài hạn. Đa số các công ty muốn vay tiền với thời hạn dài và do đó chọn phát hành trái phiếu.
- Thị trường trái phiếu cung cấp một cách rất đơn giản và hiệu quả để vay vốn. Bằng cách phát hành trái phiếu, người đi vay không cần phải trải qua nhiều cuộc đàm phán và giao dịch riêng biệt để huy động vốn mà họ cần.
3. Tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2023
Theo Bộ Tài chính, lũy kế 7 tháng đầu năm (tính đến ngày 20/7/2022), khối lượng tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ như đạt 262,25 nghìn tỷ đồng, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó 52,3% khối lượng phát hành có tài sản đảm bảo.
Trong thông cáo gửi cơ quan báo chí chiều 25-7, Bộ Tài chính cho biết trong 6 tháng đầu năm nay, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ đạt 257.857 tỉ đồng. Đáng chú ý, lượng trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu giảm từ tháng 2 đến tháng 4 và đang tăng trở lại từ tháng 5.
Cụ thể, khối lượng phát hành trong tháng 1 là 55.900 tỉ đồng, tháng 3 và 4 giảm nhẹ còn 48.800 tỉ đồng và 30.600 tỉ đồng. Từ tháng 5, khối lượng phát hành tăng trở lại, đạt 44.200 tỉ đồng và 47.500 tỉ đồng trong tháng 6.
Mặt khác, không như những năm trước, việc mua lại trước hạn trái phiếu doanh nghiệp diễn ra trong nửa đầu năm. Theo đó, khoảng 61.900 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp được doanh nghiệp mua lại trước hạn, trong đó quý 2 là 49.100 tỉ đồng.
Qua kiểm tra, giám sát thị trường, Bộ Tài chính khuyến nghị nhà đầu tư cá nhân lưu ý trái phiếu doanh nghiệp không phải là tiền gửi ngân hàng. Trái phiếu doanh nghiệp được doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ.
Theo đó, nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp cần nhận thức rõ và chấp nhận rủi ro khi mua trái phiếu trong trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trái phiếu.
Mặt khác, nhà đầu tư cá nhân cần lưu ý về tài sản đảm bảo của trái phiếu doanh nghiệp. Phần lớn tài sản đảm bảo của trái phiếu doanh nghiệp là bất động sản và các chương trình, dự án, chứng khoán...
Nên đối với các tài sản đảm bảo là các dự án, tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu, khi thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản có nhiều biến động, giá trị tài sản đảm bảo có thể bị sụt giảm và không đủ để thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
Như vậy, trước khi tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, nhà đầu tư cần yêu cầu doanh nghiệp phát hành, tổ chức phân phối cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành, bao gồm cả tình hình huy động vốn trái phiếu và các chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp; mục đích phát hành trái phiếu; tài sản đảm bảo của trái phiếu…
Nhà đầu tư cần hết sức lưu ý nguyên tắc đầu tư cơ bản là lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao. Không nên mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu.
Đặc biệt, cần thận trọng khi tham gia các hợp đồng hợp tác đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp cùng với các cá nhân, tổ chức nào khác.
Sau khi mua trái phiếu, nhà đầu tư cần thường xuyên cập nhật về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành và việc sử dụng vốn huy động từ trái phiếu có phù hợp với mục đích phát hành trái phiếu hay không.
4. Một số câu hỏi thường gặp
Kì hạn cả trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?
– Kỳ hạn trái phiếu: do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt phát hành căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp và tình hình thị trường.
Hình thức trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?
+ Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử;
+ Doanh nghiệp phát hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt phát hành theo quy định tại thị trường phát hành.
Giá trái phiếu phụ thuộc vào thời gian đến ngày đáo hạn không?
Thời gian đến ngày đáo hạn càng gần thì giá trái phiếu sẽ gần đến mệnh giá. Tại ngày đáo hạn, giá trái phiếu sẽ bằng với mệnh giá.
Xem thêm: Tính giá thị trường của trái phiếu
Xem thêm: Tín phiếu là gì? Sự khác biệt tín phiếu và trái phiếu là gì?
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2023. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận