Tìm hiểu về trái phiếu tăng vốn cấp 2

Trái phiếu tăng vốn cấp 2 là một khái niệm không quá xa lạ đối với dân đầu tư tài chính – chứng khoán, song thực tế lại rất ít người hiểu rõ về khái niệm này. Quý bạn đọc có thể cùng ACC tìm hiểu về trái phiếu tăng vốn cấp 2. Bài viết dưới đây của ACC hi vọng đem lại nhiều thông tin cụ thể và chi tiết đến Quý bạn đọc.

Ngân hàng tiếp tục phát hành trái phiếu để tăng vốn cấp 2 - Buyer 2022

Tìm hiểu về trái phiếu tăng vốn cấp 2

 

1. Trái phiếu tăng vốn cấp 2 là gì?

Để hiểu được khái niệm trái phiếu tăng vốn cấp 2 thì trước hết, Quý bạn đọc cần tìm hiểu về một số khái niệm liên quan, như vốn điều lệ, vốn cấp 1, vốn cấp 2…

  • Vốn điều lệ: Là tổng số vốn do các cổ đông, thành viên của doanh nghiệp đóng góp (hoặc cam kết đóng góp trong một thời hạn nhất định). Vốn điều lệ sẽ được khai nhận với cơ quan chức năng khi đăng ký thành lập công ty.

  • Vốn cấp 1  (TIER 1): Là khoản tiền mà ngân hàng đã lưu trữ để duy trì hoạt động thông qua tất cả các giao dịch rủi ro mà nó thực hiện. Về cơ bản, có thể hiểu vốn cấp 1 là vốn cổ phần của ngân hàng, hỗ trợ cho vay của ngân hàng, gồm cổ phiếu phổ thông và lợi nhuận giữ lại của ngân hàng.
  • Vốn cấp 2 (TIER 2): Là thước đo tiềm lực tài chính của một ngân hàng liên quan đến các dạng nguồn lực tài chính có độ tin cậy ở hàng thứ hai (sau vốn cấp 1). Là nguồn thứ cấp của vốn ngân hàng, cung cấp tài chính cho các hoạt động của ngân hàng. Bao gồm nợ phụ thuộc, chứng khoán có thể chuyển đổi và một phần của dự trữ lỗ khoản vay đối với khoản cho vay xấu.

Trái phiếu tăng vốn cấp 2 chính là loại trái phiếu mà ngân hàng phát hành nhằm tăng vốn phục vụ cho các hoạt động khác, với các điều khoản phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Các khoản cấu thành vốn cấp 2

  • Khoản đầu tiên của vốn cấp 2 là dự trữ định giá lại. Đây là khoản dự trữ được tạo ra bởi việc định giá lại một tài sản. Một dự trữ định giá lại điển hình là một tòa nhà thuộc sở hữu của một ngân hàng. Theo thời gian, giá trị của tài sản bất động sản có xu hướng tăng và do đó có thể được định giá lại.
  • Khoản thứ hai là dự phòng chung. Đây là những tổn thất mà một ngân hàng có thể có với số tiền chưa được xác định. Tổng số tiền dự phòng chung được được cho phép tương đương 1,25% tổng giá trị tài sản có rủi ro (RWA) của ngân hàng.
  • Khoản thứ ba là các công cụ lai giữa nợ và vốn. Cổ phiếu ưu đãi là một ví dụ về các công cụ lai. Một ngân hàng có thể bao gồm các công cụ lai trong vốn cấp 2 của nó miễn là các tài sản đó ngang với vốn chủ sở hữu để có thể cân đối các khoản lỗ trên mệnh giá của công cụ mà không khiến ngân hàng phải thanh lí.
  • Khoản cuối cùng của vốn cấp 2 là nợ thứ cấp có kì hạn với thời hạn gốc tối thiểu là 5 năm trở lên. Khoản nợ này phụ thuộc vào người gửi tiền ngân hàng thông thường, các khoản vay khác và chứng khoán cấu thành khoản nợ cấp cao hơn.

3. Hiểu đúng về vốn cấp 2

Một số bài viết “lập lỡ” việc ngân hàng phát hành trái phiếu nhằm tăng vốn điều lệ khiến cho nhiều nhà đầu tư hoang mang. Trong khi trên thực tế, theo tiêu chuẩn quốc tế (nguyên tắc BASLE) và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005) về phân loại vốn cấp I và vốn cấp II thì vốn hình thành từ trái phiếu tăng vốn không bao giờ có thể thể trở thành vốn điều lệ khi tiến hành cổ phần hóa.

Vốn điều lệ là vốn đã được cấp, vốn đã góp và thuộc loại vốn cấp I. Vốn hình thành từ việc bán trái phiếu tăng vốn sẽ được ghi nhận vào vốn cấp II, đồng thời làm cho vốn tự có của ngân hàng tăng lên. Vốn tự có bao gồm vốn cấp I cộng với vốn cấp II.

Mặt khác, tất cả trái phiếu dài hạn đều được coi là trái phiếu tăng vốn. Nhưng chỉ những trái phiếu đáp ứng đủ 6 điều kiện theo Điều 3 khoản 1.2 điểm c (đối với trái phiếu chuyển đổi) hoặc Điều 3 khoản 1.2 điểm d (đối với các công cụ nợ khác) của Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN nêu trên mới được ghi vào vốn cấp 2.

Nhìn chung, vốn cấp 2 bao gồm các công cụ lai giữa nợ và vốn, dự phòng tổn thất cho vay và dự trữ định giá lại cũng như lợi nhuận chưa phân bổ. Nó được coi là nguồn vốn tài trợ bổ sung, nên độ tin cậy không được đánh giá cao bằng vốn cấp 1.

4. So sánh vốn cấp 1 và vốn cấp 2

Vốn cấp 1 là nguồn vốn chính của ngân hàng. Thông thường, nó nắm giữ gần như tất cả các quĩ tích lũy của ngân hàng. Các quĩ này được tạo ra đặc biệt để hỗ trợ các ngân hàng bù đắp các khoản lỗ, giữ hoạt động của ngân hàng liên tục.

Theo phiên bản phát hành của Basel III, tỉ lệ vốn cấp 1 tối thiểu là 6%. Tỷ lệ này được tính bằng cách chia vốn cấp 1 cho tổng tài sản dựa trên rủi ro.

Vốn cấp 2 bao gồm các công cụ lai giữa nợ và vốn, dự phòng tổn thất cho vay và dự trữ định giá lại cũng như lợi nhuận chưa phân bổ. Vốn cấp 2 hoạt động như một nguồn vốn tài trợ bổ sung vì nó không đáng tin cậy như vốn cấp 1.

5. Các câu hỏi liên quan thường gặp

5.1 Trái phiếu là gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định: Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.

Nói dễ hiểu hơn thì trái phiếu doanh nghiệp là giấy ghi nhận nợ quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành (người vay tiền) phải trả một khoản tiền cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay). Đây là một trong những cách huy động vốn của doanh nghiệp.

5.2  Vai trò của vốn điều lệ trong doanh nghiệp

  • Vốn điều lệ là cơ sở xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp khi mới thành lập.
  • Đây là cơ sở để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật.
  • Là cơ sở để phân chia lợi nhuận khi kinh doanh. Đồng thời cũng là căn cứ để sẻ chia rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
  • Thể hiện tính bền vững, phát triển của doanh nghiệp từ đó tạo sự tin tưởng cho đối tác, chủ nợ, mở ra cơ hội phát triển kinh doanh.

5.3 Cách thức hoạt động của vốn cấp 1 là gì?

Theo quan điểm của cơ quan quản lí, vốn cấp 1 là thước đo nòng cốt về sức mạnh tài chính của một ngân hàng vì nó bao gồm vốn tự có.

Vốn tự có bao gồm chủ yếu là lợi nhuận giữ lại và cổ phiếu phổ thông. Nó cũng có thể bao gồm cổ phiếu ưu đãi không tích lũy, không được hoàn trả. Theo Ủy ban giám sát ngân hàng Basel, người ta nhận thấy rằng các ngân hàng cũng sử dụng các công cụ tài chính mới để tích lũy vốn cấp 1.

Tuy nhiên, các công cụ như vậy phải tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt. Vốn có được thông qua các công cụ này chỉ có thể chiếm 15% tổng số vốn cấp 1 của ngân hàng. Hiệp ước vốn Basel III được lên kế hoạch để loại bỏ vốn kiếm được thông qua các công cụ tài chính mới.

Hiệp ước vốn Basel III được phát triển để đáp ứng những thiếu sót trong qui định tài chính lộ ra sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007 và 2008.

Tỉ lệ vốn cấp 1 so sánh vốn chủ sở hữu của ngân hàng với tổng tài sản có rủi ro (RWAs). RWAs là tất cả các tài sản được nắm giữ bởi một ngân hàng có trọng số rủi ro tín dụng. Hầu hết các ngân hàng trung ương đều thiết lập các công thức tính trọng số rủi ro tài sản theo hướng dẫn của Ủy ban Basel.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Tìm hiểu về trái phiếu tăng vốn cấp 2 dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Tìm hiểu về trái phiếu tăng vốn cấp 2quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo