Xã hội loài người đã biết đến năm hình thái kinh tế – xã hội tương ứng với năm phương thức sản xuất: hình thái kinh tế – xã hội cộng đồng nguyên thủy, hình thái kinh tế – xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thái kinh tế – xã hội phong kiến, hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa. Hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Hãy cùng ACC tìm hiểu sâu hơn về 5 hình thái kinh tế xã hội qua bài viết dưới đây!
5 hình thái kinh tế xã hội
I. Hình thái công xã nguyên thủy
Công xã nguyên thủy là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên và sơ khai nhất trong lịch sử loài người. Trong xã hội công xã nguyên thủy, tư liệu lao động được sử dụng thô sơ chủ yếu là sử dụng đồ đá, thân cây làm công cụ lao động. Do đó, cơ sở kinh tế thời kỳ này là sự sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Như vậy, đặc điểm điểm về tư liệu sản xuất, cơ sở kinh tế là điểm nổi bật để so sánh công xã nguyên thủy với các hình thái kinh tế xã hội khác.
>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Hình thái kinh tế xã hội là gì? [Cập nhật 2023] hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Hình thái kinh tế xã hội là gì? [Cập nhật 2023]
II. Hình thái chiếm hữu nô lệ
Xã hội chiếm hữu nô lệ xuất hiện tương đối sớm ở phương Đông, khoảng 3000 năm TCN ở các nước Ai Cấp, Lưỡng Hà, Ấn Độ,… sau khi chế độ thị tộc tồn tại trong công xã nguyên thủy tan rã. Đây là xã hội đầu tiên có nhà nước và các cuộc cách mạng xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người đã hình thành nên hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nộ lệ.
Trong hình thái kinh tế xã hội này, chế độ công hữu được thay thế bằng chế độ tư hữu chủ nô.
Bên cạnh đó, xã hội biến đổi từ xã hội không có giai cấp thành xã hội có giai cấp. Trong đó, có hai giai cấp chủ yếu là chủ nô và nô lệ, có sự mâu thuẫn và đối kháng gay gắt. Do đó, có sự thay thế chế độ tự quản thị tộc bằng trật tự có nhà nước của giai cấp chủ nô. Giai cấp chủ nô dùng bộ máy cai trị của mình bóc lột sức lao động của nô lệ.
Từ đó, hình thái kinh tế xã hội này đã là xuất hiện kiểu nhà nước đầu tiên, đó là Nhà nước chủ nô.
III. Hình thái phong kiến
Phong kiến là cấu trúc xã hội xoay quanh những mối quan hệ xuất phát từ việc sở hữu đất đai để đổi lấy lao động. Nói cách khác là hình thái phong kiến có sự thay thế phương pháp bóc lột sức lao động trong xã hội chiếm hữu nô lệ bằng hình thức bóc lột địa tô. Người nông dân được giao đất đai và canh tác trên thửa ruộng của mình, đến kỳ phải có nghĩa vụ nộp tô thuế cho địa chủ.
Như vậy, trong hình thái kinh tế xã hội này đã hình thành 2 giai cấp, đó là:
– Giai cấp thống trị bao gồm giai cấp quý tộc, địa chủ;
– Giai cấp bị trị là nông nô và nông dân.
IV. Hình thái tư bản chủ nghĩa
Chủ nghĩa tư bản xuất hiện đầu tiên tại châu Âu và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà Lan và Anh ở thế kỷ XVII.
Chủ nghĩa tư bản là một trong 5 hình thái kinh tế xã hội, là một hệ thống kinh tế dựa trên cơ sở quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận. Chủ nghĩa tư bản có các đặc trưng đó là tài sản tư nhân, tích lũy tư bản, lao động tiền lương, trao đỏi tự nguyên, một hệ thống giá cả và thị trường cạnh tranh.
Bản chất sự “bóc lột” nằm ở giá trị thặng dư mà sức lao động tạo ra khi các nhà tư bản thuê lao động và sử dụng sức lao động.
Hình thái tư bản bản nghĩa được thể hiện dưới các hình thức chủ yếu như chủ nghĩa tư bản tiên tiến, chủ nghĩa tư bản tài chính, chủ nghĩa trọng thương, kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường xã hội, chủ nghĩa tư bản nhà nước, chủ nghĩa tư bản độc quyền.
V. Hình thái cộng sản chủ nghĩa
Đây là hình thái phát triển cao nhất trong 5 hình thái kinh tế xã hội của loài người. Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất công nghiệp hiện đại gắn liền với lực lượng sản xuất đã phát triển ở trình độ cao.
Trong hình thái kinh tế xã hội này, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất được thiết lập. Từ đó, xóa bỏ những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, giúp gắn bó các thành viên trong xã hội với nhau vì lợi ích căn bản, được thể hiện qua các đặc điểm sau:
– Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động: “Làm theo năng lực, hưởng theo lao động” còn trong xã hội cộng sản chủ nghĩa (bước phát triển cao hơn của xã hội chủ nghĩa, khi mà sức sản xuất đạt tới trình độ và năng suất cực cao) sẽ là: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”
– Chủ nghĩa xã hội có nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới, nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, mang bản chất nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc, thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa được lãnh đạo bởi Đảng Cộng sản.
– Chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển.
Như vậy, ta thấy 5 hình thái kinh tế xã hội có sự phát triển từ thấp đến cao theo quy luật vận động và phát triển khách quan của xã hội. Trong đó, cơ sở kinh tế, quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội tạo nên đặc điểm khác biệt của mỗi hình thái kinh tế xã hội.
Trên đây là 5 hình thái kinh tế xã hội mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ giải đáp thắc mắc cho quý bạn đọc về vấn đề này!
VI. Mọi người cũng hỏi
1. Hình thái kinh tế xã hội là gì?
Trả lời 1: Hình thái kinh tế xã hội là một khái niệm sử dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội để miêu tả và phân tích các khía cạnh kinh tế và xã hội của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Nó bao gồm các yếu tố như tình hình kinh tế, tình hình xã hội, văn hóa, chính trị, và môi trường.
2. Những yếu tố cơ bản nào tạo nên hình thái kinh tế xã hội?
Trả lời 2: Hình thái kinh tế xã hội phản ánh tình hình kinh tế, xã hội, và chính trị của một địa phương cụ thể. Nó bao gồm các yếu tố như thu nhập trung bình, mức sống, giáo dục, sức khỏe, hạ tầng, bất đẳng thức xã hội, quyền lực chính trị, và văn hóa.
3. Tại sao việc hiểu và phân tích hình thái kinh tế xã hội quan trọng?
Trả lời 3: Hiểu và phân tích hình thái kinh tế xã hội là quan trọng để giúp xác định các vấn đề xã hội, kinh tế, và chính trị mà một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đang đối mặt. Nó cung cấp thông tin quan trọng cho việc phát triển chính sách và chiến lược đảm bảo sự phát triển bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Nội dung bài viết:
Bình luận