Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau đều tồn tại những xã hội khác nhau. Trong quá trình đó, các xã hội đều mang những đặc điểm riêng biệt gọi là hình thái kinh tế xã hội. Vậy, hình thái kinh tế xã hội là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này trong bài viết sau đây.
1. Hình thái kinh tế xã hội là gì
Khái niệm hình thái kinh tế xã hội là gì từ lâu vốn đã và đang là một khái niệm đang rất được quan tâm đến trong cả pháp luật và triết học. Theo đó, theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm hình thái kinh tế xã hội là gì dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó. Nó chính là các xã hội cụ thể được tạo thành từ sự thống nhất biện chứng giữa các mặt trong đời sống xã hội và tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
2. Cấu trúc của hình thái kinh tế xã hội
Cấu trúc cơ bản của hình thái kinh tế xã hội sẽ bao gồm:
Lực lượng sản xuất: là nền tảng vật chất-kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế-xã hội.
Quan hệ sản xuất: Tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó. Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội.
Kiến trúc thượng tầng được hình thành và phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.
Các yếu tố khác: Ngoài ra, hình thái kinh tế-xã hội các hình thái kinh tế - xã hội còn có quan hệ về gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Nó còn bao gồm các lĩnh vực chính trị, lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực xã hội. Mỗi lĩnh vực của hình thái kinh tế-xã hội vừa tồn tại độc lập với nhau, vừa tác động qua lại, thống nhất với nhau gắn bó với quan hệ sản xuất và cùng biến đổi với sự biến đổi của quan hệ sản xuất.
3. Các hình thái kinh tế xã hội
Theo chủ nghĩa Mác-Lenin thì trong lịch sử loài người đã sẽ tuần tự xuất hiện 05 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao bao gồm
- Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy)
- Hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ (giai cấp chủ nô mang sứ mệnh lịch sử chuyển từ HTKTXH cộng sản nguyên thuỷ lên HTKTXH chiếm hữu nô lệ) gồm chủ nô và nông nô
- Hình thái kinh tế-xã hội phong kiến (giai cấp phong kiến) gồm địa chủ và nông dân
- Hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa (giai cấp tư sản) gồm tri thức, tiểu tư sản
- Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa (giai cấp công nhân)
4. Những câu hỏi thường gặp
Các loại hình thái kinh tế - xã hội?
Theo chủ nghĩa Mác-Lenin thì trong lịch sử loài người đã sẽ tuần tự xuất hiện 05 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao:
- Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy
- Hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ
- Hình thái kinh tế-xã hội phong kiến
- Hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa
- Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa
Hình thái công xã nguyên thủy?
Công xã nguyên thủy là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên và sơ khai nhất trong lịch sử loài người. Trong xã hội công xã nguyên thủy, tư liệu lao động được sử dụng thô sơ chủ yếu là sử dụng đồ đá, thân cây làm công cụ lao động.
Hình thái chiếm hữu nô lệ?
Xã hội chiếm hữu nô lệ xuất hiện tương đối sớm ở phương Đông, khoảng 3000 năm TCN ở các nước Ai Cấp, Lưỡng Hà, Ấn Độ,… sau khi chế độ thị tộc tồn tại trong công xã nguyên thủy tan rã.
Hình thái phong kiến?
Phong kiến là cấu trúc xã hội xoay quanh những mối quan hệ xuất phát từ việc sở hữu đất đai để đổi lấy lao động.Nói cách khác là hình thái phong kiến có sự thay thế phương pháp bóc lột sức lao động trong xã hội chiếm hữu nô lệ bằng hình thức bóc lột địa tô.
Trên đây là những giải đáp của ACC cho quý độc giả về câu hỏi hình thái kinh tế xã hội là gì. Sau khi đã tìm hiểu rõ về hình thái kinh tế xã hội là gì, nay quý độc giả có thể tìm hiểu thêm về kiểu nhà nước là gì tại đây
Nội dung bài viết:
Bình luận