Tổng quan về thuế nhà thầu tại Singapore

Khi bạn muốn hoạt động kinh doanh tại Singapore thì cần phải quan tâm đến những chính sách về thuế của đất nước này. Có nhiều loại thuế bạn cần quan tâm như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà thầu,... Do đó, bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc tổng quan về thuế nhà thầu tại Singapore. 

Thuế Nhà Thầu Tại Singapore

Tổng quan về thuế nhà thầu tại Singapore

1. Thuế nhà thầu là gì?

Thuế nhà thầu (FCT) là loại thuế được áp dụng đối với tổ chức và cá nhân nước ngoài (không hoạt động theo luật Việt Nam) có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hay dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam.

2. Đối tượng chịu thuế nhà thầu

- Tổ chức nước ngoài kinh doanh có các cơ sở thường trú hay không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú hay không cư trú tại Việt Nam (nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hay có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận hay cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức và cá nhân Việt Nam hay giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài nhằm thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu thì phải chịu thuế nhà thầu.

- Tổ chức và cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có các phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức và cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công, xuất trả hàng hóa cho tổ chức và cá nhân nước ngoài) hay thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam, cung cấp hàng hóa theo các điều kiện giao hàng của điều khoản thương mại quốc tế – Incoterms mà người bán phải chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam.

Ví dụ:

- Trường hợp 1: Doanh nghiệp A ở nước ngoài ký hợp đồng mua nông sản (lúa) của doanh nghiệp Việt Nam B, đồng thời chỉ định doanh nghiệp B giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam C (theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Doanh nghiệp A có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa doanh nghiệp A với doanh nghiệp C (doanh nghiệp A bán nông sản cho doanh nghiệp C).

Trong trường hợp này, doanh nghiệp A là đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC và doanh nghiệp C có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho doanh nghiệp  theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC.

- Trường hợp 2: doanh nghiệp X ở nước ngoài ký hợp đồng gia công vải với doanh nghiệp Việt Nam Y, đồng thời chỉ định doanh nghiệp Y giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam K để tiếp tục sản xuất (theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Doanh nghiệp X có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa doanh nghiệp X với doanh nghiệp K (doanh nghiệp X bán hàng cho doanh nghiệp K).

Trong trường hợp này, doanh nghiệp X là đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC và doanh nghiệp K có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho doanh nghiệp X theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC.

- Trường hợp 3: doanh nghiệp Z ở nước ngoài ký hợp đồng gia công hoặc mua vải với doanh nghiệp Việt Nam E (doanh nghiệp Z cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp E để gia công) và chỉ định doanh nghiệp E giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam G để tiếp tục gia công (theo hình thức gia công xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Sau khi gia công xong, Doanh nghiệp G xuất trả lại hàng cho Doanh nghiệp Z và Doanh nghiệp Z phải thanh toán tiền gia công cho doanh nghiệp G theo hợp đồng gia công.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp Z không thuộc đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa và cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó tổ chức và cá nhân nước ngoài vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hay chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, chất lượng dịch vụ, tiếp thị, chất lượng hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hay ấn định giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ. Gồm cả trường hợp uỷ quyền hay thuê một số tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối và dịch vụ khác liên quan đến việc buôn bán hàng hóa tại Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức và cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức và cá nhân nước ngoài thì chịu thuế nhà thầu.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu và quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu và bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.

>>> Tham khảo thêm về Thủ tục thành lập công ty tại Singapore tại đây nếu bạn đọc có nhu cầu. 

3. Tổng quan về thuế nhà thầu tại Singapore

3.1 Thuế nhà thầu ở Singapore là gì?

Thuế nhà thầu (Withholding tax) là tỷ lệ phần trăm của khoản thanh toán trả cho người nhận được người trả tiền giữ lại và sau đó nộp cho chính phủ. Đây là loại thuế áp dụng cho cá nhân, tổ chức nước ngoài có phát sinh thu nhập từ việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ bên trong lãnh thổ Singapore.

Đây là cách thuế nhà thầu hoạt động.

Một người nhận được tiền thù lao cho các dịch vụ hoặc công việc được thực hiện. Tuy nhiên, hiếm khi khoản thanh toán này được nhận đầy đủ. Một tỷ lệ phần trăm của khoản thanh toán sẽ được khấu trừ tại nguồn và được nộp ngay cho chính phủ. Số tiền được khấu trừ này được gọi là thuế nhà thầu.

3.2 Đối tượng phải chịu thuế nhà thầu

Singapore, thuế nhà thầu chỉ được áp dụng cho thu nhập có nguồn gốc từ Singapore của các cá nhân hoặc công ty không thường trú. Và cư dân Singapore hoàn toàn không phải chịu nghĩa vụ này.

Những người không cư trú này phải chịu các mức thuế nhà thầu khác nhau đối với các loại thu nhập khác nhau, có thể tóm gọn như sau:

Thu nhập có được từ các công việc và dịch vụ được thực hiện trong lãnh thổ Singapore.

Một số loại thu nhập cụ thể được nêu chi tiết trong luật thuế thu nhập. Các loại khác nhau có thể có tỷ lệ khấu trừ khác nhau.

3.3 Các loại thu nhập nào phải chịu thuế nhà thầu tại Singapore?

Một số khoản thanh toán phổ biến nhất cho các công ty không thường trú được áp dụng thuế nhà thầu và mức thuế hiện tại như sau:

+ Tiền lãi, hoa hồng và phí liên quan đến khoản vay hoặc nợ phải trả chịu mức thuế suất 15%

+ Tiền bản quyền hoặc các khoản thanh toán khác cho việc sử dụng hoặc quyền sử dụng bất kỳ động sản nào phải chịu mức thuế suất 10%

+ Tiền thuê hoặc các khoản thanh toán khác cho việc sử dụng bất kỳ động sản nào phải chịu mức thuế 15%

+ Các khoản thanh toán cho việc sử dụng hoặc quyền sử dụng tài sản trí tuệ phải chịu 10%

+ Phí quản lý phải chịu 17%

+ Hỗ trợ kỹ thuật và phí dịch vụ phải chịu mức 17%

Các loại thanh toán cho các cá nhân không cư trú trong phạm vi khấu trừ thuế và mức thuế tương ứng được trình bày dưới đây:

+ Các khoản thanh toán cho các giám đốc không thường trú có tỷ lệ giữ lại 22% bao gồm tiền lương, tiền thưởng, phí giám đốc, chỗ ở, các quyền chọn cổ phiếu hoặc sở hữu cổ phần.

+ Các khoản thanh toán cho các chuyên gia không thường trú chịu 15% trên tổng thu nhập hoặc 22% trên thu nhập ròng bao gồm phí, chỗ ở, vé máy bay hoặc chi phí di chuyển được hoàn trả hoặc cung cấp bởi chủ lao động, trợ cấp sinh hoạt hằng ngày.

+ Thanh toán cho người trình diễn giải trí, nghệ thuật không thường trú phải chịu 10% cho đến ngày 31 tháng 3 năm 2020 và 15% sau đó đối với thu nhập gộp bao gồm tất cả các loại thanh toán tiền mặt và phi tiền mặt trừ vé máy bay và chỗ ở trong suốt thời gian biểu diễn không quá 60 ngày.

3.4 Các loại thu nhập nào không phải chịu thuế nhà thầu tại Singapore?

Các loại thu nhập sau sẽ không phải chịu thuế nhà thầu tại Singapore khi chi trả cho đối tượng nước ngoài:

+ Thu nhập từ cổ tức: Singapore không đánh thuế cổ tức chi trả cho đối tượng nước ngoài. 

+ Thu nhập trả cho chi nhánh tại Singapore của công ty nước ngoài. 

+ Các khoản thanh toán được thực hiện bởi ngân hàng, tổ chức tài chính và các tổ chức được chấp thuận khác. 

+ Thu nhập cho thuê tàu thuyền. 

3.5 Thời hạn nộp thuế nhà thầu tại Singapore

Thuế nhà thầu phải được nộp cho IRAS vào ngày 15 của tháng thứ hai sau ngày người không cư trú nhận được khoản thanh toán.

Ví dụ: nếu chủ lao động giữ lại một khoản tiền từ khoản thanh toán cho một nhân viên không thường trú vào ngày 1 tháng 8 với mục đích khấu trừ thuế, thì hạn chót mà anh ta phải thực hiện thanh toán và nộp mẫu đơn theo quy định với IRAS là ngày 15 Tháng 10.

Ngày thanh toán được xác định là bất kỳ ngày nào sau đây diễn ra sớm nhất:

+ Ngày thanh toán quy định trong hợp đồng hoặc thỏa thuận.

+ Ngày phát hành hóa đơn nếu không có hợp đồng hoặc thỏa thuận.

+ Ngày mà thu nhập được ghi có vào tài khoản của người không cư trú.

+ Ngày mà thanh toán thực tế được nhận / diễn ra.

Có một sự khác biệt nhỏ trong cách xác định ngày thanh toán trong trường hợp của giám đốc, đó là ngày mà dịch vụ được cung cấp trong trường hợp phí giám đốc được phê duyệt trước hoặc ngày phê duyệt thanh toán bằng phương thức bỏ phiếu tại ĐHCĐ.

3.6 Các hình phạt cho việc không nộp thuế nhà thầu tại Singapore là gì?

Cũng như các loại trốn thuế khác, việc không đáp ứng thời hạn nộp thuế nhà thầu sẽ dẫn đến việc người vi phạm phải đối mặt với các hình phạt.

Bất kỳ cá nhân hoặc công ty nào từ chối thanh toán sẽ được gửi thư phạt chậm thanh toán thông báo về vi phạm của họ và kèm theo một mức phạt nộp chậm là 5%.

Nếu người vi phạm từ chối thanh toán tiền nộp phạt cùng với tiền thuế còn nợ vào ngày đáo hạn được quy định trong thư phạt thanh toán trễ, tỷ lệ bổ sung 1% sẽ được tích lũy cho mỗi khoảng thời gian tồn đọng là 30 ngày cho đến khi đạt giới hạn 15%.

Trên đây là toàn bộ nội dung về tổng quan về thuế nhà thầu tại Singapore mà chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ tốt nhất. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo