Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt giải quyết thế nào? [2023]

Ly hôn thuận tình dựa trên sự tự nguyện của các bên, khi “một bên vắng mặt” thì việc giải quyết ly hôn rất khó khăn. Tòa án chỉ công nhận thuận tình ly hôn một bên vắng mặt nếu người đó có Đơn xin xét xử vắng mặt. Tuy nhiên thực tế có rất nhiều trường hợp vợ chồng đồng thuận ly hôn nhưng một bên không chịu lên toàn làm việc, cũng không có đơn xin xét xử vắng mặt vậy thì hồ sơ gồm những giấy tờ gì? tiến hành thủ tục như thế nào để được xử ly hôn thuận tình vắng mặt sẽ được ACC trình bày ngay bên dưới đây.

Muon Don Phuong Ly Hon Nhung Bi Thieu Giay To Phai Lam Sao
Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt giải quyết thế nào?

1. Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt là gì ?

Trước khi tìm hiểu cách giải quyết thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt, bạn cần biết “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”  Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. 

Như vậy, ly hôn là hình thức chấm dứt mối quan hệ dân sự mà ở đây là mối quan hệ hôn nhân và gia đình, Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân này của vợ chồng. 

Phán quyết ly hôn của Tòa án được thể hiện dưới dạng bản án (với trường hợp đơn phương ly hôn) và quyết định (với trường hợp thuận tình ly hôn).

Thuận tình ly hôn được giải thích và hướng dẫn rõ tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình như sau: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Tại sao nên uỷ quyền cho luật sư ly hôn giải quyết thủ tục ly hôn, mời Quý độc giả theo dõi bài viết: Dịch vụ luật sư ly hôn - Công ty luật ACC

2. Điều kiện, thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt

  • Điều kiện

     Thuận tình ly hôn được quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, để được xác định là thuận tình ly hôn, cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn

- Đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con

  • Thẩm quyền

     Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án  sẽ được phân định như sau: Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo vụ việc, Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, Thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

– Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo vụ việc

     Căn cứ điều 28, 29 BLTTDS 2015 thì những tranh chấp và những yêu cầu về hôn nhân và gia đình đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

– Thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ

      Điểm h, khoản 1, điều 39 BLTTDS quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:

“Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”

– Thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn

     Điều 40 BLTTDS 2015 quy định nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

Đối chiếu các quy định trên thì Thẩm quyền giải quyết thuận tình ly hôn hay thủ tục ly hôn vắng mặt sẽ thuộc Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện nơi vợ/chồng cư trú.

>> Đọc thêm các quy định khác về thủ tục, hồ sơ thuận tình ly hôn do ACC cung cấp.

3. Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt có được không ?

Vậy câu hỏi thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt có được không? giải quyết ly hôn vắng mặt mất bao lâu thì sau đây chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này. 

Căn cứ vào quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Luật sư của chúng tôi xin tư vấn cho bạn vấn đề thuận tình ly hôn vắng mặt như sau:  

Điều 367. Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự

  1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
  2. Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án. Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.
  3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể triệu tập người làm chứng, người giám định, người phiên dịch tham gia phiên họp; nếu có người vắng mặt thì Tòa án quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp.”

     Như vậy, theo quy định tại điều trên thì trong phiên họp giải quyết việc dân sự thì người yêu cầu ly hôn phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án. Người yêu cầu ly hôn vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp có đơn xin ly hôn vắng mặt gửi Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ.

Trường hợp người yêu cầu ly hôn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.

Trong thực tế, có nhiều trường hợp vợ chồng đều đồng thuận ly hôn và việc phân chia tài sản, quyền nuôi con,… đã được thỏa thuận.

Tuy nhiên vì một số lí do chính đáng nào đấy mà vợ hoặc chồng không có mặt tại Tòa để giải quyết ly hôn thuận tình.  Nhưng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì yêu cầu thuận tình ly hôn vẫn đươc Tòa chấp thuận và thủ tục ly hôn vắng mặt vẫn thực hiện như bình thường.

Ly hôn thuận tình: Điều kiện, thủ tục, hồ sơ như thế nào? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục ly hôn thuận tình

4. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt

4.1 Khi nào thì vợ hoặc chồng được phép vắng mặt trong phiên hòa giải?

Trong trường hợp chồng hoặc vợ có lý do chính đáng để không thể tham gia hòa giải được thì bạn Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.

4.2 Thời gian giải quyết thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt là bao nhiêu lâu?

Thời gian chuẩn bị xét xử tối đa là 06 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý.Trong thời gian này Tòa án tiền hành hòa giải, trên cơ sở đó lập biên bản hòa giải không thành về việc tự nguyện ly hôn và hòa giải đoàn tụ không thành và trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản không có sự thay đôi ý kiên thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn khi đáp ứng điều kiện về sự tự nguyện, vấn đề về tài sản và chăm sóc nuôi dưỡng con.Do đó thời gian nhận được quyết định công nhận thuận tình ly hôn là bao nhiêu lâu phụ thuộc vào thời điểm tòa án tiến hành hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử.

ACC cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục ly hôn thuận tình nhanh nhất. Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và kinh nghiệm, ACC sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề liên quan đến thủ tục ly hôn thuận tình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đọc thêm tại tư vấn ly hôn thuận tình.

4.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt uy tín, trọn gói cho khách hàng.

4.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại luật sư tư vấn ly hôn 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (239 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo