Hiện nay, vấn đề giáo dục cần tập trung làm rõ về nội dung và phương pháp đánh giá; quy định về đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá học sinh ở trường, lớp dành cho người khuyết tật; tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục; hồ sơ đánh giá và việc sử dụng kết quả đánh giá.
Sau đây, xin mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện Thông tư 27 để cùng giải đáp các thắc mắc.
1. Thuận lợi
- HS hình thành được ý thức, thói quen trong tổ chức, điều hành hợp tác, giao tiếp, chia sẻ trong học tập. Các em còn có kỹ năng tự nhận xét và nhận xét bạn, không còn trường hợp HS chịu áp lực về điểm số.
- Đánh giá bằng nhận xét sẽ không gây áp lực cho HS và cả GV. Khi nhận xét, đánh giá, GV đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương kịp thời đối với từng thành tích của các em. Qua đó, giúp tất cả cùng tiến bộ, nhất là những HS yếu sẽ tự tin và phấn đấu nhiều hơn.
- GV căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của HS ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời cho HS
- Khuyến khích cha mẹ HS trao đổi, phối hợp với GV động viên, giúp đỡ HS rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất. Việc trao đổi với cha mẹ của HS giúp cho GV có cách nhìn khách quan hơn về phẩm chất của HS
- GV chủ động hơn trong việc ghi sổ sách theo dõi từng đối tượng HS
- GVCN khi họp với các GV bộ môn sẽ nhận được thêm nhiều ý kiến, nhận xét về năng lực cũng như phẩm chất của từng HS từ đó việc đánh giá của GVCN sẽ giảm tính chủ quan của mình.
- GV dạy môn đặc thù tăng vai trò của mình giúp cho việc đánh giá, nhận xét được chi tiết hơn về năng lực và phẩm chất.
- Đa dạng hơn về hình thức khen thưởng, không chỉ khen thưởng về mặt thành tích học tập mà còn khen thưởng các nội dung khác như: HS vượt khó, HS có quá trình học tập tiến bộ vượt trội từng môn đã có tác dụng động viên HS, giúp cho HS học tập và rèn luyện toàn diện hơn.
- Việc đánh giá năng lực HS theo 3 mức: HHT, HT, CHT sẽ khuyến khích được sự nỗ lực phấn đấu của HS. Chính các bậc phụ huynh cũng nắm được năng lực học tập thực sự của con em mình để giúp các em ngày 1 tiến bộ hơn.
- Về NL-PC TT cũng qui định, thông qua quá trình đáng giá thường xuyên đến giữa và cuối mỗi kì. Lượng hóa mỗi NL-PC thành 3 mức: tốt, đạt và cần cố gắng. Với việc đánh giá này giúp GV đánh giá HS chính xác hơn, PH nhìn vào đánh giá kết quả của nhà trường có những giải pháp kịp thời giúp đỡ HS khắc phục hạn chế, phát huy những điểm tích cực để các em ngày 1 tiến bộ hơn.
- Về đánh giá thường xuyên về học tập, việc đánh giá theo 3 mức: HTT, HT, CHT, xét về mặt tâm lý thì 3 mức này nhìn nhận cụ thể hơn kết quả phấn đấu của học sinh. Đồng thời cung cấp cho giáo viên những phản hồi rất hữu ích liên quan đến quá trình học tập của học sinh, những lĩnh vực có sự tiến bộ, lĩnh vực nào còn khó khăn, giúp học sinh nhận ra mình thiếu hụt những gì so với kiến thức, kĩ năng để cả giáo viên và học sinh cùng điều chình hoạt động dạy và học.
2. Khó khăn
- GV dạy môn đặc thù chỉ dạy trung bình 1 tiết/ 1 tuần nên thời gian quan sát, tiếp xúc với HS chưa được nhiều vì vậy việc đánh giá phẩm chất của HS sẽ không chính xác bằng GVCN. Mặt khác, GVCN khó khăn trong việc thu thập thông tin của học sinh từ những GV dạy môn đặc thù.
- Lời nhận xét dễ bị trùng lặp gây áp lực cho GV trong chắt lọc từ ngữ để nhận xét sao cho phù hợp với 3 mức đánh giá: HTT, HT, CHT. Phải cân nhắc rất kĩ về những lời nhận xét cho từng đối tượng học sinh; Làm sao để thông qua lời nhận xét đó của GV thì HS nhận thức được ý đồ của GV muốn truyền đạt tới HS. Khó nhất là những HS có học lực giảm sút, nhiều nhận xét k khéo sẽ làm cho PH hoang mang.
- Đa số phụ huynh HS vẫn còn quá nặng nề về thành tích qua điểm số thay vì đánh giá, nhận xét thành tích bằng lời.
- Giáo viên khó tìm các biểu hiện và gặp khó khăn khi phân định ranh giới giữa các mức đánh giá. Khi đánh giá định kì kết quả học tập, ranh giới giữa mức hoàn thành tốt và hoàn thành khá mơ hồ. Để đánh giá chính xác đòi hỏi GV trong quá trình đánh giá TX phải thu thập nhiều minh chứng. Bên cạnh đó kết quả học tập của HSTH thường thiếu tính ổn định, có thể hôm nay nay em HHT đạt điểm 9, 10 nhưng ngày mai lại không HT, đạt điểm kém.
Trên đây là nội dung về Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện Thông tư 27 mà ACC cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, nếu có thắc mắc, vui lòng truy cập website https://accgroup.vn/ để được tư vấn, hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận