Những năm gần đây, Bình Dương ưu tiên thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao, logistics, các dịch vụ hỗ trợ phát triển khu công nghiệp, khu đô thị; Khuyến khích đẩy mạnh hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, nhiều nhà đầu tư đã chọn Bình Dương là nơi tiềm năng để phát triển hoạt động kinh doanh, sản xuất. Bài viết cung cấp thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh ở Bình Dương, làm giấy phép kinh doanh ở đâu Bình Dương? ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Bình Dương chuyên nghiệp. Mời bạn tham khảo chi tiết về dịch vụ này:
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh tại Bình Dương
1. Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là Văn bản ghi nhận sự cho phép các cá nhân; tổ chức được phép thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ quan nhà nước. Khi các chủ thể đáp ứng đầy đủ những quy định của pháp luật. Là căn cứ ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu và là căn cứ xác thực năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp.
Bình Dương đã trở thành một khu vực văn minh, hiện đại. Bên cạnh đó, Bình Dương đã tập trung đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm về giao thông; bệnh viện; trường học; điện lưới; bưu chính viễn thông, khu đô thị, khu dân cư… trong đó nhiều công trình nổi bật và quan trọng tập trung tại Thành phố mới Bình Dương. Mục tiêu hướng tới của tỉnh Bình Dương là xây dựng một nền kinh tế năng động dựa trên nền tảng sáng tạo; hình thành một khu vực sản xuất công nghệ cao có khả năng cạnh tranh và thu hút các nhà đầu tư là các doanh nghiệp lớn; tập đoàn đa quốc gia và nhà cung cấp có năng lực, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Bình Dương
2. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh tại Bình Dương
Nộp hồ sơ:
- Hộ kinh doanh: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
- Công ty: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký doanh nghiệp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính của công ty.
Nhận kết quả:
Thời gian xét duyệt:
- Hộ kinh doanh: 03 ngày làm việc.
- Công ty: 15 ngày làm việc.
Sau khi hết thời hạn xét duyệt, nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Bình Dương
3. Các loại giấy phép kinh doanh hiện nay theo quy định của pháp luật
3.1. Hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ; chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm; sử dụng không quá mười lao động; không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
3.2. Doanh nghiệp
Khái niệm
Công ty được gọi là doanh nghiệp, là tổ chức kinh tế có tên riêng; có tài sản; có trụ sở giao dịch ổn định; được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty; Công ty có tư cách pháp nhân; Công ty không được quyền phát hành cổ phần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là 2 và không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Công ty cổ phần
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong 03 năm đầu sau khi thành lập.
Công ty Hợp doanh
Là doanh nghiệp, trong đó, phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty; cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân: Là loại hình doanh nghiệp do một cá nhận làm chủ; chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với mọi hoạt động của Công ty.
3.3. Hợp tác xã
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu; có tư cách pháp nhân; do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất; kinh doanh; tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên; trên cơ sở tự chủ; tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
4. Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp kinh doanh
Chủ thể thành lập doanh nghiệp kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện:
- Có CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân;
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (công chức, viên chức…).
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền hợp tác đầu tư với doanh nghiệp kinh doanh. Dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh.
5. Hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh
5.1. Đối với doanh nghiệp
Tùy theo các loại hình công ty, sẽ có các thành phần tài liệu hồ sơ thành lập doanh nghiệp khác nhau, nhưng về cơ bản những tài liệu dưới đây cần có:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ của công ty;
- Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;
- Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
- Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)
Chứng minh nhân dân của người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)
5.2. Đối với hộ kinh doanh
- Đơn xin đăng ký kinh doanh (Theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT)
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh (theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT) đối với ngành nghề có điều kiện.
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước)
6. Ngành nghề khi đăng ký giấy phép kinh doanh tại Bình Dương
Danh mục các ngành nghề pháp luật cấm kinh doanh:
- Kinh doanh các chất ma túy
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật
- Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người
- Kinh doanh pháp nổ
Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
Bao gồm 243 Ngành nghề đầu tư kinh doanh (Xem thêm về Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục 4- Luật Đầu tư 2014
Đối với những nhóm ngành kinh doanh thông thường
Các cá nhân tổ chức được phép tự do thực hiện việc xin giấy phép kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Hồ sơ cần được chuẩn bị tương ứng với loại hình Doanh nghiệp mà các chủ thể đó lực chọn.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Bình Dương
7. Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh tại Bình Dương
Dưới đây là những chi phí bắt buộc doanh nghiệp phải bỏ ra khi tiến hành đăng ký kinh doanh theo đúng quy định pháp luật
- Phí nhà nước: Phí cấp phép 200.000 VNĐ, phí bố cáo doanh nghiệp 300.000 VNĐ
- Phí khắc dấu tròn công ty 350.000 VNĐ – 400.000 VNĐ
- Phí đăng ký chứng thư số, chữ ký số (token) 1.700.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ
Khi tiến hành kinh doanh thì phải khai báo thuế, báo cáo tài chính.. qua mạng cho cơ quan thuế. Và các việc này là việc bắt buộc phải tuân thủ theo quy định nhà nước. Vì vậy chữ ký số là điều kiện bắt buộc phải tiến hành đăng ký.
- Phí đăng ký chứng thư số, chữ ký số (token) 1.700.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ
- Phí đăng ký phần mềm hóa đơn điện tử (có tầm 100 số hóa đơn để xuất) 1.000.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ.
- Lệ phí môn bài hằng năm: Từ 2.000.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ (Tùy theo số vốn điều lệ đăng ký trên hay dưới 10 tỉ).
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Bình Dương
8. Báo giá dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Bình Dương của ACC
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói từ 5.000.000 đồng. Giá bao gồm:
- Lệ phí nhà nước
- Phí dịch vụ hỗ trợ xin giấy phép
- Con dấu tròn công ty
- Chữ ký số 3 năm
- Phần mềm hóa đơn điện tử (Có 100 số hóa đơn)
- Khai báo thuế ban đầu
- Đăng ký tài khoản nộp thuế điện tử
- Thông báo mẫu dấu
- Đăng ký tài khoản ngân hàng cho cty
- Thông báo tài khoản ngân hàng
- Đăng ký phát hành hóa đơn
Lưu ý: Phí trên chưa bao gồm lệ phí môn bài. Doanh nghiệp nộp tiền vào tài khoản công ty. ACC sẽ đại diện nộp lệ phí cho khách hàng.
9. Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh tại Bình Dương
- Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp giấy phép đăng ký kinh doanh đối với các loại hình Doanh nghiệp sau: Doanh nghiệp tư nhận, Công ty trách nhiệm Hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), Công ty Cổ phần, Công ty Hợp Danh.
- Phòng Tài chính – Kế hoạc thuộc Ủy Ban Nhân Dân cấp Huyện tại Bình Dương có thẩm quyền cấp Giấy đăng ký Hộ kinh doanh.
10. Quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh tại Bình Dương của ACC
- Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải;
- Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không;
- Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu;
- Khách hàng cung cấp hồ sơ bao gồm giấy giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy khám sức khỏe;
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bàn giao cho khách hàng;
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận.
11. Câu hỏi thường gặp
Có thể thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh sau khi đã được cấp giấy phép không?
Có. Doanh nghiệp có thể thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh bằng cách nộp hồ sơ thay đổi lên Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Có cần xin giấy phép con cho một số ngành nghề đặc thù không?
Có. Một số ngành nghề đặc thù yêu cầu phải có thêm giấy phép con ngoài giấy phép kinh doanh chính.
Có cần chờ phê duyệt từ Sở Kế hoạch và Đầu tư trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh không?
Có. Doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động kinh doanh sau khi đã nhận được giấy phép kinh doanh từ Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Thủ tục xin giấy phép kinh doanh tại Bình Dương. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận