Các trang tờ rời sổ bảo hiểm xã hội là phần quan trọng ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia gồm: tờ rời hàng năm và tờ rời chốt sổ. Pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định chỉ một số trường hợp nhất định, người lao động mới được cấp lại tờ rời này. Vậy cụ thể về việc xin cấp lại tờ rời bhxh như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu với ACC thông qua bài viết này.
Theo quy định tại Điều 2 Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam), sổ bảo hiểm xã hội: gồm Bìa sổ và các trang tờ rời, được cấp đối với từng người tham gia bảo hiểm xã hội , để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Bìa sổ và các trang tờ rời theo đó là những bộ phận không thể tách dời, trường hợp mất, hỏng, sửa đổi, … dẫn đến phải thay thế bằng một bìa sổ hay tờ rời khác thì đều dẫn đến việc phải cấp lại toàn bộ sổ bảo hiểm. Điều 46 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định các trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, gồm:
- Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng.
- Cấp lại bìa sổ bảo hiểm xã hội các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
- Cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm xã hội các trường hợp: mất, hỏng.
Đối với trường hợp người lao động làm mất hoặc bị hỏng tờ rời bảo hiểm xã hội thì thực hiện thủ tục xin cấp lại tờ rời (thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội).
Thủ tục cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội:
Như vậy, có 02 trường hợp người lao động được cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội:
Trường hợp 1: Mất;
Trường hợp 2: Hỏng.
1. Đối tượng thực hiện xin cấp lại tờ rời BHXH
Cá nhân; Đơn vị sử dụng lao động.
2. Cơ quan thực hiện
Bảo hiểm xã hội Tỉnh, Quận/huyện
Có những cách nào để tra cứu bảo hiểm y tế? Mời bạn đọc theo dõi bài viết Tra cứu bảo hiểm y tế
3. Thủ tục cấp lại tờ rời sổ BHXH
Nộp hồ sơ
Người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc.
Thành phần hồ sơ
Tùy từng trường hợp mà hồ sơ đề nghị cấp lại sổ sẽ có sự khác nhau.
- Cấp lại sổ do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (theo mẫu).
- Cấp lại sổ do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ:
Người tham gia:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (theo mẫu);
- Hồ sơ kèm theo: Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc; giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh cấp theo quy định; chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu…
Đơn vị sử dụng lao động: Bảng kê thông tin (theo mẫu).
- Đối với tường hợp mất, hỏng tờ rời bảo hiểm xã hội thì hồ sơ bao gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (theo mẫu quy định).
Về thời gian giải quyết
Thời gian giải quyết không quá:
- 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp cấp lại sổ do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; mất, hỏng sổ; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc gộp sổ bảo hiểm xã hội.
- Có thể kéo dài thời hạn giải quyết thủ tục lên 45 ngày trong trường hợp cần xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc.
4. Quy định về hình thức sau khi cấp lại tờ rời, cấp lại bìa sổ bảo hiểm xã hội
Bìa sổ bảo hiểm xã hội: In khi cấp lại
Trang 1 và trang 2 bìa sổ: In đầy đủ các nội dung như bìa sổ bảo hiểm xã hội đã cấp. Nếu cấp lại lần thứ nhất, thì ghi “Cấp lần 2”, cấp lại lần thứ hai, thì ghi “Cấp lần 3” như sau:
Nội dung in trên trang 1: Tại ô trống ghi các dòng chữ:
- Dòng thứ nhất: Ghi đầy đủ họ và tên của người tham gia bằng chữ in hoa, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.
- Dòng thứ hai: Ghi từ “Số sổ:” và “số định danh của người tham gia”, bằng chữ in thường, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.
- Trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, dưới dòng ghi “số sổ” thì ghi thêm dòng chữ “Cấp lần …”, bằng chữ in thường, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.
Riêng sổ bảo hiểm xã hội cấp lại do thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch hoặc thay đổi số sổ: In theo nội dung thay đổi.
Tờ rời sổ bảo hiểm xã hội: In cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm xã hội
- Trường hợp người tham gia mất, hỏng tờ rời tại một đơn vị: In quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại đơn vị đó.
- Trường hợp người tham gia mất, hỏng tờ rời tại nhiều đơn vị: in quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ở những đơn vị đó.
- Trường hợp người tham gia cấp lại toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc bảo hiểm xã hội tự nguyện: in toàn bộ thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa hưởng, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng hoặc bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa hưởng.
- Trường hợp người đang tham gia cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: in dòng lũy kế thời gian đóng quỹ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.
- Trường hợp người tham gia đang bảo lưu cấp lại, điều chỉnh sổ bảo hiểm xã hội, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: in dòng tổng thời gian đóng quỹ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.
- Trường hợp người tham gia đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần cấp lại sổ bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp: in dòng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.
- Ở góc trên, bên phải tờ rời, cùng hàng với dòng chữ “Ngày, tháng, năm sinh”, in thêm dòng chữ “Tờ ... cấp lần …”.
5. Những câu hỏi thường gặp về việc xin cấp lại tờ rời BHXH
Trường hợp nào người lao động được cấp lại tờ rơi BHXH?
Có 02 trường hợp người lao động được cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội:
- Trường hợp 1: Mất;
- Trường hợp 2: Hỏng.
Cơ quan nào sẽ thực hiện cấp lại tờ rơi BHXH?
Cá nhân; Đơn vị sử dụng lao động.
Thủ tục cấp lại tờ rơi BHX như thế nào?
- Nộp hồ sơ: Người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc.
- Thành phần hồ sơ: Tùy từng trường hợp mà hồ sơ đề nghị cấp lại sổ sẽ có sự khác nhau.
- Về thời gian giải quyết: Thời gian giải quyết: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp cấp lại sổ do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; mất, hỏng sổ; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc gộp sổ bảo hiểm xã hội. Có thể kéo dài thời hạn giải quyết thủ tục lên 45 ngày trong trường hợp cần xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc.
ACC sẽ giúp Quý khách hàng thực hiện mọi thủ tục. Khi có nhu cầu làm về đầu tư nước ngoài hay thành lập doanh nghiệp nước ngoài, hay vấn đề liên quan trong vấn đề này, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để nhận dịch vụ tốt nhất qua:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
✅ Xin cấp: | ⭕ lại BHYT đã mất |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận