Trong những giai đoạn kinh tế khó khăn, doanh nghiệp phải giải thể tăng lên nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn; đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ như Công ty TNHH 1 thành viên. Mặc dù, nhiều công ty đang đứng trước nguy cơ này nhưng vẫn chưa nắm được quy trình; thủ tục giải thể như thế nào. Bài viết cung cáp thông tin, dịch vụ giải thể công ty TNHH 1 thành viên năm 2023.
1. Công ty TNHH 1 thành viên
- Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên:
- Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên 1 thành viên là tổ chức có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ.
- Không được phát hành cổ phần để huy động vốn trong kinh doanh.
- Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp về mặt pháp lý cũng như trên thực tế theo trình tự; thủ tục giải thể doanh nghiệp và điều kiện do Luật Doanh nghiệp quy định.
2. Điều kiện giải thể Công ty TNHH 1 thành viên
Pháp luật quy định về việc giải thể Công ty TNHH 1 thành viên
Căn cứ theo luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp chỉ được tiến hành thực hiện thủ tục giải thể công ty TNHH 1 thành viên (có thể tự nguyện hoặc bắt buộc từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền) khi đảm bảo đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và không đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hay Trọng tài. Cũng theo luật Doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không bảo đảm việc thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, thì không được phép chấm dứt hoạt động theo hình thức giải thể doanh nghiệp, mà phải thực hiện theo thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Theo quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.
Trường hợp công ty không thanh toán đủ các khoản nợ
Một số vấn đề phát sinh thường gặp: Công ty dự kiến sẽ thanh toán hết nợ nên tiến hành thủ tục giải thể; nhưng sau khi tiến hành thanh lý; phân chia tài sản; thì mới thấy không đủ khả năng thanh toán hết nợ. Để tránh tình trạng phải chuyển từ thủ tục giải thể sang phá sản; trong trường hợp công ty không thanh toán đủ các khoản nợ; công ty hay các doanh nghiệp nên thỏa thuận với các chủ nợ có văn bản chấp nhận để được tiến hành giải thể doanh nghiệp. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Tại sao cần thuê luật sư để làm thủ tục giải thể công ty? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Dịch vụ giải thể công ty
3. Thủ tục giải thể Công ty TNHH 1 thành viên
Thành phần hồ sơ giải thể Công ty TNHH 1 thành viên
- Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp (Phụ lục II-24, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế; nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
- Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên về việc giải thể doanh nghiệp;
- Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có) hoặc giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên; doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
- Số lượng bộ hồ sơ: Để chắc chắn và tránh trường hợp xảy ra rủi ro, mất mát bạn nên chuẩn bị 02 (bộ).
Trình tự thực hiện
- Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp; Chủ sở hữu công ty trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc; quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh; cơ quan thuế; người lao động; đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia; phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ; người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Kèm theo phương án giải quyết nợ (nếu có)
- Người đại diện theo pháp luật gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp
- Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể mà không nhận được ý kiến về việc giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp; doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.
Cách thức thực hiện
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
- Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho Cơ quan Thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan Thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh.
4. Dịch vụ giải thể Công ty TNHH 1 thành viên của ACC có lợi ích gì?
- Khách hàng được tư vấn trọn vẹn tất cả các điều kiện pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí.
- Có tất cả các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp. Hỗ trợ trọn vẹn cho doanh nghiệp các giấy tờ hồ sơ.
- Đội ngũ luật sư cùng chuyên viên kế toán nhiều kinh nghiệm sẽ đảm bảo tính đúng đắn và an tâm cho khách hàng.
- Soạn hồ sơ và đại diện ủy quyền làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.
- Có hợp đồng cam kết trách nhiệm.
- Chi phí hợp lý và luôn được báo giá trọn gói. Không gây hiểu lầm và báo phí nhiều lần.
- Hồ sơ thủ tục khách hàng cung cấp đơn giản, dễ dàng.
5. Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng dịch vụ giải thể Công ty TNHH 1 thành viên
Chi phí dịch vụ giải thể Công ty TNHH 1 thành viên là bao nhiêu?
- ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Có hỗ trợ tư vấn và nhận hồ sơ tại nhà không?
- ACC luôn có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyện nghiệp hỗ trợ khách hàng. Khách hàng không phải đi lại và nhận giấy phép hồ sơ tại nhà.
Có đại diện theo ủy quyền làm việc với các cơ quan có thẩm quyền không?
- ACC luôn hướng đến sự tiện ích, lợi ích và nhu cầu của khách hàng. ACC có đội ngũ nhân viên đầy đủ kiến thức, trình độ để đảm nhận việc đại diện theo ủy quyền.
Thủ Tục Và Điều Kiện Giải Thể Công Ty TNHH 1 thành viên
Thủ Tục Giải Thể Công Ty TNHH 2 Thành Viên Trở Lên
Thủ Tục Giải Thể Chi Nhánh Công Ty TNHH Cập Nhật 2023.
Thủ Tục Phá Sản Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên
Thủ Tục Phá Sản Công Ty TNHH 1 Thành Viên Cập Nhật 2023
Thủ Tục Thay Đổi Tỷ Lệ Vốn Góp Công Ty TNHH
Thủ Tục Thay Đổi Tên Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên
Nội dung bài viết:
Bình luận