Thủ Tục & Điều Kiện Cấp Giấy Phép Kinh Doanh Cửa Hàng Sữa (Cập nhật 2024)

Ngày nay các cửa hàng kinh doanh được thành lập rất nhiều vì sự tiện lợi, không phải thực hiện nhiều thủ tục pháp lý rờm rà trong đó có kinh doanh cửa hàng sữa. Vì vậy, bài viết này cung cấp các quy định trong thủ tục và điều kiện cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng sữa mới nhất.

ACC là đơn vị chuyên cung cấp đầy đủ các quy định pháp luật trong thủ tục và điều kiện cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng sữa mới nhất. Mời bạn theo dõi chi tiết bài viết này.

Thủ Tục & Điều Kiện Cấp Giấy Phép Kinh Doanh Cửa Hàng Sữa
Thủ Tục & Điều Kiện Cấp Giấy Phép Kinh Doanh Cửa Hàng Sữa

1. Khái niệm giấy phép kinh doanh

  • Giấy phép kinh doanh: Giấy phép kinh doanh (GPKD) là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Quy định pháp luật về kinh doanh cửa hàng sữa

  • Mở cửa hàng kinh doanh sữa là hình thức đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Mở cửa hàng kinh doanh sữa phù hợp với các hình thức kinh doanh có quy mô nhỏ, việc kinh doanh được thực hiện tại một địa điểm cố định. Cửa hàng kinh doanh cá thể bị hạn chế về số lượng lao động cũng như địa điểm đăng ký kinh doanh.
  • Ưu điểm khi mở cửa hàng kinh doanh sữa:
    • Tránh được các thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục pháp lý rườm rà.
    • Quy mô, cơ cấu cửa hàng gọn nhẹ.
    • Phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
    • Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản.
    • Không phải khai thuế hằng tháng mà được áp dụng chế độ thuế khoán thuận tiện.
  • Nhược điểm khi mở cửa hàng kinh doanh sữa:
    • Không có tư cách pháp nhân.
    • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm duy nhất mà không được mở các đơn vị phụ thuộc khác như chi nhánh, văn phòng đại diện.
    • Sử dụng không quá 10 lao động, không có con dấu tròn pháp lý .
    • Không được bảo vệ thương hiệu.
    • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ cửa hàng kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh.
    • Không được sử dụng hóa đơn khấu trừ nên cửa hàng sữa sẽ không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn VAT.

3. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng sữa

  • Theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm, kinh doanh các loại sữa là loại hình kinh doanh có điều kiện. Cụ thể đó là điều kiện về an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh cửa hàng sữa phải đáp ứng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Nếu kinh doanh các sản phẩm sữa chế biến bao gói sẵn không yêu cầu bảo quản đặc biệt thì không cần giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 12 Nghị định 38/2012/NĐ-CP) .
  • Nếu là sữa chế biến yêu cầu bảo quản đặc biệt thì phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý và cấp.
  • Nếu là sản phẩm sữa bổ sung vi chất sinh dưỡng, sữa công thức thì phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và được quản lý bởi Bộ Y tế.

4. Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng sữa

Thành lập hộ kinh doanh cá thể

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Thành phần hồ sơ gồm:
    • Giấy đề nghị được đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Trình bày đầy đủ các nội dung liên quan như: ngành nghề đăng ký kinh doanh; tên, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh; tên hộ kinh doanh; địa chỉ mở cửa hàng; số vốn kinh doanh; Địa chỉ cư trú của đại diện hộ kinh doanh và chữ ký của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh.
    • Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hay thẻ căn cước công dân bản sao của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh, đại diện hộ kinh doanh cá thể hay các cá nhân thuộc hộ kinh doanh (bản sao công chứng hợp lệ).
    • Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một nhóm cá nhân thành lập.
    • Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (bản sao) hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục liên quan, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình cá thể thực hiện gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp Quận/Huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
  • Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ khi hồ sơ đảm bảo các điều kiện về Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm; Tên hộ kinh doanh phù hợp quy định; Nộp đủ lệ phí đăng ký.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh cá thể.
  • Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

 Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

  • * Sau khi đăng ký, xin giấy phép kinh doanh cần tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mới có thể đi vào kinh doanh. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn về sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Quy trình cấp:

  • Bước 1

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Bước 2
    • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
    • Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt  động của cơ sở.
  • Bước 3
    • Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (273 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo