Thủ tục tống đạt văn bản trong tố tụng hình sự

Thủ tục tống đạt trong tố tụng hình sự là trình tự, thủ tục bắt buộc thực hiện trong quá trình. Theo đó, bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin về quy định thủ tục tống đạt trong tố tụng hình sự.

Thu Tuc Tong Dat Trong To Tung Hinh Su

1. Tống đạt văn bản

1.1. Khái niệm

- Căn cứ Khoản 2, Điều 2, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP giải thích tống đạt được hiểu như sau:

“Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan”.

- Tống đạt được biểu hiện rõ nhất là trong quá trình tố tụng diễn ra, Tòa án hoặc Viện Kiểm sát, cơ quan điều tra…ban hành các văn bản tố tụng và cần phải gửi đến những người có liên quan, đương sự…để thông báo thông tin đến họ. Qúa trình văn bản được gửi đến những chủ thể đó chính là hoạt động tống đạt

- Do đó, tống đạt có vai trò quan trọng trong trong hoạt động tố tụng, bởi không chỉ giúp đảm bảo quá trình tố tụng được thực hiện đúng quy định, mà còn còn bảo đảm quyền và nghĩa vụ của đương sự, người liên quan khi tham gia tố tụng.

1.2. Các hình thức tống đạt

Hiện nay, các hình thức tống đạt được pháp luật quy định dưới 02 hình thức dựa theo chủ thể ban hành dưới đây:

  • Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự

- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân diễn ra trong các hoạt động sau: 

+ Giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự trong vụ án hình sự.

+ Khiếu nại, tố cáo.

- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở theo hợp đồng dịch vụ tống đạt được ký kết giữa Văn phòng Thừa phát lại với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự.

  • Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài

- Hình thức tống đạt này có sự đặc biệt hơn khi chỉ có những Văn phòng Thừa phát lại đã được Bộ Tư pháp lựa chọn thì mới có thể thực hiện.

- Việc tống đạt loại văn bản, giấy tờ trong hình thức này được thực hiện trong phạm vi Tòa quốc thay vì địa bàn hẹp hơn về phạm vi hành chính như hình thức trên.

2. Thủ tục tống đạt văn bản trong tố tụng hình sự

Người thực hiện việc cấp, giao, chuyển văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyển giao cho người được nhận. Người nhận phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận.

Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng vắng mặt thì văn bản tố tụng có thể được giao cho người thân thích của họ có đủ năng lực hành vi dân sự ký nhận và yêu cầu người này cam kết giao lại ngay cho người được nhận. Ngày ký nhận của người thân thích là ngày được cấp, giao văn bản tố tụng.

Trường hợp không thể giao cho người được nhận văn bản tố tụng quy định tại khoản này thì có thể chuyển giao văn bản đó cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập để giao lại cho người được nhận. Cơ quan, tổ chức phải thông báo ngay kết quả việc cấp, giao, gửi văn bản tố tụng cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã yêu cầu. Ngày ký nhận của cơ quan, tổ chức là ngày được cấp, giao văn bản tố tụng.

Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng vắng mặt hoặc không rõ địa chỉ thì người thực hiện việc cấp, giao phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, giao, có xác nhận của đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú, làm việc, học tập.

Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng từ chối nhận văn bản tố tụng thì người thực hiện việc cấp, giao phải lập biên bản về việc từ chối và có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

Trường hợp người được cấp, giao văn bản tố tụng là cơ quan, tổ chức thì văn bản tố tụng được giao trực tiếp cho người đại diện của cơ quan, tổ chức đó và phải được người này ký nhận. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận.

3. Trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng

- Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng cho người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật này.

- Người được giao trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng nhưng không thực hiện, thực hiện không đầy đủ theo quy định của Bộ luật này thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Trên đây, Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã chia sẻ một số thông tin về thủ tục tống đạt trong tố tụng hình sự. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì thêm về các vấn đề liên quan hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo