Khi một người mất đi và để lại tài sản của mình, phần tài sản đó sẽ được coi như trở thành di sản của họ và sẽ được truyền lại cho những người thừa kế theo quy định pháp luật. Trong đó, khi tiến hành việc thừa kế lại di sản, những người thừa kế cần tiến hành thủ tục mở thừa kế theo quy định của pháp luật. Vậy, thủ tục mở thừa kế được tiến hành như thế nào? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời chính xác và rõ ràng nhất.

1. Khái niệm về người thừa kế
Căn cứ theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Trong đó, với trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
2. Phân loại người thừa kế
Hiện nay, theo quy định pháp luật, người thừa kế được chia làm 2 loại bao gồm:
2.1 Người thừa kế theo di chúc
Khi người để lại di sản mất đi và có để lại di chúc, những chủ thể được người để lại di sản chỉ định sẽ là người được hưởng di sản được gọi là người thừa kế theo di chúc. Trong đó, những người này sẽ được hưởng phần di sản theo đúng nội dung trong di chúc mà người để lại di sản đã chỉ định
2.2 Người thừa kế theo pháp luật
Bên cạnh trường hợp thừa kế theo di chúc, trong trường hợp việc thừa kế được tiến hành theo pháp luật, việc xác định người thừa kế sẽ được căn cứ theo hàng thừa kế bao gồm:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Các bước sang tên sổ đỏ được quy định ra sao? Thời gian sang tên sổ đỏ là bao lâu? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Hướng dẫn sang tên sổ đỏ
2.3 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Bên cạnh 2 trường hợp là người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật, vẫn còn một trường hợp thứ 3 đó chính là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Trong đó, bao gồm:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Những chủ thể này sẽ trở thành những người được hưởng thừa kế không theo di chúc một cách hợp pháp nếu họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật
Nhằm tìm hiểu rõ hơn đối với quy định pháp luật về thừa kế không theo di chúc, vui lòng tìm hiểu tại đây
3. Thủ tục mở thừa kế
3.1 Thời điểm tiến hành mở thừa kế
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Dân sự 2015
3.2 Địa điểm mở thừa kế
Địa điểm để tiến hành thủ tục mở thừa kế chính là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
3.3 Thủ tục mở thừa kế
Sau khi đã xác định rõ thời điểm và địa điểm mở thừa kế, người thừa kế sẽ tiến hành thủ tục mở thừa kế theo các bước sau:
Bước 1: Khai nhận di sản thừa kế
Khi tiến hành thủ tục này, người thừa kế cần chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ sau:
- Di chúc hợp pháp của người có di sản thừa kế để lại (Đối với trường hợp thừa kế theo di chúc).
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.
- Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ gia đình, huyết thống.
- Các tài liệu chứng minh di sản khai nhận là có thật và thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người đã chết.
Sau đó, người thừa kế sẽ đến Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng để tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo quy định pháp luật
Bước 2: Niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế
Sau khi đã thực hiện bước 1, tổ chức hành nghề công chứng mà người thừa kế lựa chọn sẽ tiến hành việc niêm yết văn bản khai nhận di sản tại UBND cấp xã trong thời hạn là 15 ngày
Bước 3: Ký kết văn bản khai nhận thừa kế
Sau khi đã hết thời hạn niêm yết là 15 ngày, nếu không có bất cứ khiếu nại, tố cáo nào, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành ký kết, công chứng vào văn bản khai nhận di sản thừa kế
Bước 4: Thực hiện việc xác lập quyền sở hữu đối với di sản
Sau khi đã hoàn thành việc khai nhận di sản thừa kế, trong trường hợp di sản là các bất động sản, tài sản phải đăng ký như: đất đai, nhà cửa, ô tô,… người thừa kế cần tiến hành đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với số tài sản này theo quy định của pháp luật
Từ đó, có thể thấy, thủ tục mở thừa kế là một thủ tục vô cùng quan trọng, người thừa kế nếu muốn được hưởng phần di sản của mình theo quy định của pháp luật bắt buộc phải thông qua thủ tục này.
Trong quá trình thực hiện các trình tự, thủ tục nếu gặp phải vướng mắc hay khó khăn gì, hãy liên hệ ACC theo thông tin sau để nhận được sự tư vấn cũng như sự hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ luật sư của chúng tôi:
- Tư vấn: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Văn phòng: 028.77700888
- Mail: [email protected]
Công ty Luật ACC – Với hệ thống văn phòng luật chuyên nghiệp toàn quốc và đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp
Nội dung bài viết:
Bình luận