Thừa kế không theo di chúc là gì cập nhật năm 2024?

Ngoài quy định về thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật thì để bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của những người yếu thế, mất khả năng lao động. Tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rõ quyền được hưởng thừa kế của các đối tượng thụ hưởng thừa kế không theo di chúc. Vậy thừa kế không theo di chúc là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image-94
Thừa kế không theo di chúc là gì

1. Người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Người lập di chúc có quyền chỉ định những người được hưởng di sản thừa kế theo bản di chúc được thành lập dựa trên ý chí nguyện vọng của mình. Nhưng pháp luật vẫn quy định những trường hợp ngoại lệ đối với người thừa kế theo di chúc. Vậy, người thừa kế không theo di chúc, không phụ thuộc vào nội dung di chúc là ai?

+ Di chúc hợp pháp;

+ Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất;

+ Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc;

+ Thủ tục chia di sản thừa kế;

2. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Điều 644 Bộ luật Dân sự có quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

Pháp luật thừa kế Việt Nam cho phép cá nhân người lập di chúc có quyền tự do, tự nguyện, tự định đoạt trong việc lập di chúc để lại tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bất kỳ ai được hưởng sau khi người lập di chúc chết. Tuy nhiên, pháp luật thừa kế Việt Nam cũng có những quy định hạn chế đối với quyền tự định đoạt của người lập di chúc trong trường hợp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của những người là cha, mẹ, vợ, chồng, các con dưới 18 tuổi của người lập di chúc và các con tuy đã trưởng thành mà không có khả năng lao động của người để lại di sản. Theo quy định này thì, mặc dù không được di chúc chia phần di sản để lại nhưng những người thân thích của người để lại di sản theo quy định nêu trên vẫn được pháp luật bảo đảm quyền lợi của mình trong việc thụ hưởng phần tài sản của người lập di chúc để lại.

3. Xác định hai phần ba của một suất thừa kế liên quan đến di tặng

Về di tặng được quy định tại Điều 646 BLDS năm 2015:

“1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.

2. Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

3. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này”.

Việc xác định phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật được xác định theo nguyên tắc lấy tổng di sản là phần di sản còn lại để chia thừa kế sau khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại theo thứ tự ưu tiên thanh toán được quy định tại Điều 658 BLDS năm 2015 gồm: Mai táng phí cho người đó; các khoản cấp dưỡng còn thiếu; các khoản bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác; các khoản nợ của nhà nước, của các chủ thể khác; chi phí quản lý, bảo quản di sản… Phần di sản còn lại được hiểu là di sản để chia thừa kế và là phần di sản để đem chia cho những người thừa kế tại hàng thừa kế thứ nhất có quyền hưởng, được bao nhiêu nhân với hai phần ba của suất đó và người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được hưởng.  

Như vậy, việc xác định hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, để bảo vệ quyền thừa kế của các con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng và con thành niên của người để lại di sản theo di chúc mà không có khả năng lao động trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, thì mỗi người trong số họ vẫn được hưởng phần tối thiểu bằng hai phần ba suất thừa kế chia theo pháp luật theo quy định tại Điều 644 BLDS năm 2015.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi thừa kế không theo di chúc là gì mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (766 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo