Thủ Tục Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Đặc Sản Các Vùng Miền 2024

Việc mở một cửa hàng kinh doanh đặc sản vùng miền thực ra không hề khó khăn, nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí đối với những người chưa nắm rõ các thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đặc sản vùng miền cũng như không có kinh nghiệm mở cửa hàng trước đó. Để hỗ trợ khách hàng sớm có thể mở cửa hàng và ổn định kinh doanh, ACC xin cung cấp Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đặc sản các vùng miền như sau.

Thủ Tục Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Đặc Sản Các Vùng Miền
Thủ Tục Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Đặc Sản Các Vùng Miền

 Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đặc sản các vùng miền

Mở cửa hàng bán đặc sản các vùng miền - kinh nghiệm mở cửa hàng bán đặc sản - mở cửa hàng đặc sản vùng miền - mở cửa hàng kinh doanh đặc sản vùng miền

Để mở một cửa hàng kinh doanh các loại đặc sản không hề khó, tuy nhiên sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí đối với những người chưa nắm rõ các thủ tục và chưa có kinh nghiệm thực hiện. Để hỗ trợ khách hàng sớm có thể mở cửa hàng và ổn định kinh doanh, ACC xin cung cấp Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đặc sản các vùng miền.

Đặc sản các vùng miền là sản phẩm phổ biến và được nhiều người lựa chọn để kinh doanh, bởi nó đáp ứng nhu cầu ăn uống của khá nhiều khách hàng, trong đó có cả học sinh, sinh viên, dân văn phòng hay các gia đình.

Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đặc sản các vùng miền không khó thực hiện, tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu và thực hiện thủ tục một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Thông thường, chủ kinh doanh thường lựa chọn sử dụng dịch vụ pháp lý do ACC cung cấp để đạt kết quả nhanh nhất, tiết kiệm cả về thời gian và chi phí thực hiện. Để khách hàng hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện của ACC, ACC xin giới thiệu.

Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đặc sản các vùng miền.

Cửa hàng kinh doanh đặc sản các vùng miền là cơ sở kinh doanh thực phẩm, do vậy, để mở cửa hàng thì cần phải thực hiện hai thủ tục sau:

  • Thứ nhất, đăng ký kinh doanh với ngành nghề bán buôn thực phẩm.
  • Thứ hai, xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

1. Kinh doanh đặc sản các vùng miền là gì?

Đặc sản có thể được hiểu là những sản phẩm, sản vật, hàng hóa (thường là nông sản) có xuất xứ và mang dấu ấn riêng biệt, đặc trưng của vùng miền, địa phương

Kinh doanh đặc sản các vùng miền có thể hiểu đơn giản là việc một người buôn bán sản phẩm, nông sản, hàng hóa… mang tính đặc trưng, tiêu biểu của một tỉnh, một vùng miền ở nơi khác với tỉnh, vùng miền có chứa đặc sản do không thể sản xuất được hoặc chất lượng không bằng nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức những sản phẩm mà bình thường con người không được thưởng thức như khi đi du lịch, tham quan. 

2. Các hình thức kinh doanh cửa hàng bán đặc sản vùng miền

Để mở cửa hàng, chủ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh dưới một trong hai hình thức là Hộ gia đình hoặc Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Tùy theo vốn kinh doanh, quy mô kinh doanh và số lượng lao động mà chủ kinh doanh có thể lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp. ACC xin được phép gợi ý như sau:

  • Trường hợp chỉ mở một cửa hàng, với số vốn và quy mô nhỏ, có dưới 10 lao động: Khách hàng nên lựa chọn hình thức Hộ gia đình.
  • Trường hợp mở từ 2 cửa hàng trở lên, vốn và quy mô lớn, có trên 10 lao động: Khách hàng phải đăng ký hình thức Doanh nghiệp.

3. Thủ tục đăng ký mở cửa hàng kinh doanh đặc sản các vùng miền

3.1. Hồ sơ mở cửa hàng kinh doanh đặc sản vùng miền

  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh dưới hình thức kinh doanh Hộ gia đình: Hồ sơ 01 bộ, gồm:
  • Giấy đăng ký kinh doanh cá thể với ngành nghề kinh doanh là sôcôla, cacao, mứt kẹo.
  • Hợp đồng thuê cửa hàng, địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nếu không thuê cửa hàng.
  • Bản sao Căn cước công dân hoặc bản sao chứng minh thư nhân dân, bản sao hộ chiếu. 

 

  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh dưới hình thức kinh doanh Doanh nghiệp: Hồ sơ 01 bộ, gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định với ngành nghề kinh doanh Socola, cacao, mứt kẹo.
  • Danh sách thành viên đối với công ty hợp danh, công ty TNHH; danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc tổ chức của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên, cổ đông sáng lập.
  • Điều lệ công ty.

3.2. Trình tự đăng ký mở cửa hàng kinh doanh đặc sản vùng miền

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ gồm 1 bộ, bao gồm:

  • Giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể với ngành nghề kinh doanh là Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo (mã ngành nghề: 1073).
  • Hợp đồng thuê cửa hàng, địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nếu bạn không thuê cửa hàng.
  • Thẻ căn cước công dân bản sao, hộ chiếu bản sao hoặc chứng minh thư nhân dân bản sao có công chứng.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ đăng ký kinh doanh được nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Thông thường sẽ là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc UBND huyện.

Sau 05 ngày làm việc, chủ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh đúng lịch hẹn để nhận kết quả đăng ký kinh doanh – Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

Nếu sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ mà không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cũng như không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì chủ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Nhận kết quả

4. Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh đặc sản vùng miền

Kinh doanh đặc sản vùng miền ngày càng phát triển và mang lại thu nhập lớn cho các chủ cửa hàng. Sây đây, ACC xin giới thiệu một số kinh nghiệm kinh doanh đặc sản vùng miền giúp bạn kinh doanh hiệu quả và gặt hái thành công trong kinh doanh.

  • Lựa chọn đặc sản vùng miền cần kinh doanh: nên chú trọng đến việc chọn các sản phẩm độc, mới lạ, hấp dẫn sự tò mò của khách hàng. Tránh không nên chọn các loại đặc sản vùng miền quá phổ biến để kinh doanh bởi các sản phẩm đó quá quen thuộc không khó để mua, được bày bán nhiều nơi.
  • Xác định nguồn vốn kinh doanh phù hợp: Tiềm lực tài chính lớn bao nhiêu thì kinh doanh càng thuận lợi bấy nhiêu đồng thời có thêm nhiều lựa chọn hơn khi kinh doanh. Còn kinh doanh đặc sản vùng miền với số vốn ít thì bạn nên chú ý hơn đến việc quay vòng vốn, lựa chọn các dòng sản phẩm giá rẻ phục vụ số đông mọi người, đặc biệt là các đối tượng có nhu cầu cao như học sinh, sinh viên hay dân văn phòng.
  • Tìm kiếm nguồn hàng đặc sản vùng miền: Cần phải tìm kiếm được nguồn hàng kinh doanh uy tín. Nếu kinh doanh đặc sản quê hương thì đảm bảo hơn vì có thể nhờ sự giúp đỡ của người thân để chọn được sản phẩm uy tín, chất lượng. Còn kinh doanh các mặt hàng đặc sản của tỉnh, vùng miền khác thì cần lưu ý kiểm tra cẩn thận trước khi nhập hàng do bản thân không nắm bắt được đầy đủ thông tin, nguồn gốc sản phẩm nên dễ lựa chọn những sản phẩm có vấn đề về đảm bảo an toàn thực phẩm. Do vậy, một công việc quan trọng đó chính là phải tìm được mối cung hàng uy tín, chất lượng đảm bảo, luôn có hàng mới, khi bạn nhập về bán không lo bị tồn hàng vì các mặt hàng ăn uống thường có hạn sử dụng không dài, không để được lâu.
  • Xúc tiến quảng cáo tiếp thị sản phẩm đến khách hàng: ngoài việc quảng cáo truyền thống như in tờ rơi, dự các hội chợ, triển lãm thương mại… thì việc quảng cáo trên các trang mạng xã hội cũng đem lại hiệu quả tương đối lớn, độ nhận biết cao.

5. Dịch vụ mở cửa hàng kinh doanh đặc sản vùng miền của ACC

5.1. Dịch vụ mở cửa hàng kinh doanh đặc sản vùng miền của ACC có lợi ích gì?

Với mong muốn đem lại sự thuận lợi, hỗ trợ các nhà kinh doanh khi có nhu cầu mở cửa hàng kinh doanh đặc sản vùng miền mà ACC đã cung cấp dịch vụ mở cửa hàng kinh doanh đặc sản vùng miền để đáp ứng khách hàng. Dịch vụ mở cửa hàng của ACC thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ một cách đầy đủ cũng như việc thực hiện các thủ tục xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhanh chóng, uy tín, chất lượng với mức chi phí thấp. Ngoài ra dịch vụ của ACC còn thực hiện việc tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm cho các doanh nhân trước khi mở cửa hàng kinh doanh đặc sản nhằm giúp khách hàng có thêm nhiều thông tin cũng như kinh nghiệm để kinh doanh được dễ dàng, nhanh chóng hơn, tránh được những rủi ro đáng tiếc. 

5.2. Quy trình mở cửa hàng kinh doanh đặc sản vùng miền của ACC

Bước 1: Lựa chọn loại đặc sản kinh doanh

Bạn nên tìm kiếm những đặc sản phù hợp, các sản phẩm có nhu cầu tiêu dùng cao, dễ bảo quản và giá cả hợp lý.

Bước 2: Tìm kiếm nguồn cung cấp

Bạn nên đến tận địa phương vùng miền đó tìm và thử các sản phẩm mà mình muốn kinh doanh, đảm bảo chọn cho mình nguồn hàng đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý. Bạn cũng đừng quên thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp này nhé!

Bước 3: Xác định quy mô kinh doanh

– Quy mô nhỏ: đặc sản của một địa phương, hay nhóm sản phẩm nào đó.

– Quy mô lớn: các đặc sản của tất cả các vùng miền.

Với quy mô mở cửa hàng kinh doanh đặc sản lớn nhỏ khác nhau đòi hỏi vốn kinh doanh khác nhau cũng như cần có các chiến lược phù hợp, đảm bảo hiệu quả nhất.

Bước 4: Xây dựng nguồn lực hợp lý và đầy đủ

Tùy vào quy mô cửa hàng kinh doanh đặc sản mà bạn cần nguồn lực hợp lý, đảm bảo các công việc liên quan đến kinh doanh được thực hiện đầy đủ và hiệu quả.

Bước 5: Thực hiện các chiến lược quảng bá và xúc tiến sản phẩm

Nếu còn có sự thắc mắc về thủ tục cũng như quy trình mở cửa hàng kinh doanh đặc sản vùng miền, các bạn có thể liên hệ và sử dụng Dịch vụ mở cửa hàng kinh doanh đặc sản vùng miền của ACC để có thể được tư vấn một cách nhanh chóng, dễ dàng, uy tín và chi phí thấp. Dịch vụ của ACC mong muốn được phục vụ, hỗ trợ khách hàng tốt nhất. 

Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (663 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo