Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của một công ty, đặt tại cùng tỉnh hoặc khác tỉnh nơi công ty chủ quản đặt trụ sở chính có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của công ty chủ quản. Nhưng nếu các đơn vị phụ thuộc này hoạt động không hiệu quả thì doanh nghiệp thường quyết định chấm dứt hoạt động chúng. Vậy khi giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh cần những thủ tục gì?
1. Thực hiện khóa mã số thuế nộp bên cơ quan thuế
- Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (mẫu số 24/ĐK-TCT trong Thông tư 95/2016/TT-BTC)
- Quyết định giải thể chi nhánh.
- Biên bản họp về việc giải thể chi nhánh ( công ty TNHH 2 thành viên, hợp danh hoặc cổ phần )
- Văn bản xác nhận không còn nợ thuế của Tổng cục hải quan
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế ( nếu có).
- Nơi nộp hồ sơ: Chi cục thuế cấp quận, huyện thuộc tỉnh của chi nhánh hạch toán. Vì là chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh nên cơ quan giải quyết sẽ thuộc tỉnh nơi công ty đặt trụ sở.
- Thời gian giải quyết hồ sơ: Sau 5 – 10 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ kiểm tra sổ sách kế toán, tình hình báo cáo nộp tờ khai, đóng thuế của chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh doanh nghiệp để tiến hành thủ tục khóa mã số thuế chi nhánh.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty và giám đốc chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chi nhánh.
- Công ty có chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh bị giải thể phải chịu tránh nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán những khoản nợ theo quy định của pháp luật.
Cần lưu ý những gì khi làm giải thể doanh nghiệp, mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết: Thủ tục giải thể doanh nghiệp
2. Hồ sơ trả dấu cho bên công an
- Việc này được thực hiện nếu chi nhánh thành lập trước ngày 01/07/2015 và có khắc dấu chi nhánh thì cần phải thực hiện hồ sơ trả dấu cho bên công an. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản xin hoàn trả con dấu
- Quyết định giải thể chi nhánh
- Giấy đăng ký mẫu dấu do công an cấp (bản gốc)
- Con dấu
- Với trường hợp chi nhánh không sử dụng con dấu thì hồ sơ sẽ đơn giản hơn:
- Quyết định giải thể chi nhánh
- Văn bản xin xác nhận chi nhánh không có sử dụng con dấu
Xem thêm: Giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc
3. Hồ sơ trả giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
Hồ sơ trả giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Chi nhánh/VPĐD
- Biên bản họp và Quyết định của Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Hội đồng quản trị (nếu là công ty Cổ phần), chủ sở hữu công ty (nếu là công ty TNHH 1 thành viên) về việc giải thể hoạt động Chi nhánh/VPĐD của doanh nghiệp hoặc Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
- Biên bản thanh lý tài sản của chi nhánh
- Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
- Giấy xác nhận của cơ quan Công an về việc hủy con dấu hoặc văn bản xác nhận chưa khắc dấu chi nhánh (đối với trường hợp chưa khắc dấu)
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh.
Cơ quan thực hiện: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục giải thể Chi nhánh công ty: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi chi nhánh đặt trụ sở.
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ các hồ sơ về việc giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan quản lý đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ ra thông báo giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh và xóa dữ liệu của chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Tài sản cố định là tư liệu sản xuất dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, thanh lý tài sản cố định là gì cùng các vấn đề pháp lý có liên quan là gì? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết: Thanh lý tài sản cố định
4. Quy trình thực hiện thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh
Bước 1: Đăng bố cáo thông tin giải thể chi nhánh trên Cổng thông tin quốc gia.
Bước 2: Xác nhận không có nợ thuế xuất nhập khẩu ở Tổng cục hải quan (nếu có đăng ký xuất nhập khẩu )
Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể - khóa mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý chi nhánh.
Bước 4: Hoàn tất nghĩa vụ thuế của chi nhánh.
Bước 5: Trả con dấu chi nhánh hoặc xác nhận không sử dụng dấu ở cơ quan công an.
Bước 6: Trả Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Xem thêm: Hồ sơ xin giải thể chi nhánh phụ thuộc (Cập nhật năm 2024)
5. Câu hỏi thường gặp
Có cần phải làm thủ tục giải thể khi muốn đóng cửa chi nhánh hạch toán phụ thuộc không?
Có. Đóng cửa chi nhánh hạch toán phụ thuộc yêu cầu thực hiện thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật.
Có cần thông báo với Sở Kế hoạch và Đầu tư khi giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc không?
Có. Phải thông báo với Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc giải thể chi nhánh.
Có cần phải quyết toán thuế trước khi giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc không?
Có. Chi nhánh phải thực hiện quyết toán thuế và hoàn tất các nghĩa vụ tài chính trước khi giải thể.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Thủ Tục Giải Thể Chi Nhánh Hạch Toán Phụ Thuộc Cùng Tỉnh. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận