Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế (Cập nhật 2024)

Khi những người thừa kế phân chia di sản luôn khó tránh khỏi những tranh chấp do có sự hiểu lầm về quy định của pháp luật hoặc hiểu sai nội dung di chúc. Vậy, nếu những người thừa kế không tự hòa giải được mà phải thông qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế sẽ được giải quyết như thế nào. ACC xin gửi tới các bạn một số quy định liên quan tới vấn đề này.

Căn cứ pháp lý:

Bộ Luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13

Luật đất đai số 45/2013/QH13

a23
Tranh chấp thừa kế

1. Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải

Đối với các tranh chấp về thừa kế, về đất đai Nhà nước khuyến khích các cá nhân cùng các bên liên quan tự hòa giải và thống nhất với nhau hoặc thông qua hòa giải cơ sở. Trong trường hợp các bên không tự hòa giải được thì sẽ thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã/phường để hòa giải. Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định về việc hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

  • Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
  • Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Nếu các bên vẫn không hòa giải được tại cơ sở hoặc hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường thì có thể gửi đơn yêu cầu làm thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hoặc pháp luật về đất đai.

Xem chi tiết mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại đây

2. Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc đúng quy định. Thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp thừa kế thuộc một trong các chủ thể sau:

  • Tranh chấp thừa kế liên quan đến bất động sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản
  • Tranh chấp thừa kế không liên quan đến bất động sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bị đơn cư trú (trừ trường hợp tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài)
  • Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân các cấp (trong trường hợp tranh chấp khi di sản được niêm yết tại phòng công chứng)

Nếu các đương sự không tự hòa giải được thì có thể làm thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế tại Tòa án với hồ sơ như sau

Hồ sơ giải quyết tranh chấp

  • Đơn khởi kiện
  • Bản sao căn cước công dân
  • Bản sao sổ hộ khẩu
  • Bản sao giấy đăng kí kết hôn
  • Bản sao di chúc (nếu có)
  • Các chứng cứ liên quan chứng minh yêu cầu khởi kiện là hợp pháp

Các bên khởi kiện có thể nộp trực tiếp những giấy tờ trên cho Tòa án hoặc gửi thông qua bưu điện

Trình tự giải quyết tranh chấp

Trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế sẽ được giải quyết như sau:

  1. Nguyên đơn nộp hồ sơ cho Tòa án và nộp ấn phí tạm ứng
  2. Tòa ấn xem xét và thụ lý đơn kiện
  3. Tòa chuẩn bị và xét xử sơ thẩm
  4. Các bên kháng cáo và xét xử phúc thẩm
  5. Thi hành bản án

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc giải quyết thông qua thủ tục tại Tòa án sẽ mất rất nhiều thời gian hơn và công sức hơn so với hòa giải tại cơ sở hoặc gia đình tự thống nhất hòa giải

Như vậy, để tránh rủi ro đối với quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì chúng ta cần phải nắm được quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế, với những thông tin mà chúng tôi đưa ra hy vọng rằng có thể giúp các bạn trong quá trình nghiên cứu về pháp luật. Nếu cần hỗ trợ trực tiếp hoặc cần sự tư vấn từ luật sư, hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1122 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo