Giấy chứng nhận đủ điều kiện được điều chỉnh trong trường hợp: Thay đổi về đăng ký kinh doanh; thay đổi địa điểm trụ sở chính; thay đổi thông tin liên quan đến thương nhân đăng ký. Vậy thực hiện thủ tục điều chỉnh như thế nào? ACC xin trả lời thông qua bài viết Thủ tục điều chỉnh GCN trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải.

Thủ Tục Điều Chỉnh GCN Trạm Nạp LPG Vào Phương Tiện Vận Tải
1. Trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải là gì?
Trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải là trạm nạp khí sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng để nạp khí LPG vào phương tiện vận tải.
LPG là viết tắt của cụm từ Liquefied Petroleum Gas – khí dầu mỏ hóa lỏng. Khí dầu mỏ hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là propan (công thức hóa học C3H8) hoặc butan (công thức hóa học C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này, tên tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas (viết tắt là LPG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thể khí và khí được nén đến một áp suất hoặc làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng.
2. Điều kiện đối với trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải
Trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải là cơ sở kinh doanh khí LPG. Do vậy, trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải phải đáp ứng các điều kiện an toàn đối với cơ sở kinh doanh khí LPG.
Cụ thể:
Quy định chung về đảm bảo an toàn
- Phải được thiết kế, chế tạo, lắp đặt và xây dựng theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định pháp luật liên quan.
- Phải có đầy đủ quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố và quy định về an toàn được lãnh đạo cơ sở phê duyệt.
- Các máy, thiết bị của trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải phải được thường xuyên kiểm tra, định kỳ kiểm định kỹ thuật an toàn theo quy định.
- Mặt bằng của trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải phải đảm bảo:
- Cho các phương tiện chữa cháy dễ dàng tiếp cận;
- Thông thoáng và thuận tiện cho việc phát tán LPG khi bị rò rỉ, không để LPG ứ đọng và tích tụ;
- Ngăn ngừa việc tiếp cận của người không có thẩm quyền.
- Những người có liên quan đến việc quản lý, vận hành thiết bị, bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển của trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải phải được đào tạo, huấn luyện về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ và được cấp giấy chứng nhận theo quy định.
Quy định về khoảng cách an toàn
- Cơ sở kinh doanh LPG phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa thiết bị, công trình đến hàng rào ranh giới của cơ sở hoặc những nơi cần bảo vệ.
- Trong phạm vi khoảng cách an toàn của cơ sở kinh doanh LPG, nghiêm cấm các hoạt động có nguy cơ gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự an toàn.
Quy định về phòng cháy chữa cháy
Trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải
- Có đầy đủ phương án phòng cháy chữa cháy.
- Có hệ thống cảnh báo cháy, các thiết bị chữa cháy đảm bảo yêu cầu và phù hợp với vật liệu gây cháy trong cơ sở.
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định.
- Đặt các biển báo như: “Cấm lửa”, “Cấm hút thuốc”, “Không có nhiệm vụ miễn vào”, “Nội quy phòng cháy chữa cháy”, tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy và các biển báo khác theo quy định. Các biển báo phải được viết bằng tiếng Việt, chữ in hoa, dễ đọc và đặt ở vị trí dễ thấy. Kích thước của các chữ cái trên biển báo phải có chiều cao tối thiểu 120 mm.
- Có biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa các nguồn gây cháy.
- Nối đất các thiết bị và công trình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định kỳ kiểm tra theo quy định.
3. Điều chỉnh GCN trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải khi nào?
Thương nhân có trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải trong các trường hợp sau:
- Thay đổi về đăng ký kinh doanh;
- Thay đổi địa điểm trụ sở chính;
- Thay đổi thông tin liên quan đến thương nhân đăng ký.
4. Thủ tục điều chỉnh GCN trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải
4.1 Hồ sơ điều chỉnh GCN trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải
Thương nhân chuẩn bị hồ sơ đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải như sau:
- Giấy đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận theo Mẫu số 12 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 87/2018/NĐ-CP.
- Giấy tờ, tài liệu liên quan chứng minh nội dung thay đổi.
4.2 Trình tự thủ tục điều chỉnh GCN trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải
Trình tự thủ tục điều chỉnh gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Công Thương có thẩm quyền quản lý.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn Doanh nghiệp bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 07 (bảy ngày) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện.
Bước 4: Doanh nghiệp căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Công Thương.
Thương nhân cần lưu ý rằng, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không thay đổi.
5. Câu Hỏi Thường Gặp
5.1 Giấy chứng nhận trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải là gì?
Giấy chứng nhận (GCN) trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, xác nhận rằng trạm nạp LPG đáp ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật và pháp lý để hoạt động nạp khí LPG vào các phương tiện vận tải.
5.2 Thời gian xử lý hồ sơ điều chỉnh GCN trạm nạp LPG là bao lâu?
Thời gian xử lý hồ sơ điều chỉnh GCN có thể dao động từ 10 đến 30 ngày làm việc, tùy thuộc vào quy định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền và tính chất phức tạp của hồ sơ.
5.3 Các yêu cầu an toàn nào cần tuân thủ khi điều chỉnh GCN trạm nạp LPG?
Trạm nạp LPG cần tuân thủ các yêu cầu an toàn sau:
- Đảm bảo hệ thống phòng cháy chữa cháy hoạt động tốt và có giấy chứng nhận về PCCC.
- Đảm bảo các thiết bị nạp LPG đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định.
- Đào tạo nhân viên vận hành về an toàn và xử lý sự cố.
5.4 Có cần kiểm tra thực tế trạm nạp LPG sau khi điều chỉnh GCN không?
Cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành kiểm tra thực tế trạm nạp LPG sau khi điều chỉnh GCN để đảm bảo các điều kiện an toàn và kỹ thuật được đáp ứng đầy đủ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Thủ tục điều chỉnh GCN trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải do ACC cung cấp. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn trong mọi vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… Hãy liên hệ với ACC để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm.
Nội dung bài viết:
Bình luận