Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể cần thay đổi tên để phù hợp hơn với chiến lược kinh doanh và thương hiệu. Thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp là một quy trình pháp lý quan trọng, yêu cầu sự tuân thủ đúng các quy định hiện hành. ACC sẽ hướng dẫn chi tiết về Chi tiết thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp cách hiệu quả và nhanh chóng.
Chi tiết thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp
1. Trường hợp nào cần thay đổi tên doanh nghiệp?
Căn cứ theo khoản 2, điều 19, Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định :
" Điều 19. Xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
2. Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp."
Căn cứ vào Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp như sau:
" Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc."
Theo đó, Khi doanh nghiệp vi phạm trong các trường hợp trên thì doanh nghiệp cần phải đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp.
2. Hồ sơ thay đổi tên công ty, doanh nghiệp
Căn cứ khoản 1 Điều 48 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đổi tên công ty như sau:
“ Điều 48. Đăng ký đổi tên doanh nghiệp
1. Trường hợp đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc đổi tên doanh nghiệp.”
Như vậy, để thực hiện thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp cần nộp các hồ sơ như sau:
Thông báo thay đổi tên doanh nghiệp;
- Biên bản họp công ty về việc thay đổi tên doanh nghiệp (yêu cầu đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên).
- Quyết định thay đổi tên công ty.
- Giấy giới thiệu, giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp
Căn cứ vào Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp cho từng loại hình doanh nghiệp. Các bước về thủ tục thay đổi tên công ty như sau:
Bước 1: Kiểm tra khả năng đăng ký được của tên công ty sau khi thay đổi
Có thể kiểm tra xem tên công ty dự định thay đổi có phù hợp với quy định của pháp luật hoặc có bị trùng hoặc bị gây nhầm lẫn với tên của những công ty đã đăng ký trước đó không theo Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi tên công ty
Theo quy định Điều 48 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì trường hợp đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận kết quả thay đổi tên công ty
Theo Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính bằng cách nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua mạng trên trang https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu tên doanh nghiệp đăng ký thay đổi không trái với quy định về đặt tên doanh nghiệp.
>> Tham khảo thêm thông tin tại Thủ tục thay đổi tên công ty mới nhất
4. Thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp có mất phí không?
BIỂU PHÍ, LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Stt |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Mức thu |
1 |
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) |
Đồng/lần |
50.000 |
2 |
Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp |
||
a |
Cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh |
Đồng/bản |
20.000 |
b |
Cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệp |
Đồng/bản |
40.000 |
c |
Cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp |
Đồng/báo cáo |
150.000 |
d |
Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp |
Đồng/lần |
100.000 |
đ |
Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên |
Đồng/tháng |
4.500.000 |
Như vậy, Đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp mất lệ phí: 50.000 đồng/lần theo Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 47/2019/TT-BTC. Lệ phí hiện nay được nộp online qua Cổng thông thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục đăng ký.
5. Câu hỏi thường gặp
Sau khi thay đổi tên, doanh nghiệp cần làm gì?
Doanh nghiệp cần cập nhật thông tin trên con dấu, biển hiệu, các giấy tờ giao dịch, hợp đồng, tài liệu tiếp thị, thông báo cho các cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội, ngân hàng và các bên liên quan khác về việc thay đổi tên.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi tên ở đâu?
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc qua cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp mới phải tuân thủ những quy định nào?
Tên doanh nghiệp mới phải tuân thủ các quy định không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác, không vi phạm đạo đức xã hội, truyền thống văn hóa, lịch sử, và phải phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.
Việc đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp là một quá trình quan trọng, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật và hoàn thành đầy đủ hồ sơ cần thiết. Từ việc chuẩn bị, nộp hồ sơ, chờ xử lý đến khi nhận kết quả, mọi bước đều cần được thực hiện chính xác và cẩn thận. Bằng cách làm đúng thủ tục, doanh nghiệp không chỉ đảm bảo tính hợp pháp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và xây dựng thương hiệu trong tương lai. Hy vọng những hướng dẫn chi tiết trong bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi tên một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Trên đây là bài viết tham khảo của ACC về Chi tiết thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc khi tìm hiểu về các biểu mẫu, cách viết một bản tự nhận xét, đanh giá cán bộ cũng như những điều cần lưu ý khi viết một bản tự nhận xét cơ bản và vẫn đảm bảo chất lượng.
Nội dung bài viết:
Bình luận