Thủ Tục Đăng Ký Quốc Tế Nhãn Hiệu Có Chỉ Định Việt Nam

Ngày nay nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài đang có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu vào Việt Nam để xúc tiến quá trình xuất khẩu hàng hóa, bởi vì Việt Nam là thành viên của hệ thống Madrid cho nên doanh nghiệp nước ngoài có thể có thể đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam thông qua hệ thống này. Vì vậy, bài viết này cung cấp các quy định trong thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam mới nhất.

ACC là đơn vị chuyên cung cấp đầy đủ quy định trong thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định ở Việt Nam mới nhất 2023. Mời bạn theo dõi chi tiết bài viết này.

Thủ Tục Đăng Ký Quốc Tế Nhãn Hiệu Có Chỉ Định Việt NamThủ Tục Đăng Ký Quốc Tế Nhãn Hiệu Có Chỉ Định Việt Nam
Thủ Tục Đăng Ký Quốc Tế Nhãn Hiệu Có Chỉ Định Việt Nam

1. Khái niệm về đăng ký nhãn hiệu

  • Nhãn hiệu: Theo khoản 16 điều 4 luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
  • Đăng ký nhãn hiệu: Là đăng ký quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu Trí tuệ. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
  • Đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉnh định Việt Nam: Là việc các quốc gia thành viên thuộc hệ thống Madrid có thể đăng ký bảo hộ 1 lần tại quốc gia thành viên là Việt Nam, nhãn hiệu được đăng ký có thể được bảo hộ ở tất cả các quốc gia được chỉ định trong đơn đăng ký.

>>>Tham khảo thêm về thủ tục đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu qua bài viết: Đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu Tư vấn thủ tục sở hữu trí tuệ (Mới nhất)

2. Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid

  • Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu hiện nay đang vận hành gồm có: Thoả ước Madrid (MA) và Nghị định thư Madrid (MP). Thỏa ước Madrid ra đời từ năm 1891, tuy nhiên vì nhiều cường quốc như Mỹ, Nhật, Anh, Hàn Quốc, Singapore, Australia đều không tham gia nên Nghị định thư Madrid đã ra đời năm 1989, bắt đầu có hiệu lực từ 1/12/1995 để bổ sung cho thỏa ước Madrid.
  • Hệ thống Madrid là một hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu do Văn phòng quốc tế thuộc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý, ra đời để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu cùng một lúc tại nhiều quốc gia trên thế giới (Người nộp đơn có thể tìm kiếm các thông tin liên quan đến Hệ thống theo địa chỉ https://www.wipo.int/madrid/en/). Hệ thống này được điều chỉnh bởi hai văn bản pháp lý chính: Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid. Việt Nam đã tham gia Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể nộp đơn vào các quốc gia là thành viên của cả hai văn kiện trên.
  • Cá nhân là công dân hoặc cư trú tại lãnh thổ của bên tham gia hoặc pháp nhân có cơ sở kinh doanh hoạt động thực thụ tại lãnh thổ bên tham gia có quyền nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid.
  • Theo quy định, đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có thể được soạn thảo bằng một trong ba ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha (Việt Nam tuyên bố sử dụng hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp).
  • Dựa trên một đơn cơ sở hoặc một đăng ký cơ sở, người nộp đơn sẽ nộp một đơn đăng ký quốc tế tại nước xuất xứ sau đó sẽ được chuyển cho Văn phòng quốc tế của WIPO. Tại đây đơn đăng ký sẽ được thẩm định về mặt hình thức, bao gồm tư cách người nộp đơn, mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm/dịch vụ.
  • Trong trường hợp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, đơn đăng ký quốc tế sẽ được ghi nhận trong đăng bạ quốc tế và được công bố trong công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO. Văn phòng quốc tế thông báo cho từng bên tham gia nhận được yêu cầu bảo hộ trong đơn quốc tế hoặc chỉ định sau. Từ ngày đăng ký quốc tế hoặc chỉ định sau, việc bảo hộ nhãn hiệu tại từng bên tham gia được chỉ định sẽ giống như khi nhãn hiệu đó được nộp trực tiếp tại Cơ quan của bên tham gia đó. Mỗi bên tham gia được chỉ định thẩm định nội dung đơn trong khoảng thời gian quy định theo Thỏa ước hoặc Nghị định thư và sau đó thông báo kết quả cho Văn phòng quốc tế.
  • Các loại phí phải thanh toán đối với đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu bao gồm phí cơ bản, phí riêng đối với bên tham gia được chỉ định đã tuyên bố nhận khoản phí riêng hoặc phí bổ sung và phụ phí (nếu có) trong trường hợp chỉ định bên tham gia không tuyên bố nhận khoản phí riêng.

3. Ưu điểm của đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid

  • Với ưu điểm đơn giản về thủ tục (chỉ cần nộp một đơn duy nhất, bằng một ngôn ngữ duy nhất, nộp phí bằng một loại tiền tệ duy nhất), giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người nộp đơn trong trường hợp đăng ký ở nhiều nước cùng một lúc, hệ thống Madrid đang ngày càng được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều hơn để đăng ký nhãn hiệu của mình ra nước ngoài.
  • Theo thống kê sơ bộ, trong 9 tháng đầu năm 2019, số lượng đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam là 7.265 đơn (tăng 27% so với cùng kỳ năm 2018), đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam là 181 đơn (tăng 11% so với cùng kỳ năm 2018). Điều này chứng tỏ sự quan tâm của các cá nhân, doanh nghiệp trong nước đối với việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid ngày càng tăng.

4. Thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam

1. Làm sao để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam ?

  • Theo nguyên tắc trong các quy định của Thỏa ước và Nghị định thư Madrid, Việt Nam cũng có nghĩa vụ tiếp nhận và xử lý các đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam, có nghĩa là các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài có thể đăng ký nhãn hiệu vào Việt Nam thông qua hệ thống Madrid.
  • Doanh nghiệp nước ngoài có thể thông qua cơ quan sở hữu trí tuệ của họ nộp đơn lên Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO. Tại đây, đơn đăng ký nhãn hiệu với chỉ định quốc gia bảo hộ là Việt Nam sẽ được tiếp nhận và trải qua quá trình xét nghiệm đơn. Sau khi chấp nhận đơn hợp lệ và nhãn hiệu đủ điều kiện bảo hộ WIPO sẽ chuyển đơn đăng ký đến quốc gia được chỉ định. Ở đây là Cục sở hữu trí tuệ của Việt Nam.

* Lưu ý là Cục sở hữu trí tuệ không cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu quốc tế mà chỉ ghi nhận vào đăng bạ quốc gia.

2. Điều kiện đăng ký nhãn hiệu quốc tế chỉ định Việt Nam

  • Ngoài đáp ứng các điều kiện tương tự như đối với đăng ký nhãn hiệu trong nước thì doanh nghiệp khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế cần lưu ý thêm: việc đăng ký phải được tiến hành tại 01 quốc gia là thành viên của hệ thống Madrid.
  • Doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu quốc tế dưới hình thức này thì nên thực hiện tra cứu trước khả năng đăng ký nhãn hiệu để có thể tránh được rủi ro khi đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế bị từ chối do tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu đã được bảo hộ tại từng nước.
  • Sau khi đáp ứng các điều kiện trên và đảm bảo nhãn hiệu của mình không tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu đã được bảo hộ tại từng nước thì doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid tại Văn phòng Quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thông qua Cục Sở hữu trí tuệ.

3. Thành phần hồ sơ đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam

  • Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam (mẫu 06-ĐKQT quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN).
    • Trong tờ khai cần chỉ rõ các nước là thành viên Thoả ước Madrid (có thể đồng thời là thành viên Nghị định thư Madrid) và nước chỉ là thành viên Nghị định thư Madrid mà doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp miễn phí).
    • Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng cách điền chính xác, đầy đủ thông tin vào các mục dành cho người nộp đơn.
  • Mẫu nhãn hiệu (đã được đăng ký tại Việt Nam).
  • anh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Nếu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì có thêm Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
  • Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện).
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác.
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
  • Bản sao Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (áp dụng đối với trường hợp nộp đơn theo Nghị định thư Madrid).
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (áp dụng đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận tại nước sở tại).
  • Bản cam kết sẽ sử dụng nhãn hiệu tại các nước yêu cầu đăng ký bảo hộ (nếu chỉ định vào các quốc gia Ireland, Singapore, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ).

4. Lưu ý khi nộp hồ sơ

  • Doanh nghiệp cần tính sơ bộ tổng số phí, lệ phí theo biểu lệ phí in trên mẫu đơn hoặc có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ thông báo chính xác số phí, lệ phí cần phải nộp cho Văn phòng quốc tế. Doanh nghiệp phải thanh toán trực tiếp các khoản phí, lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế và phải nộp thêm các khoản lệ phí, phí liên quan theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Doanh nghiệp phải bảo đảm các thông tin (đặc biệt về tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ và phân nhóm hàng hoá, dịch vụ) khai trong đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu là chính xác, kể cả về ngôn ngữ, dịch thuật và thống nhất với các thông tin ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở tương ứng.
  • Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp các khoản lệ phí phát sinh liên quan đến sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu do việc khai báo các thông tin không chính xác hoặc không thống nhất theo thông báo của Văn phòng quốc tế.
  • Mọi thư từ, giao dịch liên quan đến đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá đều được thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thông báo kịp thời các yêu cầu của doanh nghiệp cho Văn phòng quốc tế và ngược lại, tuân theo quy định của điều ước quốc tế liên quan.

5. Quy trình xử lý đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu

  • Sau khi nhận được thông báo của Văn phòng quốc tế về đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định nội dung đơn theo thủ tục áp dụng đối với đơn đăng ký nhãn hiệu trong nước. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Văn phòng quốc tế ra thông báo, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra kết luận về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

* Trường hợp đồng ý bảo hộ

  • Đối với nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp, ghi vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định.
  • Phạm vi bảo hộ được xác nhận theo nội dung yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu đã được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ghi nhận và được Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận.

* Trường hợp từ chối bảo hộ

  • Đối với nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ hoặc bị từ chối từng phần thì trước khi kết thúc thời hạn 12 tháng nói trên, Cục Sở hữu trí tuệ gửi thông báo bằng văn bản về việc từ chối đơn cho Văn phòng quốc tế để thông báo cho người nộp đơn, có nêu rõ lý do và nội dung từ chối.
  • Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ gửi thông báo từ chối, người nộp đơn có quyền khiếu nại thông báo từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ.

* Căn cứ pháp lý :

  • Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu năm 1891, được sửa đổi năm 1979.
  • Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu năm 1989.
  • Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
  • Thông tư 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/06/2016.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (522 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo