Dịch thuật công chứng đã trở thành nhu cầu tất yếu trong thời đại hội nhập của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Vậy để giúp khách hàng nắm rõ những thông tin về hoạt động dịch thuật công chứng, công chứng bản dịch thì dưới đây là một số những vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề “Thủ tục công chứng bản dịch theo quy định 2023”, qua đây khách hàng có thể tránh được những khó khăn trong quá trình đi mang tài liệu dịch thuật đi công chứng
1. Bản dịch thuật là gì?
Thuật ngữ "bản dịch thuật" (translation) thường được sử dụng để chỉ việc chuyển đổi văn bản hoặc nội dung từ một ngôn ngữ gốc sang một ngôn ngữ khác một cách chính xác và hiểu rõ. Bản dịch thuật có thể được thực hiện bằng tay bởi con người hoặc tự động bằng máy tính, hoặc một kết hợp của cả hai. Mục tiêu của bản dịch thuật là bảo toàn nội dung, ý nghĩa và cấu trúc từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích một cách tốt nhất có thể.
>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Dịch thuật công chứng tư pháp là gì? (Cập nhật 2023) hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Dịch thuật công chứng tư pháp là gì? (Cập nhật 2023)
2. Căn cứ pháp lý
- Luật Công chứng 2014
- Thông tư 06/2015/TT-BTP
- Thông tư 257/2016/TT-BTC
3. Khái niệm công chứng bản dịch
Công chứng bản dịch về bản chất là quá trình dịch một văn bản, giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài (hoặc ngược lại) và bản dịch đó phải được đóng dấu xác nhận bởi một cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam, trong đó người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp quận/huyện hoặc của văn phòng công chứng phải cam kết đã dịch chính xác nội dung trong văn bản, giấy tờ đó.
4. Điều kiện đươc công chứng bản dịch
- Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó;
- Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện;
- Trong trường hợp cộng tác viên phiên dịch đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm cộng tác viên thì có thể ký trước vào bản dịch; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của cộng tác viên phiên dịch với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng;
- Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai;
- Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người phiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng;
- Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:
- Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;
- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;
- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.
- Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài để sử dụng cho giao dịch dân sự tại Việt Nam phải được Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại).
5. Tại sao phải công chứng bản dịch
- Một số giao dịch, hồ sơ bắt buộc phải dịch thuật công chứng. Dù không có quy định thì hồ sơ dịch thuật công chứng cũng có độ tin tưởng cao hơn. Bởi lẽ, được quy định và giám sát bởi nhà nước.
- Muốn dịch thuật công chứng được, tài liệu phải có chữ ký và con dấu. Trường hợp tài liệu có nhiều trang phải đóng dấu giáp lai. Với tài liệu của các quốc gia không sử dụng con dấu thì chỉ cần chữ ký. Đối với tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao trước khi tiến hành dịch thuật và công chứng tư pháp. Trừ trường hợp văn bản, tài liệu của một số quốc gia được miễn hợp thức hóa theo Hiệp định tương trợ tư pháp và Hiệp định lãnh sự giữa Việt nam và quốc gia đó.
6. Trường hợp Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dich
- Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;
- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;
- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.
7. Chuẩn bị hồ sơ công chứng bản dịch
- Giấy tờ cần xuất trình: Bản chính văn bản, giấy tờ cần dịch;
- Giấy tờ cần nộp:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Bản sao văn bản, giấy tờ cần công chứng bản dịch (số lượng tùy theo nhu cầu của người yêu cầu công chứng).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
8. Trình tự, thủ tục công chứng bản dịch
Trình tự, thủ tục công chứng bản dịch
8.1 Bước 1: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng), từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút).
8.2 Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
- Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp việc tiếp nhận thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ thì bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ cho Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng;
- Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến công chứng bản dịch; giải thích quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng;
- Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
- Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ: Công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung (phiếu hướng dẫn ghi cụ thể các giấy tờ cần bổ sung, ngày tháng năm hướng dẫn và họ tên Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ);
- Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: Công chứng viên giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu người yêu cầu công chứng đề nghị từ chối bằng văn bản, Công chứng viên báo cáo Trưởng phòng/Trưởng Văn phòng xin ý kiến và soạn văn bản từ chối.
8.3 Bước 3: Giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện dịch
Tổ chức hành nghề công chứng chuyển giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng mình thực hiện việc dịch.
8.4 Bước 4: Ký bản dịch và ký chứng nhận bản dịch
- Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.
- Trong trường hợp cộng tác viên phiên dịch đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm cộng tác viên thì có thể ký trước vào bản dịch; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của cộng tác viên phiên dịch với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
8.5 Bước 5: Trả kết quả công chứng
Bộ phận thu phí hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ cho người yêu cầu công chứng
9. Phí, lệ phí
- Phí công chứng: 10.000 đồng/trang với bản dịch thứ nhất.
- Trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ hai trở lên thu 5.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 3.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản;
Bản dịch thuật công chứng
10. Cơ quan có thẩm quyền
Văn phòng/phòng công chứng nơi có QSDĐ (trên phạm vi cấp tỉnh)
11. Thời hạn giải quyết
Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
12. Mọi người cùng hỏi
12.1 Bản dịch thuật công chứng là gì?
Trả lời: Bản dịch thuật công chứng là một bản dịch được thực hiện bởi một dịch giả chứng nhận, có giá trị pháp lý, để xác thực tính chính xác và đáng tin cậy của nội dung dịch từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích. Bản dịch này có thể được sử dụng trong các tình huống chính trị, pháp lý hoặc hành chính.
12.2 Khi nào cần sử dụng bản dịch thuật công chứng?
Trả lời: Bản dịch thuật công chứng thường cần khi bạn đương đầu với tài liệu quan trọng có giá trị pháp lý hoặc hành chính, như hợp đồng, văn bản tùy thân, giấy tờ hôn nhân, hồ sơ xin visa, hay bất kỳ tài liệu nào cần xác thực tính chính xác và đáng tin cậy trong quá trình chuyển ngôn ngữ.
12.3 Ai có thẩm quyền để cấp bản dịch thuật công chứng?
Trả lời: Bản dịch thuật công chứng thường được cấp bởi một dịch giả chứng nhận hoặc một cơ quan dịch thuật có thẩm quyền. Trong nhiều quốc gia, dịch giả chứng nhận phải qua quy trình kiểm tra và được công nhận bởi các cơ quan chính phủ hoặc tư nhân có thẩm quyền để cấp chứng chỉ chứng nhận.
h 34
34
1295
h 67.188
67.188
978
14
14
Nội dung bài viết:
Bình luận