Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường

Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT được Bộ TN&MT ban hành ngày 28/12/2016. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2017 và thay thế Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01/6/2009 của Bộ trưởng Bộ TN&MT hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính. Trong bài viết Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường dưới đây, Luật ACC cung cấp cho bạn đọc một số thông tin khái quát về Thông tư.

Download (55)
Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường

1. Các thuộc tính 

Loại văn bản: Thông tư

Số, ký hiệu: 49/2016/TT-BTNMT

Cơ quan ban hành: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Ngày ban hành: 28/12/2016

Trích yếu" quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Ngày hiệu lực: 01/03/2017

Trạng thái: Còn hiệu lực 

Thông tư 49/2016/TT-BTNMT quy định công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực ngày 01/3/2017 và thay thế Thông tư 05/2009 của Bộ Tài nguyên.

2. Văn bản liên quan 

Văn bản căn cứ    

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

  • Số hiệu: 43/2014/NĐ-CP
  • Ngày ban hành: 15/05/2014
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2014

Quy định về giá đất.

  • Số hiệu: 44/2014/NĐ-CP
  • Ngày ban hành: 15/05/2014
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2014

Về hoạt động đo đạc và bản đồ.

  • Số hiệu: 45/2015/NĐ-CP
  • Ngày ban hành: 06/05/2015
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2015

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  • Số hiệu: 21/2013/NĐ-CP
  • Ngày ban hành: 04/03/2013
  • Ngày có hiệu lực: 01/05/2013

3. Nội dung chính của Thông tư 

Cụ thể, Thông tư này quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu đối với hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm thuộc các chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ quản lý đất đai hoặc nhiệm vụ có hạng mục quản lý đất đai bao gồm: Đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cơ sở dữ liệu giá đất; cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê; thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; điều tra thoái hóa đất; điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; quan trắc giám sát tài nguyên đất; các chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ chuyên môn khác về quản lý và sử dụng đất đai.

Thông tư được áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động liên quan đến giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Về nguyên tắc giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm, Thông tư quy định: Công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu công trình, sản phẩm phải tiến hành thường xuyên và có hệ thống trong quá trình thực hiện trên cơ sở kế hoạch giám sát, kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu được lập theo tiến độ thi công từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm. Chủ đầu tư sử dụng đơn vị trực thuộc hoặc thuê đơn vị giám sát, kiểm tra có chức năng phù hợp thực hiện giám sát, kiểm tra công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư. Các tổ chức, cá nhân thi công công trình, sản phẩm phải tự kiểm tra, nghiệm thu chất lượng, khối lượng của tất cả các hạng mục công trình, sản phẩm trước khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu. Trong thời gian thi công nếu có sự thay đổi về chế độ chính sách tiền lương, định mức kinh tế-kỹ thuật thì quá trình giám sát, kiểm tra phải xác định cụ thể khối lượng các hạng mục công việc đã thực hiện trước và sau thời điểm chế độ chính sách tiền lương, định mức kinh tế - kỹ thuật thay đổi.

Việc giám sát, kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai được quy định rõ tại Chương II của Thông tư, bao gồm: Giám sát công trình, sản phẩm; Nội dung, phương pháp, mức kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm; Kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp đơn vị thi công; Kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư; Quyền và trách nhiệm của đơn vị giám sát, kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư.

Về thẩm định, nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai được quy định cụ thể tại Chương III của Thông tư, gồm: Thẩm định chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm; Nghiệm thu công trình, sản phẩm; Thẩm định Hồ sơ nghiệm thu; Giao nộp sản phẩm và hồ sơ quyết toán công trình, sản phẩm. 

Về quy định chuyển tiếp, Thông tư nêu rõ: Đối với các công trình, sản phẩm đã thực hiện nhưng chưa kiểm tra chất lượng, khối lượng, thẩm định, nghiệm thu sau ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiến hành kiểm tra chất lượng, thẩm định, nghiệm thu và lập các hồ sơ theo quy định tại Thông tư này.

Đối với các công trình sản phẩm đã hoàn thành một phần sản phẩm hoặc một số hạng mục công trình mà đã được kiểm tra chất lượng, khối lượng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì lập hồ sơ nghiệm thu theo quy định tại Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Bộ TN&MT hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính đối với các sản phẩm, hạng mục công trình đã hoàn thành.

Trên đây là nội dung giới thiệu của chúng tôi về Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường cũng như các vấn đề pháp lý khác có liên quan trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo