Nói đến quốc tịch là nói đến tư cách công dân của nhà nước độc lập, có chủ quyền. Nội dung quốc tịch thể hiện mối quan hệ pháp lý - chính trị giữa cá nhân cụ thể với chính quyền nhà nước nhất định. Xét về mặt nội dung, trong mỗi chế độ nhà nước khác nhau, quốc tịch có nội dung khác nhau. Nội dung quốc tịch phụ thuộc vào kiểu nhà nước và cơ sở kinh tế - xã hội đã quyết định kiểu nhà nước đó. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu nhà nước, mỗi kiểu nhà nước lại có một nội dung mối quan hệ nhà nước - công dân tương ứng, thể hiện trình độ khác nhau. Quốc tịch là chế định pháp lý có tính chất tổng hợp, quy định mối quan hệ mọi mặt giữa cá nhân với nhà nước. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về Thông tư hướng dẫn Luật quốc tịch thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.
Thông tư hướng dẫn Luật quốc tịch
1. Quy định chung về quốc tịch
Quốc tịch gắn với một người kể từ khi người đó được sinh ra trừ một số trường hợp vì những lý do nhất định có thể có sự thay đổi quốc tịch.
Một người có quốc tịch có nghĩa họ là công dân của nước mà họ mang quốc tịch. Vì vậy, nhà nước phải có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với công dân của mình và ngược lại, công dân cũng phải có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước mà mình mang quốc tịch.
Điều kiện, cách thức hưởng quốc tịch, mất quốc tịch, thay đổi quốc tịch do pháp luật của mỗi nước quy định. Sự khác nhau trong quy định của các nước về cách thức hưởng và mất quốc tịch là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người có nhiều quốc tịch và người không quốc tịch. Ở Việt Nam, ngày 28.6.1988 tại kì họp thứ ba Quốc hội Khoá VIII đã chính thức thông qua Luật quốc tịch Việt Nam. Lần đầu tiên ở nước ta có văn bản pháp luật hoàn chỉnh điều chỉnh các vấn đề về quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, qua thời gian áp dụng, Luật quốc tịch 1988 đã bộc lộ một số hạn chế nhất định cần được khắc phục. Ngày 20.5.1998, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X, kì họp thứ 3 đã thông qua Luật quốc tịch mới. Luật này có hiệu lực từ ngày 01.01.1999 thay thế Luật quốc tịch 1988.
2. Định nghĩa quốc tịch
Quốc tịch là chế định cơ bản của Luật quốc tịch về địa vị pháp lý của công dân, là tiền đề pháp lý bắt buộc để cá nhân có thể đuợc hưởng các quyền và nghĩa vụ công dân của nhà nước.
Nói đến quốc tịch là nói đến tư cách công dân của nhà nước độc lập, có chủ quyền. Nội dung quốc tịch thể hiện mối quan hệ pháp lý - chính trị giữa cá nhân cụ thể với chính quyền nhà nước nhất định. Xét về mặt nội dung, trong mỗi chế độ nhà nước khác nhau, quốc tịch có nội dung khác nhau. Nội dung quốc tịch phụ thuộc vào kiểu nhà nước và cơ sở kinh tế - xã hội đã quyết định kiểu nhà nước đó. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu nhà nước, mỗi kiểu nhà nước lại có một nội dung mối quan hệ nhà nước - công dân tương ứng, thể hiện trình độ khác nhau. Quốc tịch là chế định pháp lý có tính chất tổng hợp, quy định mối quan hệ mọi mặt giữa cá nhân với nhà nước.
Quốc tịch thể hiện mối quan hệ có tính ổn định rất cao, bền vững về mặt thời gian. Mối quan hệ này không dễ dàng bị thay đổi mà chỉ có thể thay đổi trong những trường hợp đặc biệt, với những điều kiện hết sức khắt khe. Đối với những người nước ngoài đã xin nhập quốc tịch của một nhà nước thì mối quan hệ này tồn tại dài hay ngắn là phụ thuộc vào thái độ của người đó đối với nhà nước mà họ mang quốc tịch (tích cực hay không tích cực).
Về mặt không gian, mối quan hệ này hoàn toàn không bị giới hạn. Khi đã là công dân của một nhà nước, người đó phải chịu sự chi phối và tác động mọi mặt bởi chính quyền nhà nước, dù người đó ở bất kì nơi nào, trong nước hay ở nước ngoài. Mặt khác, người đó luôn luôn được nhà nước bảo đảm cho hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ công dân đối với nhà nước. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan đặc biệt, một số quyền và nghĩa vụ tạm thời không thể lĩnh hội và thực hiện được ở một phạm vi nhất định.
Ví dụ: Khi sống ở nước ngoài, công dân không thể thực hiện được quyền bầu cử, quyền và nghĩa vụ tham gia quân đội... Như vậy, mối quan hệ giữa nhà nước và công dân không bị giới hạn về mặt không gian. Dù ở đâu đi chăng nữa, người mang quốc tịch của một nhà nước vẫn là công dân của nhà nước đó.
Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa về quốc tịch như sau:
Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý - chính trị có tính chất lâu dài, bền vững, ốn định cao về mặt thời gian, không bị giới hạn về mặt không gian giữa cá nhân cụ thể với chính quyền nhà nước nhất định.
3. Thông tư 02/2020/TT-BTP
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2020/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2020 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC SỬ DỤNG CÁC KHOẢN KINH PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG NẠO VÉT VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN DO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢN LÝ KẾT HỢP THU HỒI SẢN PHẨM
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện việc sử dụng các khoản kinh phí liên quan đến hoạt động nạo vét vùng nước cảng biển do Bộ Giao thông vận tải quản lý kết hợp thu hồi sản phẩm.
1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện việc sử dụng kinh phí liên quan đến hoạt động nạo vét vùng nước cảng biển do Bộ Giao thông vận tải quản lý kết hợp thu hồi sản phẩm, bao gồm: Sử dụng chi phí do nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án hoàn trả; sử dụng khoản tiền phạt theo hợp đồng dự án và kinh phí cho công tác tư vấn giám sát, tư vấn hỗ trợ giám sát.
2. Thông tư này không áp dụng đối với hoạt động nạo vét của công tác đầu tư xây dựng mới luồng hàng hải, hoạt động nạo vét nâng cấp luồng hàng hải làm thay đổi chuẩn tắc thiết kế của tuyến luồng đã được phê duyệt và hoạt động nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Thông tư này áp dụng cho các đối tượng sau:
1. Bộ Giao thông vận tải.
2. Cục Hàng hải Việt Nam.
3. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có đủ điều kiện cung ứng dịch vụ nạo vét vùng nước cảng biển kết hợp thu hồi sản phẩm theo quy định của pháp luật.
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác nạo vét vùng nước cảng biển kết hợp thu hồi sản phẩm.
Điều 3. Quản lý kinh phí do nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án hoàn trả
Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án hoàn trả các chi phí cho hoạt động chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 25 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa theo hình thức nộp ngân sách nhà nước.
Điều 4. Quản lý tiền phạt theo hợp đồng dự án
Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án thực hiện nộp ngân sách nhà nước tiền phạt theo hợp đồng dự án theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Kinh phí tư vấn giám sát, kinh phí tư vấn hỗ trợ giám sát thực hiện hợp đồng dự án
1. Sau khi lựa chọn được tư vấn độc lập để giám sát thực hiện hợp đồng dự án, nhà đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát và Cục Hàng hải Việt Nam ký hợp đồng 03 (ba) bên để triển khai thực hiện. Trong hợp đồng phải quy định cụ thể việc thanh toán cho đơn vị tư vấn giám sát do Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện sau khi nhà đầu tư chuyển tiền vào tài khoản của Cục Hàng hải Việt Nam tại Kho bạc Nhà nước.
2. Trường hợp Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức lựa chọn tư vấn để hỗ trợ giám sát, nhà đầu tư thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của Cục Hàng hải Việt Nam tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện thanh toán cho hoạt động tư vấn hỗ trợ giám sát.
3. Kinh phí cho hoạt động tư vấn giám sát và tư vấn hỗ trợ giám sát phải căn cứ theo định mức chi phí do cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền ban hành, đảm bảo nguyên tắc tổng chi phí cho hoạt động tư vấn giám sát và tư vấn hỗ trợ giám sát không vượt quá định mức chi phí giám sát thi công xây dựng do cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền ban hành.
4. Việc kiểm soát, thanh toán kinh phí cho hoạt động tư vấn giám sát và tư vấn hỗ trợ giám sát được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 02 năm 2020.
2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu trong Thông tư này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Trên đây là một số thông tin về Thông tư hướng dẫn Luật quốc tịch. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận