Hiện nay, việc sử dụng hóa đơn điện tử đang trở nên vô cùng phổ biến, vậy Hóa đơn điện tử có xuất lùi ngày được không? Để tìm hiểu về vấn đề này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau của ACC:
Hóa đơn điện tử có xuất lùi ngày được không?
1. Thời điểm xuất hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Thời điểm xuất hóa đơn được quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thời điểm xuất hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Thời điểm xuất hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì Thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
Lưu ý, thời điểm lập hoàn đơn hoàn toàn dựa vào việc bên mua đã hoàn thành nghĩa vụ của mình với bên bán hay chưa mà không cần quan tâm đến thời điểm thanh toán.
Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời điểm ký số trên hóa đơn không cần trùng với thời điểm lập hóa đơn điện tử đó. Nếu ngày lập và ngày ký số trên hóa đơn khác nhau thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.
Có thể thấy, ngày lập hóa đơn điện tử và ngày ký hóa đơn có thể khác nhau.
2. Thời điểm chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế
Theo như quy định tại thông tư 78/2021/TT-BTC, thì Thời điểm chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế được quy định như sau:
- Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế: sau khi xuất hóa đơn, bên mua phải ký số, gửi hóa đơn lên cơ quan thuế để cấp mã, sau đó mới gửi cho người mua
- Đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế: trình tự sẽ ngược lại, bên mua xuất hóa đơn, ký số và gửi người mua luôn, sau đó mới gửi dữ liệu lên cơ quan thuế, tuy nhiên phải gửi chậm nhất trong cùng ngày gửi hóa đơn cho người mua.
3. Hóa đơn điện tử có xuất lùi ngày được không?
Từ những thông tin đã nêu ở phần trước của bài viết, có thể thấy, Hóa đơn điện tử không thể xuất lùi ngày bởi vì, với cả hóa đơn điện tử có mã và không có mã, doanh nghiệp đều phải chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế cùng ngày với ngày ký hóa đơn. Do đó, ngày ký số hóa đơn (phát hành) không thể là một thời điểm trong quá khứ vì cơ quan thuế dễ dàng phát hiện sự sai lệch giữa ngày lập hóa đơn, ngày ký hóa đơn và ngày chuyển dữ liệu.
Ngoài ra, hầu hết các phần mềm hóa đơn điện tử hiện nay đều đã không còn cho phép xuất hóa đơn lùi ngày.
4. Không xuất hóa đơn bị xử phạt như thế nào?
Hiện nay chỉ có hai trường hợp không cần xuất hóa đơn đó là:
- Trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000, kế toán không phải lập hóa đơn theo từng lần phát sinh mà phải lập bảng kê hàng hóa, dịch vụ.
- Ngoài ra, trường hợp hàng hóa được xuất kho nhưng luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì cũng không phải lập hóa đơn (theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC)
Hành vi không xuất hóa đơn có thể bị xử phạt theo quy định hiện nay, cụ thể như sau:
Việc tìm hiểu về hóa đơn sẽ giúp ích cho bạn đọc khi gặp các vấn đề liên quan đến chúng, các vấn đề pháp lý xoay quanh hóa đơn cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Hóa đơn điện tử có xuất lùi ngày được không? gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận