Thông tư là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Bài viết dưới đây của ACC sẽ thông tin đến bạn đọc Thông tư 49 bộ công an. Mời bạn đọc theo dõi.
Thông tư 49 bộ công an
1. Thông tư là gì?
Thông tư thường là văn bản hướng dẫn nghị định của Chính phủ, liên quan đến ngành hay lĩnh vực do bộ, ngành quản lý. Thông tư có hai loại: thông tư do một bộ, ngành ban hành và thông tư liên tịch do hai hay nhiều bộ, ngành ban hành để hướng dẫn nghị định của chính phủ có liên quan đến các lĩnh vực do các bộ, ngành đó quản lý.
2. Thẩm quyền ban hành thông tư
Thông tư là hình thức văn bản pháp luật được một số chủ thể có thẩm quyền ban hành như Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
3. Nội dung của thông tư
Nội dung của thông tư lệ thuộc vào thẩm quyền của mỗi chủ thể ban hành.
- Chánh án Toà án nhân dân tối cao ban hành thông tư để thực hiện việc quản lý các toà án nhân dân và toà án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật Tổ chức Toà án nhân dân và luật khác có liên quan giao.
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư để quy định những vấn đề được Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.
- Thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
+ Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.
4. Thông tư 49 bộ công an
BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2017/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2017 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC KỸ THUẬT HÌNH SỰ; THÀNH PHẦN, SỐ NGƯỜI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHI GIÁM ĐỊNH ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP KHÁM NGHIỆM TỬ THI, MỔ TỬ THI VÀ KHAI QUẬT TỬ THI
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 6 Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp lĩnh vực kỹ thuật hình sự; thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi và khai quật tử thi.
Thông tư này quy định chi tiết mức bồi dưỡng giám định tư pháp, thời gian, số người làm giám định đối với từng loại việc giám định kỹ thuật hình sự; thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi và khai quật tử thi.
1. Giám định viên kỹ thuật hình sự.
2. Người giúp việc cho giám định viên kỹ thuật hình sự bao gồm: trợ lý giám định viên; kỹ thuật viên; cán bộ kỹ thuật hình sự thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi.
3. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi.
Điều 3. Mức bồi dưỡng giám định kỹ thuật hình sự một ngày công đối với một người thực hiện giám định
1. Mức 150.000 đồng/ngày/người áp dụng đối với các việc giám định không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Mức 300.000 đồng/ngày/người áp dụng đối với các việc giám định sau: giám định súng, đạn, âm thanh; giám định tài liệu phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng phát ra tia bức xạ hoặc tia laser; giám định kỹ thuật số, điện tử; giám định dấu vết va chạm cơ học trong vụ tai nạn giao thông, dấu vết công cụ, dấu vết khóa, khớp phải sử dụng thiết bị chuyên dụng phát ra tia bức xạ hoặc laser; giám định dấu vết đường vân phải phát hiện dấu vết không thuộc khoản 3 Điều này; giám định ADN xác định huyết thống cha, mẹ - con từ người sống mà mẫu giám định không bị nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; giám định hình thái động vật, thực vật, vi sinh vật, vải sợi, dấu vết sinh vật từ cơ thể người không thuộc khoản 3 Điều này.
3. Mức 500.000 đồng/ngày/người áp dụng đối với các việc giám định sau: giám định cháy, nổ; chất ma túy; ADN; giám định ký tự đóng chìm trên vật liệu bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại; giám định dấu vết đường vân phải sử dụng một trong các phương pháp như xông keo, Ninhydrin, Iot, hạt nhỏ, Amilo Black để phát hiện dấu vết; giám định hóa pháp lý phải sử dụng hóa chất nguy hiểm để giám định thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP; giám định tinh dịch, máu khi đối tượng giám định bị nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
1. Thời gian giám định được tính từ bước giám định đến khi có kết luận giám định. Thời gian giám định không được vượt quá thời hạn giám định theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
2. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Điều 5. Số người giám định trong một vụ giám định
1. Đối với trường hợp giám định thông thường: thực hiện giám định cá nhân theo quy định của Luật giám định tư pháp.
2. Đối với trường hợp giám định tập thể thực hiện: không quá 03 giám định viên và 03 người giúp việc.
3. Đối với trường hợp giám định do Hội đồng giám định thực hiện: số lượng giám định viên do Bộ trưởng quyết định, số lượng người giúp việc không vượt quá số lượng giám định viên.
4. Trường hợp trong một trưng cầu giám định có yêu cầu nhiều lĩnh vực chuyên môn giám định khác nhau thì số giám định viên và người giúp việc cho giám định viên mỗi lĩnh vực giám định không vượt quá số người thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 6. Thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi và khai quật tử thi
1. Phân công không quá 03 cán bộ kỹ thuật hình sự thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi.
2. Điều tra viên:
a) Phân công 01 điều tra viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp huyện.
b) Phần công không quá 02 điều tra viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp tỉnh trở lên.
3. Kiểm sát viên:
a) Phân công 01 kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp huyện.
b) Phân công không quá 02 kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp tỉnh trở lên.
4. Thẩm phán: 01 người khi cần thiết phải tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
1. Các đồng chí Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an; Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Tổng cục Cảnh sát chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc. Công an các đơn vị, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát) để có hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG Thượng tướng Tô Lâm |
5. Cách thức soạn thảo thông tư
Nội dung của thông tư cũng được phân chia với kết cấu ba phần: cơ sở ban hành, nội dung chính và hiệu lực pháp lý.
Cơ sở ban hành thông tư
Thông tư được ban hành hên cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn với ý nghĩa chứng minh tính hợp pháp và hợp lý.
Cơ sở pháp lý để ban hành thông tư là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn dự thảo thông tư đang soạn thảo, quy định trực tiếp về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và luật, pháp lệnh, nghị định điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực mà thông tư hướng dẫn, chi tiết hoá.
Về cách thức trình bày, người soạn thảo sử dụng từ “căn cứ...” để viện dẫn, mỗi văn bản được viện dẫn bằng một từ “căn cứ”, kết thúc mỗi căn cứ sử dụng dấu chấm phẩy (;) xuống dòng. Phần căn cứ được viết bằng chữ in nghiêng.
Cơ sở thực tiễn ban hành thông tư được trình bày bởi từ “theo”, sau đó là hành vi đề nghị của đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư.
Phần nội dung chính của thông tư
Nội dung chính của thông tư có nhiệm vụ đặt ra các quy định để chi tiết hoá, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị định... của cơ quan nhà nước cấp trên; ban hành các quy trình, quy chuẩn kĩ thuật của ngành hoặc các biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao. Những nội dung này được người soạn thảo sử dụng kết cấu chương, điều, khoản, điểm để trình bày theo trật tự logic.
Đối với những thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của một thông tư hoặc nhiều thông tư khác và thông tư ban hành kèm theo tiêu chuẩn, quy chế, quy định, chương trình, khung chương trình, danh mục,... người soạn thảo trình bày nội dung chính của thông tư với kết cấu điều, khoản không sử dụng yếu tố chương; còn nội dung quy phạm pháp luật được chứa đựng trong văn bản đính kèm (quy chế, quy định, chương trình...) mới sử dụng kết cấu chương, điều, khoản, điểm để phân chia sắp xếp nội dung.
Đối với những thông tư có nội dung hướng dẫn, chi tiết hoá quy định của luật, pháp lệnh, nghị định,... người soạn thảo sử dụng chương, điều, khoản, điểm để trình bày tương tự như luật, pháp lệnh và nghị định.
- Phần kết thúc của thông tư, người soạn thảo trình bày về tổ chức thực hiện thông tư (giao nhiệm vụ cho cấp dưới); thay thế hoặc bãi bỏ nội dung của thông tư hay một phần thông tư khác và thời điểm có hiệu lực pháp lý của thông tư.
Trên đây là những thông tin ACC muốn chia sẻ đến độc giả về Thông tư 49 bộ công an. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận