Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non (Thông tư 19 về kiểm định chất lượng)

Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non

Kiểm định là một trong các hoạt động quan trọng góp phần nâng cao năng lực quản lý cũng như đảm bảo chất lượng của hàng hóa dịch vụ,... Bạn có thắc mắc thế nào là kiểm định chất lượng giáo dục. Hãy cùng tìm hiểu Thông tư 19/2018 về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non - một trong các thông tư về kiểm định qua bài viết dưới đây.

 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về kim định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non, bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non; quy trình đánh giá trường mầm non; công nhận và cấp chứng nhận trường đạt kim định chất lượng giáo dục; công nhận và cấp bằng công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
2. Văn bản này áp dụng đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ (sau đây gọi chung là trường mầm non) trong hệ thống giáo dục quốc dân; tổ chức và cá nhân có liên quan.

2. Mục đích kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non

1. Kim định chất lượng giáo dục nhằm xác định trường mầm non đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn; lập kế hoạch cải tiến cht lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của trường mầm non; để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhn hoc không công nhận trường đạt kiểm định Cht lượng giáo dục.
2. Công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non nhằm khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực cho giáo dục, góp phần tạo điều kiện đảm bảo cho trường mầm non không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

3. Các mức đánh giá trường mầm non

  • Trường mm non được đánh giá theo các mức sau:
a) Mức 1: Đáp ứng quy định tại Mục 1 Chương II của Quy định này;
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
1. Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
a) Phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;
b) Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông tin điện tử của phòng giáo dục và đào tạo.
2. Tiêu chí 1.2: Hội đng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đng khác
a) Được thành lập theo quy định;
b) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;
c) Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá.
3. Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
a) Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b) Hoạt động theo quy định;
c) Hằng năm, các hoạt động được rà soát, đánh giá.
4. Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
a) Có hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng theo quy định;
b) Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;
c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
5. Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo
a) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi; trong trường hợp s lượng trẻ trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa quy định tại Điều lệ trường mầm non thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;
b) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tổ chức học 02 buổi trên ngày;
c) Mi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 (hai) trẻ cùng mt dng khuyết tật.
6. Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản
a) Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định;
b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;
c) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.
7. Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên
a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
b) Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường;
c) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.
8. Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục
a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;
b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;
c) Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.
9. Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;
b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;
c) Hằng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
10. Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chng thm họa, thiên tai; phòng, chng dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; nhng trưng có tổ chức bếăn cho trẻ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ qun lý giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.
Trong giới hạn bài viết này chúng tôi sẽ chỉ phán tích mức 1 (Các quy định còn lại vui lòng tham khảo thông tư)
b) Mức 2: Đáp ứng quy định tại Mục 2 Chương II của Quy định này;
c) Mức 3: Đáp ứng quy định tại Mục 3 Chương II của Quy định này;
d) Mức 4: Đáp ứng quy định tại Mục 4 Chương II của Quy định này.
  • Tiêu chí đánh giá trường mầm non được công nhận đạt khi tất cả các chỉ báo trong tiêu chí đạt yêu cầu. Chỉ báo được công nhận đạt khi tất cả các nội hàm của chỉ báo đạt yêu cầu.
Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào hiểu được về những quy định về Thông tư 19 về kiểm định chất lượng là gì? Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện. Ngoài ra liên quan đến chủ đề trên bạn đọc có thể tham khảo các bài viết cụ thể hơn như Thông tư 17/2018 quy định về kiểm định chất lượng Hoặc Kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hoá của chúng tôi. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, cần thiết, giúp cho những ai đang quan tâm đến vấn đề này..

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo