Thông tư 15/2022/TT-BCA việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 43/2017/TT-BCA

Vào ngày 06/4/2022, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 15/2022/TT-BCA việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 43/2017/TT-BCA. Để tìm hiểu kỹ hơn về Thông tư này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây:

Thông tư 15/2022/TT-BCA việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 43/2017/TT-BCA

1. Thông tư là gì?

Thông tư là một loại văn bản có nội dung và mục đích là nhằm hướng dẫn, giải thích chi tiết, cụ thể những quy định mang tính chung chung trong các văn bản pháp luật mà nhà nước ban hành, thông tư nằm trong phạm vi quản lý của từng ngành nhất định.

Thông tư được ban hành bởi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Thông tư 15/2022/TT-BCA

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 43/2017/TT-BCA NGÀY 20 THÁNG 10 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ VÀ SÁT HẠCH, CẤP CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ BẢO VỆ; THÔNG TƯ SỐ 45/2017/TT-BCA NGÀY 20 THÁNG 10 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ MẪU CON DẤU, THU HỒI VÀ HỦY CON DẤU, HỦY GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CON DẤU, KIỂM TRA VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU; THÔNG TƯ SỐ 58/2020/TT-BCA NGÀY 16 THÁNG 6 NĂM 2020 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN QUY ĐỊNH QUY TRÌNH CẤP, THU HỒI ĐĂNG KÝ, BIỂN SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ; THÔNG TƯ SỐ 65/2020/TT-BCA NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 2020 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, HÌNH THỨC, NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH TUẦN TRA, KIỂM SOÁT, XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG; THÔNG TƯ SỐ 68/2020/TT-BCA NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 2020 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH TUẦN TRA, KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA CẢNH SÁT ĐƯỜNG THỦY; THÔNG TƯ SỐ 73/2021/TT-BCA NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 2021 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN QUY ĐỊNH VỀ MẪU HỘ CHIẾU, GIẤY THÔNG HÀNH VÀ CÁC BIỂU MẪU LIÊN QUAN

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;

Căn cứ Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;

Căn cứ Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 76/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành;

Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

Căn cứ Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2017/TT-BCA ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và sát hạch, cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; Thông tư số 45/2017/TT-BCA ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự đăng ký mẫu con dấu, thu hồi và hủy con dấu, hủy giá trị sử dụng con dấu, kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu; Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Thông tư số 65/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông; Thông tư số 68/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy; Thông tư số 73/2021/TT-BCA ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2017/TT-BCA ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và sát hạch, cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ như sau:

1. Sửa đổi khoản 1 Điều 3 như sau:

“1. Khi tiếp nhận hồ sơ của cơ sở kinh doanh đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21 và Điều 22 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra thông tin, thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện:

a) Trường hợp tiếp nhận trực tiếp:

Nếu hồ sơ đầy đủ thì ghi biên nhận vào Giấy biên nhận hồ sơ theo mẫu ĐK1a ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BCA ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (sau đây viết gọn là Thông tư số 42/2017/TT-BCA) và giao trực tiếp cho người đến nộp hồ sơ;

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì ghi hướng dẫn vào Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo mẫu ĐK2 ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BCA và giao trực tiếp cho người đến nộp hồ sơ. Sau khi cơ sở kinh doanh đã hoàn thiện hồ sơ thì trả giấy biên nhận hồ sơ theo mẫu ĐK1a ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BCA;

Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ, đồng thời phải nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ hoặc gửi Thông báo về việc hồ sơ không đủ điều kiện theo mẫu ĐK3 ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BCA khi cơ sở kinh doanh có yêu cầu.

b) Trường hợp tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính công ích:

Nếu hồ sơ đầy đủ thì gửi Giấy biên nhận hồ sơ theo mẫu ĐK1a ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BCA qua giao liên của đơn vị hoặc dịch vụ bưu chính công ích đến cơ sở kinh doanh;

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì gửi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo mẫu ĐK2 ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BCA qua đường giao liên của đơn vị hoặc dịch vụ bưu chính công ích đến cơ sở kinh doanh. Sau khi cơ sở kinh doanh đã hoàn thiện hồ sơ thì gửi giấy biên nhận hồ sơ theo mẫu ĐK1a ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BCA ;

Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì gửi Thông báo về việc hồ sơ không đủ điều kiện theo mẫu ĐK3 ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BCA qua giao liên của đơn vị hoặc dịch vụ bưu chính công ích đến cơ sở kinh doanh.

c) Trường hợp tiếp nhận qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an:

Nếu hồ sơ đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận gửi bản điện tử Giấy biên nhận hồ sơ theo mẫu ĐK1b ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BCA qua tài khoản của cơ sở kinh doanh trên cổng dịch vụ công hoặc địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp hồ sơ có tài liệu chưa được ký số hoặc là bản sao điện tử chưa được chứng thực, ghi nhận tính pháp lý thì cán bộ tiếp nhận ghi hướng dẫn vào Giấy biên nhận hồ sơ và đề nghị cơ sở kinh doanh gửi bản giấy của các thành phần hồ sơ nêu trên qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi lại bản điện tử hợp lệ qua cổng dịch vụ công trước khi trả kết quả.

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận ghi hướng dẫn vào Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo mẫu ĐK2 ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BCA và gửi qua tài khoản của cơ sở kinh doanh trên cổng dịch vụ công hoặc địa chỉ thư điện tử (nếu có)Sau khi cơ sở kinh doanh đã hoàn thiện hồ sơ thì gửi giấy biên nhận hồ sơ theo mẫu ĐK1a ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BCA qua tài khoản của cơ sở kinh doanh trên cổng dịch vụ công và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì cán bộ tiếp nhận gửi Thông báo về việc hồ sơ không đủ điều kiện theo mẫu ĐK3 ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BCA qua tài khoản của cơ sở kinh doanh trên cổng dịch vụ công hoặc địa chỉ thư điện tử (nếu có).”.

2. Chỉnh lý cụm từ “theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này” tại khoản 2 Điều 3 thành “theo quy định tại khoản 1 Điều này.”.

3. Sửa đổi khoản 2 Điều 5 như sau:

“2. Trường hợp trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích

a) Đối với hồ sơ tiếp nhận qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an:

Cán bộ tiếp nhận gửi thông báo cho cơ sở kinh doanh về số tiền phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự phải nộp và thời hạn nộp tiền qua tài khoản của cơ sở kinh doanh trên cổng dịch vụ công và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp cơ sở kinh doanh chọn hình thức nộp tiền qua cổng dịch vụ công thì thực hiện theo hướng dẫn trên cổng dịch vụ công.

Sau khi cơ sở kinh doanh hoàn thành nộp phí thẩm định, cán bộ được giao trả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh qua dịch vụ bưu chính công ích (phí dịch vụ bưu chính công ích do cơ sở kinh doanh chi trả).

b) Đối với hồ sơ nhận trực tiếp hoặc nhận qua dịch vụ bưu chính:

Cán bộ được giao trả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có trách nhiệm chuyển Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và biên lai thu phí thẩm định cho cơ sở kinh doanh qua dịch vụ bưu chính công ích sau khi đã nhận được tiền phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (phí dịch vụ bưu chính công ích do cơ sở kinh doanh chi trả).”.

4. Sửa đổi Điều 11 như sau:

“Điều 11. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư này.

2. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội) để hướng dẫn thực hiện./.”.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2017/TT-BCA ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự đăng ký mẫu con dấu, thu hồi và hủy con dấu, hủy giá trị sử dụng con dấu, kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu

1. Sửa đổi Điều 4 như sau:

Điều 4. Tiếp nhận, thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ

1. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký mẫu con dấu của các cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước quy định tại các điều 13, 14, 15, 16 và Điều 17 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu (sau đây viết gọn là Nghị định số 99/2016/NĐ-CP), cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thông tin, thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, ghi đầy đủ nội dung thông tin tại Giấy biên nhận hồ sơ (theo Mẫu CD1 ban hành kèm theo Thông tư này).

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước hoàn thiện hồ sơ và ghi đầy đủ nội dung thông tin quy định tại Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (theo Mẫu CD2 ban hành kèm theo Thông tư này).

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP thì không tiếp nhận hồ sơ và nêu rõ lý do từ chối giải quyết hồ sơ; trường hợp có yêu cầu trả lời bằng văn bản thì có thông báo về việc từ chối giải quyết hồ sơ (theo Mẫu CD3 ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ:

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích: Cán bộ tiếp nhận giao trực tiếp Giấy biên nhận hồ sơ hoặc Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ hoặc Thông báo về việc từ chối giải quyết hồ sơ cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích;

Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an: Cán bộ tiếp nhận gửi Giấy biên nhận hồ sơ hoặc Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ hoặc Thông báo về việc từ chối giải quyết hồ sơ cho cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước qua tài khoản của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước trên cổng dịch vụ công hoặc địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Đối với hồ sơ đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu; đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; giao nộp con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu: Cán bộ tiếp nhận thông báo cho cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước về việc chuyển con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp trước đó (chuyển trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích) cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu để thực hiện đăng ký lại hoặc thu hồi theo quy định.

3. Một số trường hợp cụ thể

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đối với thủ tục đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu. Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cán bộ xử lý hồ sơ kiểm tra, đối chiếu con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu và thực hiện như sau:

Trường hợp mẫu con dấu chưa bị biến dạng, còn rõ nét, đúng theo mẫu thì tiếp nhận con dấu và thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư này. Sau khi hoàn thành các thủ tục theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ trả lại con dấu cho cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước để sử dụng;

Trường hợp mẫu con dấu đã bị biến dạng, mòn, hỏng, thay đổi chất liệu, không đúng theo mẫu quy định thì hướng dẫn cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước thực hiện thủ tục đăng ký lại mẫu con dấu theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP.

b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an đối với thủ tục đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu do cơ quan, tổ chức chuyển đến, cán bộ xử lý, tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này và tiến hành kiểm tra, đối chiếu:

Trường hợp mẫu con dấu chưa bị biến dạng, còn rõ nét, đúng theo mẫu thì tiếp nhận con dấu và thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Thông tư này. Sau khi hoàn thành các thủ tục theo quy định, cán bộ xử lý hồ sơ trả lại con dấu cho cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước để tiếp tục sử dụng;

Trường hợp mẫu con dấu đã bị biến dạng, mòn, hỏng, thay đổi chất liệu, không đúng theo mẫu quy định thì hướng dẫn cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước thực hiện thủ tục đăng ký lại mẫu con dấu theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP.

c) Trường hợp hồ sơ đăng ký mẫu con dấu đối với con dấu được mang từ nước ngoài vào Việt Nam để sử dụng thì kiểm tra nội dung mẫu con dấu và thực hiện:

Trường hợp mẫu con dấu phù hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP thì tiếp nhận con dấu và thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;

Trường hợp mẫu con dấu không phù hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP thì không tiếp nhận hồ sơ và nêu rõ lý do từ chối giải quyết hồ sơ.

d) Trường hợp hồ sơ đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu do cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước bị mất con dấu thì thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và khoản 1 Điều 11 Thông tư này trước khi trả kết quả giải quyết đăng ký lại mẫu con dấu.”.

2. Sửa đổi Điều 9 như sau:

“Điều 9. Trả kết quả giải quyết thủ tục về con dấu

Cán bộ trả kết quả giải quyết thủ tục về con dấu căn cứ hình thức tương ứng đã nộp hồ sơ trước đó hoặc theo lựa chọn của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đề nghị giải quyết thủ tục về con dấu thực hiện việc trả kết quả như sau:

1. Trả kết quả trực tiếp: Kiểm tra Giấy biên nhận hồ sơ; đối chiếu thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến nhận kết quả; giấy giới thiệu hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật.

a) Đối với hồ sơ đăng ký mẫu con dấu mới, đăng ký dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi, đăng ký thêm con dấu, đăng ký lại mẫu con dấu do cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước bị mất con dấu, đăng ký mẫu con dấu do tổ chức nước ngoài mang con dấu vào Việt Nam để sử dụng: Trả con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; đề nghị người nhận kết quả ký giao, nhận theo nội dung thông tin quy định tại Sổ giao, nhận con dấu mới.

b) Đối với hồ sơ đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu do con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng, thay đổi chất liệu, không đúng theo mẫu quy định hoặc cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên: Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; thu hồi con dấu đã được cấp trước đó theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này; trả Giấy chứng nhận thu hồi con dấu; trả con dấu mới; trả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; đề nghị người nhận kết quả ký giao, nhận theo nội dung thông tin tại Sổ giao, nhận con dấu mới và Sổ giao, nhận con dấu thu hồi.

c) Đối với hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu: Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp trước đó; trả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.

d) Đối với hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu: Trả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.

2. Trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích:

a) Đối với hồ sơ đăng ký mẫu con dấu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Cán bộ trả kết quả tiến hành niêm phong và bàn giao con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu, Phiếu giao nhận bưu phẩm cho nhân viên bưu chính thuộc đơn vị dịch vụ bưu chính công ích. Yêu cầu nhân viên bưu chính ký giao, nhận theo nội dung thông tin quy định tại Phiếu giao nhận bưu phẩm, Sổ giao, nhận con dấu mới và đề nghị người nhận của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước ký xác nhận vào Phiếu giao nhận bưu phẩm, chuyển lại cho cán bộ trả kết quả để lưu hồ sơ theo quy định.

b) Đối với hồ sơ đăng ký mẫu con dấu quy định tại điểm b khoản 1 Điều này: Cán bộ trả kết quả thu hồi con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp trước đó do cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chuyển giao; tiến hành niêm phong và bàn giao con dấu mới, Giấy chứng nhận thu hồi con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu mới, Phiếu giao nhận bưu phẩm cho nhân viên bưu chính thuộc đơn vị dịch vụ bưu chính công ích. Yêu cầu nhân viên bưu chính ký giao, nhận theo nội dung thông tin quy định tại Phiếu giao nhận bưu phẩm, Sổ giao, nhận con dấu mới và đề nghị người nhận của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước ký xác nhận vào Phiếu giao nhận bưu phẩm, chuyển lại cho cán bộ trả kết quả để lưu hồ sơ theo quy định.

c) Đối với hồ sơ đăng ký mẫu con dấu quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: Cán bộ trả kết quả thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp trước đó do cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chuyển giao; tiến hành niêm phong và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu mới, Phiếu giao nhận bưu phẩm cho nhân viên bưu chính thuộc đơn vị dịch vụ bưu chính công ích. Yêu cầu nhân viên bưu chính ký giao, nhận theo nội dung thông tin quy định tại Phiếu giao nhận bưu phẩm, đề nghị người nhận của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước ký xác nhận vào Phiếu giao nhận bưu phẩm, chuyển lại cho cán bộ trả kết quả để lưu hồ sơ theo quy định.

d) Đối với hồ sơ đăng ký mẫu con dấu quy định tại điểm d khoản 1 Điều này: Cán bộ trả kết quả tiến hành niêm phong và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu mới, Phiếu giao nhận bưu phẩm cho nhân viên bưu chính thuộc đơn vị dịch vụ bưu chính công ích. Yêu cầu nhân viên bưu chính ký tại Phiếu giao nhận bưu phẩm và đề nghị người nhận của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước ký xác nhận vào Phiếu giao nhận bưu phẩm, chuyển lại cho cán bộ trả kết quả để lưu hồ sơ theo quy định.

đ) Cơ quan đăng ký mẫu con dấu gửi thông báo qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an hoặc thư điện tử (nếu có) về việc đã bàn giao con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu cho đơn vị dịch vụ bưu chính công ích và đề nghị cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sau khi nhận kết quả gửi xác nhận qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an hoặc thư điện tử (nếu có) để cơ quan đăng ký mẫu con dấu biết.”.

3. Bổ sung điểm g sau điểm e khoản 1 Điều 10 như sau:

“g) Trường hợp cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước lựa chọn trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích: Cán bộ trả kết quả tiến hành niêm phong và bàn giao Giấy chứng nhận thu hồi con dấu, Phiếu giao nhận bưu phẩm cho nhân viên bưu chính thuộc đơn vị dịch vụ bưu chính công ích. Yêu cầu nhân viên bưu chính ký giao nhận tại Phiếu giao nhận bưu phẩm và đề nghị người nhận của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước ký xác nhận vào Phiếu giao nhận bưu phẩm, chuyển lại cho cán bộ trả kết quả để lưu hồ sơ theo quy định.”.

4. Sửa đổi điểm c khoản 5 Điều 14 như sau:

“c) Kinh phí in các biểu mẫu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được sử dụng từ nguồn kinh phí thường xuyên của Bộ Công an cấp cho Công an các đơn vị, địa phương. Hằng năm, Công an các đơn vị, địa phương lập dự trù số lượng biểu mẫu cần in và dự toán kinh phí in biểu mẫu gửi Cục Kế hoạch và tài chính để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an.”.

5. Sửa đổi Điều 16 như sau:

“Điều 16. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư này.

2. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) để hướng dẫn thực hiện./.”.

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây viết gọn là Thông tư số 58/2020/TT-BCA)

1. Sửa đổi khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 3

a) Sửa đổi khoản 4 Điều 3 như sau:

“4. Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Phòng Cảnh sát giao thông) đăng ký, cấp biển số đối với xe ô tô, xe máy kéo, rơmoóc, sơ mi rơmoóc và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương và cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân có trụ sở hoặc nơi thường trú tại quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc thành phố thuộc tỉnh nơi Phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở (trừ các loại xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này).”.

b) Sửa đổi khoản 5 Điều 3 như sau:

“5. Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) đăng ký, cấp biển số các loại xe sau đây (trừ các loại xe của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 3 Thông tư này):

Xe ô tô, xe máy kéo, rơmoóc, sơ mi rơmoóc và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi thường trú trên địa phương mình.

Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa phương mình và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương mình.

Điều kiện, thẩm quyền, thời hạn hoàn thành phân cấp đăng ký, cấp biển số xe của Công an cấp huyện thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Thông tư này.”.

c) Sửa đổi khoản 6 Điều 3 như sau:

“6. Công an xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Công an cấp xã) đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa phương mình và cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương mình; tổ chức thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe hết niên hạn sử dụng, xe hỏng không sử dụng được của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa phương.

Điều kiện, thẩm quyền đăng ký, cấp biển số xe của Công an cấp xã thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Thông tư này.”.

2. Sửa đổi Điều 7 như sau:

Điều 7. Giấy khai đăng ký xe

Đăng ký, cấp biển số xe lần đầu; đăng ký sang tên; đổi lại, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công an hoặc Cổng Dịch vụ công quốc gia: Chủ xe đăng nhập cổng dịch vụ công kê khai các thông tin vào Giấy khai đăng ký xe điện tử (theo mẫu số 01A/58) và nhận mã số thứ tự, lịch hẹn giải quyết hồ sơ qua địa chỉ thư điện tử hoặc qua tin nhắn điện thoại để làm thủ tục đăng ký xe tại cơ quan đăng ký xe.

Trường hợp chủ xe đến trực tiếp cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký, cấp biển số xe lần đầu; đăng ký sang tên; đổi lại, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe: Chủ xe có trách nhiệm kê khai các thông tin vào Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này).”.

3. Bổ sung khoản 5 Điều 13 như sau:

“5. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe tạm thời

a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe tạm thời trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công an hoặc Cổng Dịch vụ công quốc gia: Chủ xe đăng nhập cổng dịch vụ công kê khai các thông tin của xe, chủ xe vào Giấy khai đăng ký xe điện tử (theo mẫu số 01B/58) (ghi rõ số tờ khai hải quan điện tử, số phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng để kiểm tra thông tin nguồn gốc phương tiện) và gửi các tài liệu đính kèm (chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, giấy ủy quyền người kê khai làm thủ tục đăng ký tạm thời); nộp lệ phí đăng ký xe tạm thời; nhận kết quả xác thực đăng ký xe tạm thời của cơ quan đăng ký xe trên cổng dịch vụ công và in chứng nhận đăng ký xe, biển số xe tạm thời điện tử (theo mẫu số 05A/58) đối với xe nhập khẩu hoặc xe sản xuất lắp ráp trong nước lưu hành từ kho, cảng, nhà máy, đại lý xe đến nơi đăng ký hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác, xe di chuyển đi địa phương khác, xe tái xuất về nước hoặc chuyển nhượng tại Việt Nam.

b) Cấp giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe tạm thời trong trường hợp chủ xe đến đăng ký trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe:

Chủ xe nộp giấy tờ theo quy định tại Điều 13 Thông tư này (không phải mang xe đến để kiểm tra).

Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe hoàn thiện hồ sơ và thực hiện cấp ngay Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe tạm thời.”.

4. Bổ sung khoản 3 Điều 16 như sau:

“3. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe hết niên hạn sử dụng, xe hỏng không sử dụng được trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công an, Cổng Dịch vụ công quốc gia: Cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ xe hoặc người đang sử dụng xe đăng nhập cổng dịch vụ công kê khai các thông tin của xe, chủ xe vào Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký xe, biển số xe điện tử (theo mẫu số 09A/58); nộp trực tiếp hoặc sử dụng dịch vụ bưu chính công ích để chuyển phát Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cho cơ quan đăng ký xe hoặc Công an cấp xã nơi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc thường trú để nhận kết quả và xác thực thu hồi đăng ký, biển số xe của cơ quan đăng ký xe hoặc của Công an cấp xã trên cổng dịch vụ công.”.

5. Bổ sung khoản 6 vào sau khoản 5 Điều 26 như sau:

“6. Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin tại địa phương, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định sau khi thống nhất với Cục Cảnh sát giao thông:

a) Thực hiện phân cấp đăng ký xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên cho Công an cấp huyện, thời gian hoàn thành trước ngày 31/12/2022.

b) Thực hiện phân cấp đăng ký, biển số xe ô tô, xe máy kéo, rơmoóc, sơ mi rơmoóc và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên cho Công an cấp huyện; thời gian hoàn thành trước ngày 31/12/2022.

c) Thực hiện phân cấp đăng ký, biển số xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên cho Công an cấp xã có số lượng trung bình 03 năm liền kề gần nhất, đã đăng ký mới từ 250 xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) trở lên trong 01 năm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa bàn cấp xã (trừ các quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; các thành phố thuộc tỉnh nơi Phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở và cấp xã nơi Công an cấp huyện đặt trụ sở).

d) Thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe hết niên hạn sử dụng, xe hỏng không sử dụng được trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công an, Cổng Dịch vụ công quốc gia, thời gian hoàn thành trước ngày 31/12/2022.”.

6. Bổ sung khoản 7 Điều 26 như sau:

“7. Trong thời gian triển khai thực hiện phân cấp công tác đăng ký xe đối với Công an các đơn vị, địa phương chưa phân cấp thì tiếp tục thực hiện công tác đăng ký xe theo nhiệm vụ đã được giao.”.

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 65/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông

1. Sửa đổi khoản 3 Điều 19 như sau:

3. Khi kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nếu phát hiện, thu thập được thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm pháp luật của người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện:

a) Tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm thì cho xem nếu đã có thông tin, hình ảnh, kết quả tại đó; nếu chưa có thì hướng dẫn người vi phạm xem thông tin, hình ảnh, kết quả khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị;

b) Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông vi phạm để kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính thì thực hiện theo quy định tại Điều 19a Thông tư này.”.

2. Bổ sung Điều 19a sau Điều 19 như sau:

“19a. Trình tự xử lý kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đối với trường hợp vi phạm nhưng không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính thực hiện:

a) Xác định thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính thông qua cơ quan đăng ký xe và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

b) Trường hợp chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không cư trú, đóng trụ sở tại địa bàn cấp huyện nơi cơ quan Công an đã phát hiện vi phạm hành chính, nếu xác định vi phạm hành chính đó thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã thì chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến Công an cấp xã nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở (theo mẫu số 01/65/68) để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm (khi được trang bị hệ thống mạng kết nối gửi bằng phương thức điện tử);

Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã hoặc thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã nhưng Công an cấp xã chưa được trang bị hệ thống mạng kết nối thì chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến Công an cấp huyện nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở (theo mẫu số 01/65/68) để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm;

c) Gửi thông báo (theo mẫu số 02/65/68) yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính hoặc đến trụ sở Công an cấp xã, Công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính (sau đây viết gọn là Nghị định số 135/2021/NĐ-CP).

2. Khi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến cơ quan Công an để giải quyết vụ việc vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hoặc Trưởng Công an cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện tiến hành giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 15 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP.

3. Trường hợp vụ việc vi phạm do Công an cấp xã, Công an cấp huyện giải quyết, xử lý thì phải thông báo ngay kết quả giải quyết, xử lý vụ việc cho cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm. Đồng thời, cập nhật trạng thái đã giải quyết, xử lý vụ việc trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và gửi ngay thông báo kết thúc cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm cho cơ quan đăng kiểm, gỡ bỏ trạng thái đã gửi thông báo cảnh báo cho cơ quan đăng kiểm trên hệ thống quản lý, xử lý vi phạm hành chính (nếu đã có thông tin cảnh báo từ cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm đối với vụ việc quy định tại khoản 4 Điều này).

Trường hợp vụ việc vi phạm do cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm giải quyết, xử lý thì phải thông báo ngay kết quả giải quyết vụ việc cho Công an cấp xã hoặc Công an cấp huyện đã nhận kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Đồng thời, cập nhật trạng thái đã giải quyết, xử lý vụ việc trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và gửi ngay thông báo kết thúc cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm cho cơ quan đăng kiểm, gỡ bỏ trạng thái đã gửi thông báo cảnh báo cho cơ quan đăng kiểm trên hệ thống quản lý, xử lý vi phạm hành chính đối với vụ việc quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Quá thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi thông báo vi phạm, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết vụ việc hoặc cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm chưa nhận được thông báo kết quả giải quyết, xử lý vụ việc của Công an cấp xã, Công an cấp huyện đã nhận kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm thực hiện:

a) Cập nhật thông tin của phương tiện giao thông vi phạm (loại phương tiện; biển số, màu biển số; thời gian, địa điểm vi phạm, hành vi vi phạm; đơn vị phát hiện vi phạm; đơn vị giải quyết vụ việc, số điện thoại liên hệ) lên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông để chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính biết, liên hệ giải quyết theo quy định;

b) Gửi thông báo cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm cho cơ quan đăng kiểm (đối với phương tiện giao thông vi phạm là xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe máy chuyên dùng); đồng thời, cập nhật trạng thái đã gửi thông báo cảnh báo cho cơ quan đăng kiểm trên hệ thống quản lý, xử lý vi phạm hành chính.

5. Việc chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thông báo kết quả giải quyết vụ việc vi phạm được thực hiện bằng phương thức điện tử.”.

3. Bổ sung điểm c khoản 3 Điều 20 như sau:

“c) Đối với Công an đơn vị, địa phương đã được trang bị hệ thống quản lý, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông, phải nhập dữ liệu và in quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông qua hệ thống.”.

4. Bổ sung khoản 4 Điều 20 như sau:

“4. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công Bộ Công an:

a) Người có thẩm quyền xử phạt gửi thông tin xử phạt lên Cổng dịch vụ công; cổng dịch vụ công tự động thông báo cho người vi phạm tra cứu thông tin Quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông qua số điện thoại người vi phạm đã đăng ký với cơ quan Công an tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính;

b) Người vi phạm truy cập vào cổng dịch vụ công thông qua số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được thông báo hoặc số biên bản vi phạm hành chính để tra cứu thông tin Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính, đăng ký nhận lại giấy tờ bị tạm giữ qua dịch vụ bưu chính công ích;

c) Người có thẩm quyền xử phạt tra cứu Biên lai điện tử thu tiền xử phạt vi phạm hành chính được hệ thống cổng dịch vụ công gửi về để in, lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và làm căn cứ trả lại giấy tờ bị tạm giữ;

d) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trả lại giấy tờ bị tạm giữ, hết thời hạn tước cho người vi phạm qua dịch vụ bưu chính công ích.”.

5. Sửa đổi khoản 2 Điều 23 như sau:

“2. Khi nhận được văn bản của cơ quan Cảnh sát giao thông, Công an cấp xã có trách nhiệm phối hợp thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 24 Thông tư này.”.

6. Sửa đổi điểm a khoản 5 Điều 24 như sau:

a) Căn cứ yêu cầu cụ thể từng vụ việc, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện:

Xác minh thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện; gửi thông báo đến chủ phương tiện, mời chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện đến trụ sở cơ quan Công an đã ra thông báo vi phạm để làm rõ vụ việc (theo mẫu số 03/65/68). Đồng thời, gửi thông báo đến Công an cấp xã nơi chủ phương tiện cư trú, đóng trụ sở; Công an cấp xã khi nhận được thông báo có trách nhiệm chuyển đến chủ phương tiện và đề nghị chủ phương tiện thực hiện theo thông báo và báo lại cho cơ quan Công an đã ra thông báo (theo mẫu số 04/65/68);

Thực hiện biện pháp xác minh theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP.”.

7. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 25 như sau:

“b) Tiếp nhận kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật quy định tại Điều 22 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP để sử dụng làm căn cứ xác định hành vi vi phạm hành chính và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Sau khi tiếp nhận kết quả, thực hiện:

Trường hợp phương tiện giao thông vi phạm đang lưu thông trên tuyến, địa bàn phụ trách thì thủ trưởng đơn vị Cảnh sát giao thông có thẩm quyền tổ chức lực lượng tiến hành dừng phương tiện giao thông, kiểm soát và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

Trường hợp phương tiện giao thông vi phạm đã di chuyển sang tuyến, địa bàn khác thì thủ trưởng đơn vị Cảnh sát giao thông có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Điều 19a Thông tư này.”.

8. Bãi bỏ cụm từ “Cổng Dịch vụ công quốc gia” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20 và bãi bỏ điểm b, điểm c, điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 68/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy

1. Sửa đổi khoản 1 của Điều 3 như sau:

“1. Trên mỗi tuyến giao thông đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và luồng hàng hải ngoài vùng nước cảng biển nơi phương tiện thủy nội địa được phép hoạt động qua mỗi địa phương được bố trí một hoặc nhiều Tổ tuần tra, kiểm soát. Mỗi tổ gồm Tổ trưởng và các tổ viên. Số lượng cán bộ trong mỗi Tổ tuần tra, kiểm soát do Thủy đội trưởng, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát đường thủy, Đội trưởng Đội Cảnh sát đường thủy hoặc Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Thủy đội trưởng, Trạm trưởng, Đội trưởng) quyết định nhưng phải bảo đảm yêu cầu:

a) Tuần tra, kiểm soát lưu động bằng tàu gồm: Tổ trưởng và ít nhất 02 tổ viên phải bảo đảm đủ định biên thuyền viên theo quy định của Bộ Công an;

b) Tuần tra, kiểm soát lưu động bằng xuồng máy, bằng phương tiện thủy khác, bằng phương tiện cơ giới đường bộ hoặc đi bộ gồm: Tổ trưởng và có ít nhất 02 tổ viên; trong đó người điều khiển phương tiện tuần tra, kiểm soát phải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Chứng chỉ chuyên môn, Giấy phép lái xe theo quy định;

c) Kiểm soát tại trạm hoặc một điểm trên tuyến gồm: Tổ trưởng và ít nhất 02 tổ viên;

d) Trường hợp một hoặc nhiều tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và luồng hàng hải ngoài vùng nước cảng biển nơi phương tiện thủy nội địa được phép hoạt động thuộc địa bàn do Thủy đội, Đội Cảnh sát đường thủy, Đội Cảnh sát giao thông hoặc Trạm Cảnh sát đường thủy (Thủy đội, Đội, Trạm) quản lý, trong cùng một thời gian bố trí nhiều Tổ tuần tra, kiểm soát cùng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát thì Thủy đội trưởng, Đội trưởng, Trạm trưởng quyết định số lượng Tổ tuần tra, kiểm soát và chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ huy hoặc phân công cấp phó trực tiếp chỉ huy từng tuyến.”.

2. Sửa đổi Điều 11 như sau:

Điều 11. Xử lý vi phạm trong khi tuần tra, kiểm soát

1. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:

Khi phát hiện hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị xử phạt theo thủ tục không lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ; trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm chưa thực hiện ngay quyết định xử phạt thì có quyền tạm giữ giấy tờ có liên quan theo thứ tự quy định tại khoản 2 Điều này để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt.

2. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản:

Khi lập biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền, cán bộ lập biên bản có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, chứng chỉ lái phương tiện, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc giấy xác nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực đối với trường hợp phương tiện thế chấp, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hoặc các giấy tờ khác liên quan đến tang vật, phương tiện theo quy định của pháp luật để bảo đảm việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nếu người vi phạm không có giấy tờ nói trên thì có thể tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản thì cán bộ lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bảnTổ trưởng Tổ tuần tra, kiểm soát mời đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến ký xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản và phải báo cáo thủ trưởng đơn vị bằng văn bản để làm cơ sở cho người có thẩm quyền quyết định xử phạt hoặc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để ghi hình làm cơ sở xử lý; không tẩy xóa, sửa chữa các nội dung đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính.

3. Khi kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chínhnếu phát hiện, thu thập được hình ảnh của người và phương tiện tham gia giao thông đường thủy vi phạm pháp luật trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và luồng hàng hải ngoài vùng nước cảng biển nơi phương tiện thủy nội địa được phép hoạt động, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc thực hiện:

a) Tổ chức lực lượng dừng phương tiện vi phạm để kiểm soát và xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm thì cho xem nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được; nếu chưa có thì hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị;

b) Trường hợp không dừng được phương tiện vi phạm để kiểm soát, xử lý vi phạm thì thực hiện theo quy định tại Điều 11a Thông tư này.”.

3. Bổ sung Điều 11a sau Điều 11 như sau:

“Điều 11a. Trình tự xử lý kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đối với trường hợp vi phạm nhưng không dừng ngay được phương tiện để kiểm soát, xử lý vi phạm

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính thực hiện:

a) Xác định thông tin về phương tiện, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính thông qua cơ quan đăng ký hoặc cơ quan đăng kiểm phương tiện thủy và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

b) Trường hợp chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không cư trú, đóng trụ sở tại địa bàn cấp huyện nơi cơ quan Công an đã phát hiện vi phạm hành chính, nếu xác định vi phạm hành chính đó thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã thì chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến Công an cấp xã nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở (theo mẫu số 01/65/68) để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm (khi được trang bị hệ thống mạng kết nối gửi bằng phương thức điện tử);

Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã hoặc thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã nhưng Công an cấp xã chưa được trang bị hệ thống mạng kết nối thì chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến Công an cấp huyện nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở (theo mẫu số 01/65/68) để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm;

c) Gửi thông báo (theo mẫu số 02/65/68) yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính hoặc đến trụ sở Công an cấp xã, Công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính (sau đây viết gọn là Nghị định số 135/2021/NĐ-CP).

2. Khi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến cơ quan Công an để giải quyết vụ việc vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hoặc Trưởng Công an cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện tiến hành giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 15 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP.

3. Trường hợp vụ việc vi phạm do Công an cấp xã, Công an cấp huyện giải quyết, xử lý thì phải thông báo ngay kết quả giải quyết, xử lý vụ việc cho cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm. Đồng thời, cập nhật trạng thái đã giải quyết, xử lý vụ việc trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và gửi thông báo về phương tiện vi phạm cho cơ quan đăng kiểm, gỡ bỏ trạng thái cảnh báo đã gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm trên hệ thống quản lý, xử lý vi phạm hành chính (nếu đã có thông tin cảnh báo từ cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm đối với vụ việc quy định tại khoản 4 Điều này).

Trường hợp vụ việc vi phạm do cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm giải quyết, xử lý thì phải thông báo ngay kết quả giải quyết vụ việc cho Công an cấp xã hoặc Công an cấp huyện đã nhận kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Đồng thời, cập nhật trạng thái đã giải quyết, xử lý vụ việc trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và gửi thông báo về phương tiện vi phạm cho cơ quan đăng kiểm, gỡ bỏ trạng thái cảnh báo đã gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm trên hệ thống quản lý, xử lý vi phạm hành chính đối với vụ việc quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Quá thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi thông báo vi phạm, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết vụ việc hoặc cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm chưa nhận được thông báo kết quả giải quyết, xử lý vụ việc của Công an cấp xã, Công an cấp huyện đã nhận kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm thực hiện:

a) Cập nhật thông tin của phương tiện vi phạm (loại phương tiện; biển số, màu biển số; thời gian, địa điểm vi phạm, hành vi vi phạm; đơn vị phát hiện vi phạm; đơn vị giải quyết vụ việc, số điện thoại liên hệ) lên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông để chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính biết, liên hệ giải quyết theo quy định;

b) Gửi thông báo về phương tiện vi phạm cho cơ quan đăng kiểm (đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm); đồng thời, cập nhật trạng thái cảnh báo đã gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm trên hệ thống quản lý, xử lý vi phạm hành chính.

5. Việc chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thông báo kết quả giải quyết vụ việc vi phạm được thực hiện bằng phương thức điện tử.”.

4. Sửa đổi khoản 3, khoản 4 Điều 15 như sau:

“3. Xem xét vụ việc vi phạm hành chính:

a) Đối với những đơn vị, địa phương đã được trang bị hệ thống quản lý, xử lý vi phạm hành chính thì cán bộ truy cập hệ thống để nhập dữ liệu; xem xét, đối chiếu hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính với quy định của pháp luật và báo cáo, đề xuất xử lý theo quy định;

b) Đối với vụ việc không thuộc thẩm quyền xử phạt của thủ trưởng đơn vị thì cán bộ báo cáo, đề xuất thủ trưởng đơn vị chuyển hồ sơ đến cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

c) Đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì cán bộ báo cáo, đề xuất thủ trưởng đơn vị chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Đối với những đơn vị, địa phương đã được trang bị hệ thống quản lý, xử lý vi phạm hành chính thì cán bộ truy cập hệ thống để nhập dữ liệu và in quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trình cấp có thẩm quyền; lưu hồ sơ theo quy định của pháp luật.”.

5. Bãi bỏ cụm từ “cổng dịch vụ công trực tuyến (nếu có)” quy định tại khoản 6 Điều 15.

6. Bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 Điều 15 như sau:

“6a. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm (sau đây viết chung là người vi phạm) thực hiện việc nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công Bộ Công an:

a) Người có thẩm quyền xử phạt gửi thông tin xử phạt lên Cổng dịch vụ công; Cổng dịch vụ công tự động thông báo cho người vi phạm tra cứu thông tin Quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông qua số điện thoại người vi phạm đã đăng ký với cơ quan Công an tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính;

b) Người vi phạm truy cập vào Cổng dịch vụ công thông qua số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được thông báo hoặc số biên bản vi phạm hành chính để tra cứu thông tin Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính, đăng ký nhận lại giấy tờ bị tạm giữ qua dịch vụ Bưu chính công ích;

c) Người có thẩm quyền xử phạt tra cứu Biên lai điện tử thu tiền xử phạt vi phạm hành chính được hệ thống cổng dịch vụ công gửi về để in, lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và làm căn cứ trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tiền đặt bảo lãnh;

d) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, hết thời hạn tước cho người vi phạm qua dịch vụ bưu chính công ích; trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tiền đặt bảo lãnh (nếu có) theo quy định pháp luật.”.

7. Bổ sung Điều 15a vào sau Điều 15 như sau:

Điều 15a. Tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thủy do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội

1. Thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thủy (sau đây viết gọn là thông tin, hình ảnh) được tiếp nhận từ các nguồn sau:

a) Ghi thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân;

b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

2. Thông tin, hình ảnh làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm hành chính phải phản ánh khách quan, rõ về thời gian, địa điểm, đối tượng, hành vi vi phạm quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy và còn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3. Tổ chức, cá nhân khi ghi nhận được thông tin, hình ảnh thì có thể cung cấp cho đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc thông qua thư điện tử hoặc trực tiếp đến trụ sở đơn vị để cung cấp. Tổ chức, cá nhân phải có họ tên, địa chỉ rõ ràng, số điện thoại liên hệ (nếu có) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, hình ảnh đã cung cấp.

4. Tiếp nhận và xử lý thông tin, hình ảnh

Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát và đấu tranh phòng chống tội phạm trên đường thủy; Thủy đoàn; Phòng Cảnh sát đường thủy; Phòng Cảnh sát giao thông; Đội Cảnh sát đường thủy; Trạm Cảnh sát đường thủy; Thủy đội; Đội Cảnh sát giao thông - trật tự của Công an cấp huyện; Công an cấp xã có trách nhiệm:

a) Thông báo địa điểm, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin, hình ảnh để Nhân dân biết cung cấp;

Tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin, hình ảnh; bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, bút tích và thông tin khác của tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin, hình ảnh.

b) Xử lý thông tin, hình ảnh

Khi tiếp nhận thông tin, hình ảnh, cán bộ tiếp nhận phải xem xét, phân loại, nếu bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, thì ghi chép vào sổ (theo mẫu số 05/68) và báo cáo thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thực hiện:

Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thủy đang diễn ra trên tuyến, địa bàn phụ trách thì tổ chức lực lượng dừng phương tiện để kiểm soát, phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định. Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát hoặc hành vi vi phạm được phản ánh đã kết thúc thì thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định tại Điều 11a Thông tư này;

Trường hợp không thuộc tuyến, địa bàn phụ trách của đơn vị thì thông báo cho đơn vị Cảnh sát đường thủy có thẩm quyền thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Việc xác minh, thu thập tài liệu, tình tiết xác định vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP và quy định sau:

a) Căn cứ yêu cầu cụ thể từng vụ việc, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện:

Xác minh thông tin về phương tiện vi phạm, chủ phương tiện; gửi thông báo bằng văn bản đến chủ phương tiện, mời chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện đến trụ sở cơ quan Công an đã ra thông báo vi phạm để làm rõ vụ việc (theo mẫu số 03/65/68);

Gửi thông báo đến Công an cấp xã nơi chủ phương tiện cư trú, đóng trụ sở; Công an cấp xã khi nhận được văn bản thông báo có trách nhiệm chuyển đến chủ phương tiện và đề nghị chủ phương tiện thực hiện theo thông báo và báo lại cho cơ quan Công an đã ra thông báo (theo mẫu số 04/65/68);

b) Khi làm việc với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện, cá nhân, tổ chức có liên quan, phải lập thành biên bản; các tài liệu, tình tiết tiếp nhận, thu thập được để xác định vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trên đường thủy phải được lưu trong hồ sơ vụ việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an;

c) Căn cứ kết quả xác minh, tài liệu, tình tiết thu thập được, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện:

Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh đúng, xác định có hành vi vi phạm hành chính thì tiến hành xử lý vi phạm hành chính hoặc chuyển hồ sơ vụ việc đến cấp có thẩm quyền (đối với trường hợp vượt quá thẩm quyền) để xử lý theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;

Trường hợp thông tin, hình ảnh có dấu hiệu làm giả thì chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;

Trường hợp thông tin, hình ảnh của tổ chức, cá nhân cung cấp mà qua xác minh, xác định không có hành vi vi phạm hoặc không đủ căn cứ để xác định hành vi vi phạm thì tiến hành kết thúc hồ sơ vụ việc và lưu theo quy định.”.

8. Bổ sung Điều 15b vào sau Điều 15a như sau:

Điều 15b. Tiếp nhận kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị kỹ thuật do tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và luồng hàng hải ngoài vùng nước cảng biển nơi phương tiện thủy nội địa được phép hoạt động (sau đây gọi tắt là đường thủy) cung cấp

1. Đơn vị Cảnh sát đường thủy được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, theo tuyến, địa bàn phụ trách, có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy để thực hiện:

a) Phối hợp khai thác, sử dụng dữ liệu quản lý, điều hành giao thông của tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy để phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và đấu tranh phòng chống tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông theo quy định của pháp luật;

b) Tiếp nhận kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật quy định tại Điều 22 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP để sử dụng làm căn cứ xác định hành vi vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Sau khi tiếp nhận kết quả, thực hiện:

Trường hợp phương tiện vi phạm đang lưu thông trên tuyến, địa bàn phụ trách thì thủ trưởng đơn vị tuần tra, kiểm soát giao thông có thẩm quyền tổ chức lực lượng tiến hành dừng phương tiện vi phạm, kiểm soát và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

Trường hợp phương tiện vi phạm đã di chuyển sang tuyến, địa bàn khác thì thủ trưởng đơn vị tuần tra, kiểm soát có thẩm quyền thực hiện việc xác minh thông tin về phương tiện vi phạm, chủ phương tiện, gửi thông báo vi phạm và xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 11a Thông tư này.

2. Khi tiếp nhận kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy cung cấp thì cán bộ tiếp nhận phải ký giấy giao nhận và lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.”.

9. Sửa đổi khoản 1 Điều 22 như sau:

“1. Đối với tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác xảy ra trên đường thủy nội địa hoặc tai nạn liên quan đến phương tiện thủy nội địa hoạt động ở vùng nước cảng biển, luồng hàng hải ngoài vùng nước cảng biển thì thực hiện:

a) Tổ chức vớt và cấp cứu người bị nạn, đồng thời huy động lực lượng, phương tiện cứu vớt hàng hóa, phương tiện bị nạn;

b) Tổ chức điều tiết giao thông. Trường hợp tai nạn làm cản trở nghiêm trọng đến các hoạt động giao thông hoặc gây sự cố, tác hại đến môi trường thì phải thông báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực đó biết để kịp thời xử lý;

c) Tổ chức bảo vệ hiện trường vụ tai nạn: khoanh vùng hiện trường, bảo vệ người, tài sản, hàng hóa liên quan; phát hiện và ghi nhận các dấu vết, tang vật tại hiện trường và trên các phương tiện liên quan đến tai nạn; giữ nguyên vị trí, trạng thái phương tiện, dấu vết tang vật ở điều kiện cho phép, chú ý phát hiện và ghi nhận những thay đổi xảy ra; tạm giữ phương tiện, giấy tờ của phương tiện, người điều khiển phương tiện, tài liệu, vật chứng có liên quan đến tai nạn; nắm tình hình sự việc, người biết sự việc, người liên quan đến tai nạn; truy tìm người gây tai nạn bỏ trốn; nắm thông tin khác có liên quan đến vụ tai nạn;

d) Báo cáo tình hình với cấp trên; trao đổi nội dung vụ, việc; bàn giao hồ sơ cho đơn vị chức năng giải quyết vụ tai nạn, đồng thời tiếp tục bảo vệ hiện trường cho đến khi kết thúc khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn.”.

Điều 6. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 73/2021/TT-BCA ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan.

Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 2 Điều 4 như sau:

“c) Thông báo về việc giải quyết đơn trình báo mất hộ chiếu (Mẫu VB03/73).”.

Điều 7. Biểu mẫu

Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu:

1. Phiếu giao nhận bưu phẩm (Mẫu CD13/45).

2. Giấy khai đăng ký xe (Mẫu số 01A/58).

3. Giấy khai đăng ký xe tạm thời (Mẫu số 01B/58).

4. Giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe gắn máy (Mẫu số 02/58), mẫu này thay thế mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 58/2020/TT-BCA .

5. Giấy Chứng nhận đăng ký xe ô tô (Mẫu số 03/58), mẫu này thay thế mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 58/2020/TT-BCA .

6. Giấy Chứng nhận đăng ký rơmoóc, sơmi rơmoóc (Mẫu số 04/58), mẫu này thay thế mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 58/2020/TT-BCA .

7. Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời in trên cổng dịch vụ công (Mẫu số 05A/58).

8. Giấy chứng nhận đăng ký máy kéo (Mẫu số 06/58), mẫu này thay thế mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 58/2020/TT-BCA .

9. Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (Mẫu số 09/58), mẫu này thay thế mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư số 58/2020/TT-BCA .

10. Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe in trên cổng dịch vụ công (Mẫu số 09A/58).

11. Phiếu chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ về hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông (Mẫu số 01/65/68).

12. Thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông (Mẫu số 02/65/68).

13. Thông báo thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông (Mẫu số 03/65/68).

14. Phiếu báo (Mẫu số 04/65/68).

15. Sổ tiếp nhận thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường thủy (Mẫu số 05/68).

Điều 8. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2022.

Điều 9. Trách nhiệm thi hành

1. Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Thông tư này.

2. Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương căn cứ vào nội dung liên quan đến các lĩnh vực về quản lý hành chính về trật tự xã hội, trật tự, an toàn giao thông, quản lý xuất nhập cảnh báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát giao thông hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh) để có hướng dẫn kịp thời./.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung về "Thông tư 15/2022/TT-BCA việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 43/2017/TT-BCA” mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo