Thông tư 06/2010/TT-BXD hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành

phuong-phap-xac-dinh-gia-ca-may
Thông tư 06/2010/TT-BXD hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 06/2010/TT-BXD  

Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2010

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình như sau:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình (sau đây gọi là giá ca máy) để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Điều 2. Nguyên tắc xác định giá ca máy

  1. Giá ca máy được xác định theo từng công trình, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công (như độ mặn khí quyển, địa hình và các điều kiện tương tự), biện pháp thi công, thời gian xây dựng của công trình và mặt bằng giá ca máy trên thị trường.
  2. Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn, nhà thầu căn cứ phương pháp xác định giá ca máy hướng dẫn tại Thông tư này, dữ liệu cơ sở xác định giá ca máy và thiết bị thi công trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này để xác định giá ca máy cho phù hợp với công trình làm cơ sở lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
  3. Máy và thiết bị thi công (sau đây gọi là máy) quy định tại Thông tư này là các loại máy và thiết bị được truyền chuyển động bằng động cơ, chạy bằng xăng, dầu, điện, khí nén được sử dụng cho công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị ở các công trình xây dựng. Một số loại thiết bị không có động cơ như rơ moóc, sà lan và các loại thiết bị tương tự nhưng tham gia vào các công tác nói trên thì cũng được coi là máy và thiết bị thi công.
  4. Chi phí cho các loại công tác xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện - nước - khí nén và các loại công tác xây dựng tương tự thực hiện tại hiện trường phục vụ cho việc lắp đặt, vận hành của một số loại máy như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray và các loại thiết bị tương tự thì được lập dự toán riêng theo biện pháp thi công và tính vào chi phí khác của dự toán công trình.

Chương 2.

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY

Điều 3. Nội dung chi phí trong giá ca máy

Giá ca máy là mức chi phí dự tính cần thiết cho máy và thiết bị thi công làm việc trong một ca.

Các nội dung chi phí trong giá ca máy được xác định phù hợp theo loại máy sử dụng để thi công xây dựng công trình và điều kiện cụ thể của công trình.

Trong trường hợp tổng quát, giá ca máy bao gồm chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, tiền lương thợ điều khiển máy, chi phí khác của máy và xác định theo công thức sau:

CCM = CKH + CSC + CNL + CTL + CCPK   (đồng/ca) (1)

Trong đó:

- CCM: giá ca máy (đồng/ca)

- CKH : chi phí khấu hao (đồng/ca)

- CSC: chi phí sửa chữa (đồng/ca)

- CNL:  chi phí nhiên liệu, năng lượng (đồng/ca)

- CTL: chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (đồng/ca)

- CCPK: chi phí khác (đồng/ca)

Điều 4. Trình tự xác định giá ca máy

Bước 1: Lập danh mục máy của bảng giá ca máy công trình như quy định trong Điều 5 dưới đây.

Bước 2: Xác định giá ca máy như quy định trong Điều 6 dưới đây.

Bước 3: Hướng dẫn áp dụng bảng giá ca máy công trình như quy định trong Điều 7 dưới đây.

Điều 5. Lập danh mục máy của bảng giá ca máy công trình

Danh mục máy của bảng giá ca máy công trình được xác định theo nguyên tắc tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này và cần bảo đảm các nội dung sau:

- Các loại máy sử dụng phù hợp với công nghệ thi công, biện pháp tổ chức thi công của công trình.

- Chỉ rõ loại máy, tên máy, một số thông số kinh tế - kỹ thuật chủ yếu (như dung tích gầu của máy đào một gầu, trọng tải của ô tô, sức nâng của cần trục và (hoặc) các thông số kinh tế - kỹ thuật chủ yếu khác) của từng máy trong danh mục.

Điều 6. Xác định giá ca máy

  1. Xác định chi phí khấu hao (CKH)
  2. a) Chi phí khấu hao tính trong giá ca máy là khoản chi phí về hao mòn của máy trong thời gian sử dụng.
  3. b) Công thức xác định chi phí khấu hao:

CKH

=

(Nguyên giá - Giá trị thu hồi) x Định mức khấu hao năm

(đồng/ca) (2)

Số ca năm

Trong đó:

- Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có máy tính đến thời điểm đưa máy đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như giá mua máy, thiết bị (không kể chi phí cho vật tư, phụ tùng thay thế mua kèm theo), thuế nhập khẩu (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí lắp đặt, chạy thử, các khoản chi phí hợp lệ khác có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư máy.

Nguyên giá để tính giá ca máy công trình được xác định theo báo giá của nhà cung cấp, theo hợp đồng mua bán máy hoặc nguyên giá máy từ các công trình tương tự đã và đang thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với mặt bằng giá máy trên thị trường tại thời điểm tính giá ca máy.

- Định mức khấu hao năm: là định mức về mức độ giảm giá trị bình quân của máy do hao mòn (vô hình và hữu hình) sau một năm sử dụng. Định mức khấu hao năm tính theo tỷ lệ %.

Định mức khấu hao năm được xác định theo nguyên tắc phù hợp với tuổi thọ kinh tế của máy và thời gian sử dụng của từng loại máy tại công trình.

- Giá trị thu hồi là giá trị phần còn lại của máy sau khi thanh lý và được xác định như sau:

Với máy có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên giá trị thu hồi nhỏ hơn hoặc bằng 5% nguyên giá. Không tính giá trị thu hồi với máy có nguyên giá nhỏ hơn 10.000.000 đồng (mười triệu đồng).

- Số ca năm: số ca máy làm việc hữu ích được lựa chọn trong một năm.

Số ca năm được xác định theo nguyên tắc phù hợp với đặc tính và quy trình vận hành của từng loại máy, khối lượng thi công của công trình, quy mô công trình, tiến độ thi công và các điều kiện cụ thể khác.

Số ca năm được tính trên cơ sở số ca máy làm việc trong cả đời máy và số năm đời máy.

  1. Xác định chi phí sửa chữa (CSC)  
  2. a) Chi phí sửa chữa tính trong giá ca máy là các khoản chi phí để sửa chữa, bảo dưỡng máy nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn của máy.
  3. b) Công thức xác định chi phí sửa chữa:

CSC

=

Nguyên giá x Định mức sửa chữa năm

(đồng/ca) (3)

Số ca năm

Trong đó:

- Nguyên giá, số ca năm: như nội dung trong khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

- Định mức sửa chữa năm: được xác định theo quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa định kỳ, quy trình vận hành máy, chất lượng máy, điều kiện cụ thể của công trình và thời gian làm việc của máy.

  1. c) Trong chi phí sửa chữa chưa bao gồm chi phí thay thế các loại phụ tùng thuộc bộ phận công tác của máy có giá trị lớn mà sự hao mòn của chúng phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của đối tượng công tác, ví dụ như cần khoan, mũi khoan và các loại phụ tùng thay thế tương tự.
  2. Xác định chi phí nhiên liệu, năng lượng (CNL).
  3. a) Chi phí nhiên liệu, năng lượng tính trong giá ca máy là khoản chi về nhiên liệu, năng lượng tạo ra động lực cho máy hoạt động (xăng, dầu, điện hoặc khí nén) và các loại nhiên liệu phụ như dầu mỡ bôi trơn, nhiên liệu để điều chỉnh, nhiên liệu cho động cơ lai, dầu truyền động.
  4. b) Công thức xác định chi phí nhiên liệu, năng lượng

CNL

=

Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng

x

Giá nhiên liệu, năng lượng

x

Kp

(đồng/ca) (4)

Trong đó:

- Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng: định mức tiêu hao các loại nhiên liệu, năng lượng như xăng, dầu, điện hoặc khí nén để tạo ra động lực cho máy làm việc trong một ca (lít/ca, kWh/ca, m3 khí nén/ca).

Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng trong một ca được xác định theo nguyên tắc phù hợp với số giờ máy vận hành trong ca và mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng trong một giờ tương ứng với từng loại máy.

- Giá nhiên liệu, năng lượng: mức giá (trước thuế giá trị gia tăng) các loại xăng, dầu, điện hoặc khí nén tại thời điểm tính giá ca máy và khu vực xây dựng công trình.

- Kp: hệ số chi phí nhiên liệu, dầu mỡ phụ cho một ca máy làm việc.

Hệ số chi phí nhiên liệu, dầu mỡ phụ cho một ca máy làm việc được quy định như sau:

- Động cơ xăng: 1,03

- Động cơ Diezel: 1,05

- Động cơ điện: 1,07

  1. c) Trường hợp xác định giá ca máy của các loại máy để thực hiện một số loại công tác (như khảo sát xây dựng, thí nghiệm vật liệu, thí nghiệm cấu kiện, kết cấu xây dựng và một số loại công tác khác) mà chi phí nhiên liệu, năng lượng đã tính vào hao phí vật liệu trong định mức dự toán công trình thì không tính trong giá ca máy.

Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của tàu công tác sông và xuồng cao tốc khi thao tác được tính bằng 65% định mức khi hành trình.

  1. Xác định chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (CTL)
  2. a) Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy là khoản chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp lương tương ứng với cấp bậc của thợ điều khiển máy theo yêu cầu kỹ thuật.

Tiền lương thợ điều khiển máy trong giá ca máy được xác định trên cơ sở tính đúng, tính đủ tiền lương nhân công và phù hợp với mặt bằng giá của thị trường lao động phổ biến của từng khu vực, tỉnh, theo từng loại thợ và điều kiện cụ thể của công trình.

  1. b) Công thức xác định chi phí tiền lương thợ điều khiển máy

CTL

=

 

(đồng/ca) (5)

Trong đó:

- Ni : Số lượng thợ điều khiển máy loại i

- CTLi : Đơn giá tiền lương ngày công thợ điều khiển máy loại i

- n : Số lượng loại thợ điều khiển máy trong ca

Thành phần, cấp bậc, số lượng thợ điều khiển máy của từng loại máy xác định theo yêu cầu của quy trình vận hành máy, tiêu chuẩn cấp bậc công nhân kỹ thuật và điều kiện cụ thể của công trình.

  1. c) Trường hợp xác định giá ca máy của các loại máy để thực hiện một số loại công tác mà chi phí nhân công điều khiển máy đã tính theo hao phí nhân công trong định mức dự toán công trình (như khảo sát xây dựng, thí nghiệm vật liệu, thí nghiệm cấu kiện, kết cấu xây dựng và một số loại công tác khác) thì không tính chi phí nhân công điều khiển máy trong giá ca máy.
  2. Xác định chi phí khác (CCPK)
  3. a) Chi phí khác được tính trong giá ca máy là các khoản chi phí đảm bảo cho máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình, bao gồm:

- Bảo hiểm máy, thiết bị trong quá trình sử dụng;

- Bảo quản máy và phục vụ cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật trong bảo quản máy;

- Đăng kiểm các loại:

- Di chuyển máy trong nội bộ công trình;

- Các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến quản lý máy và sử dụng máy tại công trình chưa được tính trong các nội dung chi phí khác trong đơn giá, dự toán công trình.

  1. b) Công thức xác định chi phí khác

CCPK

=

Nguyên giá x Định mức chi phí khác năm

(đồng/ca) (6)

Số ca năm

Trong đó:

- Nguyên giá, số ca năm: như nội dung trong khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

- Định mức chi phí khác năm: được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động của máy trong một năm được lựa chọn và tính theo tỷ lệ % so với nguyên giá.

Định mức chi phí khác năm được xác định theo nguyên tắc phù hợp với từng loại máy, cỡ máy và điều kiện khai thác, sử dụng máy tương ứng với điều kiện cụ thể của công trình.

Điều 7. Hướng dẫn sử dụng bảng giá ca máy công trình

Sau khi xác định giá ca máy công trình theo nội dung quy định tại các Điều 3, Điều 4, Điều 5 và Điều 6 nói trên, cần hướng dẫn áp dụng bảng giá ca máy trong quá trình lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Đối tượng, phạm vi áp dụng bảng giá ca máy.

- Căn cứ xác định các thành phần chi phí trong giá ca máy.

- Các trường hợp cần lưu ý trong quá trình áp dụng bảng giá ca máy.

Điều 8. Xác định giá ca máy chờ đợi, giá thuê máy.

  1. Xác định giá ca máy chờ đợi
  2. a) Giá ca máy chờ đợi là giá ca máy của các loại máy đã được huy động đến công trình để thi công xây dựng công trình nhưng chưa có việc để làm nhưng không do lỗi của nhà thầu.
  3. b) Giá ca máy chờ đợi bao gồm chi phí khấu hao, chi phí tiền lương thợ điều khiển máy và chi phí khác. Các chi phí này được xác định theo bảng giá ca máy của công trình.
  4. Xác định giá thuê máy
  5. a) Giá thuê máy là mức chi phí bên đi thuê trả cho bên cho thuê để được quyền sử dụng máy trong một khoảng thời gian như ca, ngày, tuần, tháng, quý, năm hoặc để thực hiện một khối lượng sản phẩm công việc theo đơn vị đo lường của công tác như cái, kg, tấn, m, m2, m3.
  6. b) Trong trường hợp tổng quát, giá thuê máy bao gồm các chi phí sau: chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí tiền lương thợ điều khiển máy và chi phí khác; chi phí vận chuyển máy đến và đi khỏi công trình, chi phí tháo và lắp đặt máy; chi phí cho thời gian chờ đợi do công nghệ hoặc biện pháp thi công, các khoản thuế, phí và lệ phí.

Các nội dung chi phí trong giá thuê máy được xác định tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, hình thức thuê máy và thỏa thuận giữa bên cho thuê máy và bên đi thuê máy.

Điều 9. Điều chỉnh giá ca máy

Giá ca máy được điều chỉnh phù hợp với điều kiện cụ thể của từng công trình trên cơ sở mức biến động giá của các yếu tố chi phí tính giá ca máy như nguyên giá, giá nhiên liệu, năng lượng, chế độ tiền lương.

Giá ca máy được điều chỉnh theo các phương pháp:

- Phương pháp bù trừ trực tiếp;

- Phương pháp hệ số điều chỉnh;

- Phương pháp chỉ số giá xây dựng:

  1. Điều chỉnh giá ca máy theo phương pháp bù trừ trực tiếp

Công thức xác định giá ca máy điều chỉnh (CCMĐC) theo phương pháp bù trừ trực tiếp:

CCMĐC = (CKH + CSC + CCPK) . K1 + CNL . K2 + CTL . K3 (đồng/ca)  (7)

Trong đó:

- CKH, CSC, CCPK, CNL, CTL: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí khác, chi phí nhiên liệu, năng lượng, tiền lương thợ điều khiển máy trong giá ca máy tại thời điểm gốc.

- K1: hệ số điều chỉnh nguyên giá, xác định theo công thức (8)

K1

=

Nguyên giá tại thời điểm điều chỉnh

(8)

Nguyên giá tại thời điểm gốc

- K2: hệ số điều chỉnh chi phí nhiên liệu, năng lượng, xác định theo công thức (9)

 K2

=

Giá nhiên liệu, năng lượng tại thời điểm điều chỉnh

(9)

Giá nhiên liệu, năng lượng tại thời điểm gốc

- K3: hệ số điều chỉnh chi phí tiền lương thợ điều khiển máy, xác định theo công thức (10)

K3

=

Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy trong giá ca máy tại thời điểm điều chỉnh

(10)

Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy trong giá ca máy tại thời điểm gốc

  1. Điều chỉnh giá ca máy theo phương pháp hệ số điều chỉnh

Công thức xác định giá ca máy điều chỉnh (CCMĐC) theo phương pháp hệ số điều chỉnh:

CCMĐC = CCM . KĐC  (đồng/ca)  (11) 

Trong đó:

- CCM: giá ca máy tại thời điểm gốc (đồng/ca)

- KĐC: hệ số điều chỉnh giá ca máy

Hệ số điều chỉnh giá ca máy tính theo hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công trong dự toán xây dựng công trình giữa thời điểm điều chỉnh và thời điểm gốc. Hệ số điều chỉnh lấy theo công bố hoặc hướng dẫn của địa phương nơi xây dựng công trình hoặc tính toán của Chủ đầu tư.

  1. Điều chỉnh giá ca máy theo phương pháp chỉ số giá xây dựng

Công thức xác định giá ca máy điều chỉnh (CCMĐC) theo phương pháp chỉ số giá xây dựng:

   (đồng/ca) (12)

Trong đó:

- CCM: giá ca máy tại thời điểm gốc (đồng/ca)

- KMTC1: chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình tại thời điểm gốc

- KMTC2: chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình tại thời điểm điều chỉnh

Chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng hoặc công bố của địa phương nơi xây dựng công trình hoặc tính toán của Chủ đầu tư.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Thẩm định và phê duyệt giá ca máy công trình

  1. Chủ đầu tư căn cứ yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công cụ thể của công trình tổ chức thẩm định, phê duyệt giá ca máy công trình đồng thời với việc tổ chức thẩm định và phê duyệt đơn giá xây dựng công trình.

Đối với các công trình xây dựng dạng tuyến đi qua nhiều địa phương như đường giao thông, đường dây tải điện, kênh mương, đường ống và các công trình xây dựng dạng tuyến khác, thì chủ đầu tư quyết định giá ca máy của công trình để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Chủ đầu tư có thể thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí có đủ năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để xác định hoặc thẩm tra giá ca máy trước khi quyết định áp dụng.

  1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và giao cho Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các Sở có liên quan căn cứ hướng dẫn tại Thông tư này và tình hình cụ thể của địa phương tính toán và công bố giá ca máy phổ biến làm cơ sở tham khảo trong việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
  2. Nhà thầu xây dựng thực hiện quản lý giá ca máy như quy định tại Điều 27 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP.

Điều 11. Xử lý chuyển tiếp

Việc thực hiện xác định giá ca máy công trình trong giai đoạn chuyển tiếp quy định tại Điều 34 của Nghị định số 112/2009/NĐ-CP.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2010 và thay thế Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác định ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các Tập đoàn Kinh tế, Tổng Công ty Nhà nước;
- Website của Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- BXD; Cục, Vụ, Viện, Thanh tra;
- Lưu: VP, VKT, Vụ KTXD (Thg).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Sơn

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo