Giấy tờ có giá thường bắt gặp trong các giao dịch dân sự. Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn chưa có sự hiểu biết đúng đắn về giấy tờ có giá. Đặc biệt là thường nhầm lẫn giấy tờ có giá với các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Trong bài viết này luật ACC sẽ phân tích giấy tờ có giá theo Thông tư 01/2021/TT-NHNN cùng tham khảo qua nhé!

Thông tư 01/2021/TT-NHNN về giấy tờ có giá
1. Giấy tờ có giá là gì?
Theo khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định "Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản". Như vậy, giấy tờ có giá là một loại tài sản theo luật dân sự.
2. Đối tượng phát hành giấy tờ có giá
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo Giấy phép thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm:
- Ngân hàng thương mại;
- Ngân hàng hợp tác xã;
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.
Về đối tượng mua giấy tờ có giá
(1) Đối tượng mua giấy tờ có giá là các tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp (2), (3) dưới đây.
(2) Đối tượng mua giấy tờ có giá do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành là tổ chức Việt Nam và tổ chức nước ngoài.
(3) Đối tượng mua trái phiếu phải phù hợp với Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Về hình thức phát hành giấy tờ có giá
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ và các hình thức khác phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thiết kế và in ấn để bảo đảm khả năng chống giả cao.
- Trường hợp phát hành giấy tờ có giá không theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp cho người mua chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.
Thông tư 01/2021/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 17/5/2021 và thay thế Thông tư 34/2013/TT-NHNN, Thông tư 33/2019/TT-NHNN.
4. Thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá
Trái phiếu có thời hạn từ một năm trở lên, thời hạn cụ thể do tổ chức tín dụng quy định. Trái phiếu phát hành cùng một đợt và cùng thời hạn được ghi cùng ngày phát hành và cùng ngày đến hạn thanh toán.
Thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
5. Mệnh giá của giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành trong nước là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-NHNN, mệnh giá của giấy tờ có giá được quy định như sau:
- Mệnh giá của giấy tờ có giá là 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam.
- Mệnh giá của giấy tờ có giá (trừ trái phiếu) phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua.
- Mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn trên trái phiếu.
- Mệnh giá của giấy tờ có giá phát hành không theo hình thức chứng chỉ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thỏa thuận với người mua.
Như vậy, mệnh giá của giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng được phép phát hành trong nước sẽ có mệnh giá là 100.000 hoặc là bội số của 100.000 đồng Việt Nam.
6. Thanh toán giấy tờ có giá như thế nào?
Thanh toán giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành được quy định tại Điều 18 Thông tư 01/2021/TT-NHNN. Cụ thể như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thanh toán tiền gốc, lãi giấy tờ có giá đầy đủ và đúng hạn cho người mua giấy tờ có giá.
- Phương thức thanh toán gốc, lãi giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan, được công bố cho người mua giấy tờ có giá trước khi phát hành giấy tờ có giá.
- Việc thanh toán trước hạn giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định trên cơ sở đề nghị của người mua giấy tờ có giá, bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Lãi suất áp dụng trong trường hợp thanh toán trước hạn giấy tờ có giá phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
7. Câu hỏi thường gặp về giấy tờ có giá?
Những đối tượng nào được phát hành giấy tờ có giá tại Việt Nam?
- Ngân hàng thương mại.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn từ tổ chức.
- Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam phát hành giấy tờ có giá theo quy định tại Giấy phép thành lập và hoạt động.
Giấy tờ có giá được hiểu là?
Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, công trái… Xét về mặt hình thức giấy tờ có giá là một chứng chỉ được lập theo hình thức, trình tự luật định.
Trên đây là các thông tin Thông tư 01/2021/TT-NHNN về giấy tờ có giá Luật ACC cập nhật được xin gửi đến các bạn, trong quá trình tìm hiểu nếu có thắc mắc về các vấn đề liên quan vui lòng liên hệ công ty Luật ACC để được tư vấn nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận