TƯ VẤN VỀ THÔNG TƯ 01/2010 VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT - Thông tư 01/2010/TT-BTP

Thông tư 01/2010/TT-BTP về tư vấn pháp luật đã quy định chi tiết một số vấn đề liên quan đến tổ chức hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, người thực hiện tư vấn pháp luật, chế độ báo cáo, kiểm tra của Trung tâm tư vấn pháp luật. Để Quý khách hàng hiểu rõ hơn về thông tư 01/2010 về tư vấn pháp luật, Công ty Luật ACC xin gửi đến bài viết nêu và phân tích các điểm nổi bật trong thông tư trên.

1. Tổ chức và hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật theo Thông tư 01/2010/TT-BTP 

1.1. Một số quy định chung về tổ chức và hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật

Thông tư 01/2010/TT-BTP về tư vấn pháp luật gồm 23 điều và chủ yếu tập trung nhiều điều luật cho Chương 1: Tổ chức và hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật.

Điều 1 Thông tư 01/2010/TT-BTP về tư vấn pháp luật đã bổ sung thêm trường hợp các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật có quyền  thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật:

- Cơ sở đào tạo chuyên ngành luật được thành lập hợp pháp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được phép đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp đại học luật hoặc cấp bằng tốt nghiệp trung cấp luật.

- Cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật được thành lập hợp pháp, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học pháp lý.

Điều 2 của Thông tư 01/2010/TT-BTP về tư vấn pháp luật đã quy định chi tiết cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP gồm có các thành phần bắt buộc như sau:

- Giám đốc trung tâm;

- Người thực hiện tư vấn pháp luật như tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư;

- Kế toán;

- Thủ quỹ.

Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích hoạt động, quy mô hoạt động, phạm vi hoạt động,... cơ cấu tổ chức có thể có Phó Giám đốc và nhân viên khác.

Trong đó, giám đốc Trung tâm do tổ chức chủ quản lựa chọn và bổ nhiệm trong số các tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư của Trung tâm. Do vậy, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật sẽ có chuyên môn chính về tư vấn pháp luật, điều này rất hợp lý với trung tâm thực hiện dịch vụ quan trọng như dịch vụ pháp lý. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước tổ chức chủ quản và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm. Và luật pháp chỉ quy định những nét chung cơ bản nhất về cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn, còn các vấn đề chi tiết khác liên quan đến tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản quy định. Điều này thể hiện sự linh hoạt trong pháp luật Việt Nam.

Điều 3 của Thông tư 01/2010/TT-BTP về tư vấn pháp luật đã giải thích rõ ràng hoạt động tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật là gì? Đây là một trong những thiếu sót của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP khiến việc áp dụng pháp luật trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Theo quy định tại điều luật này, hoạt động tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật bao gồm 5 nhóm hoạt động chính sau:

- Hướng dẫn, giải đáp pháp luật;

- Tư vấn, cung cấp ý kiến pháp lý;

- Soạn thảo đơn, hợp đồng, di chúc và các giấy tờ khác;

- Cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp luật;

- Đại diện ngoài tố tụng cho người được tư vấn pháp luật để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

1.2. Đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký hoạt động   của Trung tâm, Chi nhánh

Từ Điều 5 đến Điều 13 của thông tư 01/2010 về tư vấn pháp luật luật đã quy định chi tiết một số nội dung về thủ tục, hồ sơ cần thiết trong các quá trình như đăng  ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật; đăng ký hoạt động của Chi nhánh; thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh; thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh. Qua đó, các cá nhân, tổ chức có thể dễ dàng áp dụng luật và tuân theo pháp luật về trung tâm tư vấn pháp luật

2. Người thực hiện tư vấn pháp luật theo thông tư 01/2010 về tư vấn pháp luật

2.1. Tư vấn viên pháp luật

Tư vấn viên pháp luật quy định trong thông tư 01/2010 về tư vấn pháp luật chỉ được làm việc cho một Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc một Chi nhánh. Tư vấn viên pháp luật có thể đồng thời kiêm nhiệm vị trí công tác khác của tổ chức chủ quản nhưng phải bảo đảm  công việc đó không ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn pháp luật.

Thẻ tư vấn viên pháp luật được cấp theo đề nghị của Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc của Chi nhánh trong trường hợp Trung tâm, Chi nhánh thực hiện đăng ký hoạt động hoặc bổ sung tư vấn viên pháp luật.

Người đã được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật mà thuộc một trong những trường hợp như: không đạt tiêu chuẩn, được tuyển dụng làm công chức, có hành vi vi phạm những điều cấm trong hoạt động tư vấn pháp luật sẽ bị Sở Tư pháp nơi cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật tiến hành thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật.

2.2. Luật sư

Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật được quy định trong thông tư 01/2010/TT-BTP về tư vấn pháp luật như sau:

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh là luật sư đã đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định của Luật Luật sư.

Luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh theo hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không xác định thời hạn được ký kết giữa Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh với luật sư.

2.3. Cộng tác viên tư vấn pháp luật

Để trở thành 1 cộng tác viên tư vấn pháp luật thì theo thông tư 01/2010/TT-BTP về tư vấn pháp luật cần các điều kiện sau đây:

- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích.

- Thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

+ Người có bằng cử nhân luật hoặc người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân.

+ Người đã hoặc đang đảm nhiệm các chức danh như luật sư, công chứng viên, trọng tài viên và các chức danh tư pháp khác.

+ Những người sau đây thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Người có bằng trung cấp luật; Người có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên gồm: Cán sự pháp lý làm việc trong ngành Tư pháp hoặc tổ chức pháp chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang; hội thẩm nhân dân; người công tác trong các ngành khác có hiểu biết pháp luật; Thành viên tổ hòa giải; thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; già làng; trưởng bản, trưởng thôn, xóm, ấp, sóc, bon; trưởng các dòng họ; đại diện tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cơ sở là người có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn pháp lý của Công ty Luật ACC về thông tư 01/2010 về tư vấn pháp luật. Nếu Quý khách còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật ACC để được hỗ trợ giải đáp và tư vấn. Với đội ngũ luật sư nhiệt huyết, tận tình và giàu kinh nghiệm, Công ty Luật ACC rất hân hạnh khi được hỗ trợ giải đáp những vướng mắc và trở thành người đồng hành của Quý khách trong thời gian tới.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (975 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo