Hiện nay, thành phần kinh tế nhà nước là thành phần đóng vai trò nòng cốt trong nền kinh tế nước ta. Vậy thành phần kinh tế nhà nước là gì? ACC mời bạn tham khảo bài viết Thành phần kinh tế nhà nước là gì?
Thành phần kinh tế nhà nước là gì?
1. Thành phần kinh tế nhà nước là gì?
Thành phần kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.
Hiện nay, thành phần kinh tế nhà nước là thành phần đóng vai trò nòng cốt trong nền kinh tế nước ta. Theo đó, nền kinh tế nhà nước bao gồm có các doanh nghiệp nhà nước các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy, nó nắm giữ các vị trí quan trọng, then chốt trong nền kinh tế và là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước vận hành và điều tiết nền kinh tế.
Để tăng cường vai trò của thành phần kinh tế nhà nước hiện nay, nước ta cần phải tăng quyền tự chủ và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của DNNN, đổi mới căn bản cơ chế đại diện chủ sở hữu và cơ chế giám sát hoạt động của các DNNN. Bên cạnh đó, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN….
2. Thực trạng của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Văn kiện Đại hội VIII (năm 1996) chủ trương: “Tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo: làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô; tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới”.
Văn kiện Đại hội IX (năm 2001) khẳng định: Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật.
Văn kiện Đại hội X (năm 2006) nhất quán: “Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”…
Nhìn tổng quát từ sau Đại hội VIII đến nay, quan niệm của Đảng ta về KTNN và vai trò chủ đạo của thành phần KTNN trong nền kinh tế thị trường đã có sự phát triển đáng kể. Hai điểm nổi bật nhất là:
Một là, do có sự phân biệt giữa sở hữu nhà nước với hình thức DNNN và cũng do có sự phân biệt giữa quyền chủ sở hữu với quyền kinh doanh trong DNNN mà chúng ta đã chuyển từ khái niệm kinh tế quốc doanh sang khái niệm KTNN.
Hai là, để tránh sự nhầm lẫn trong nhận thức giữa vai trò chủ đạo của thành phần KTNN với vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước, Đảng ta đã khẳng định, thành phần KTNN không lãnh đạo các thành phần kinh tế khác mà “là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”.
3. Vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Về cơ bản, “vai trò chủ đạo” của KTNN thể hiện trên một số phương diện chủ yếu sau:
Thứ nhất, vai trò chủ đạo của khu vực KTNN được thể hiện ở trình độ công nghệ, trình độ quản lý, hiệu quả kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh.
Thứ hai, KTNN đóng vai trò hàng đầu trong việc khắc phục, hạn chế những bất cập của cơ chế thị trường.
Thứ ba, KTNN độc quyền những lĩnh vực có quan hệ trực tiếp đến an ninh quốc gia.
Thứ tư, KTNN là “công cụ” để thúc đẩy các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sau hơn 30 năm phát triển thành phần kinh tế nhà nước, trong đó có DNNN, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển đáng kể. Hệ thống DNNN qua nhiều lần sắp xếp, chuyển đổi từng bước được củng cố và đóng góp vào thành tựu của quá trình đổi mới. Nhiều DNNN đứng vững trên thị trường, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nắm các ngành kinh tế then chốt, đóng góp lớn cho ngân sách. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, còn nhiều nhiệm vụ nêu ra chưa được thực hiện hiệu quả. Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước chưa được phát huy một cách đầy đủ. Thực tế cho thấy, nhiều DNNN đã sử dụng chính sách "kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực", tham gia thành lập các ngân hàng, công ty tài chính, đầu tư bất động sản và chứng khoán, ít đầu tư vào lĩnh vực chính của mình. Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu đã và đang là lực cản lớn đối với quá trình nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của DNNN; một số đơn vị hoạt động mang tính độc quyền còn cao, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường; sử dụng vốn nhà nước nhiều nhưng hiệu quả chưa tương xứng, làm tăng nợ nhà nước; một bộ phận DNNN còn chưa gắn yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Không chỉ làm ăn kém hiệu quả, bộ phận DNNN còn bị “tai tiếng” bởi những vụ án tham nhũng kinh tế lớn, phức tạp thời gian vừa qua.
Trên đây là bài viết Thành phần kinh tế nhà nước là gì? Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận