Thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính là một hoạt động diễn ra khá thường xuyên và phổ biến. Tuy nhiên nếu như không hiểu rõ các quy định, doanh nghiệp sẽ rất dễ rơi vào tình trạng lúng túng, soạn thiếu hồ sơ giấy tờ, thủ tục rườm rà không được cơ quan nhà nước chấp thuận. Vì vậy, ngay bây giờ hãy cùng Công ty Luật ACC nghiên cứu các quy định về vấn đề thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính!
1.Địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính là gì?
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Địa điểm kinh doanh thì hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính, hoạt động theo sự chỉ đạo của công ty. Phạm vi thành lập bị giới hạn, chỉ được mở ở cùng tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh chính.
Từ ngày Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực thì đã bãi bỏ việc doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh, bây giờ doanh nghiệp hoàn toàn có thể lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính, mà không phải làm thủ tục lập chi nhánh trước rồi mới lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh nếu khác tỉnh với trụ sở chính như trước đây.
2.Ưu điểm khi thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính
Khi mở rộng hoạt động kinh doanh của mình thay vì lựa chọn phương thức mở thêm chi nhánh hoặc văn phòng đại diện thì các doanh nghiệp lại ưu tiên thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính hơn bởi những lí do sau đây:
Địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện được phát sinh, thực hiện chức năng kinh doanh. Khi doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh lại địa điểm kinh doanh thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở, không phải làm thủ tục chốt thuế, trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, văn phòng đại diện.
Nếu địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, ưu việt hơn chi nhánh là có thể phát sinh hoạt động kinh doanh nhưng toàn bộ hoạt động kinh doanh có thể kê khai chung với công ty mẹ mà không phải kê khai thuế riêng và nộp thuế riêng như hoạt động của chi nhánh.
Nếu như văn phòng đại diện, chi nhánh phải khắc con dấu riêng thì doanh nghiệp không phải khắc con dấu riêng cho địa điểm kinh doanh.
3.Cách thức thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính
+ Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư
+ Đăng ký doanh nghiệp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: dangkykinhdoanh.gov.vn
4.Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính gồm những loại giấy tờ chính như sau:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
+ Mã số doanh nghiệp;
+ Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
+ Tên địa điểm kinh doanh:
+ Địa chỉ của địa điểm kinh doanh: Tương tự như trụ sở công ty, địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện thì địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh cũng không được là nhà tập thể, nhà chung cư. Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì cũng cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng). Ngoài ra, trường hợp công ty thuê địa điểm đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh tốt nhất cần yêu cầu bên cho thuê cung cấp các văn bản chứng minh địa điểm không thuộc nhà chung cư, nhà tập thể.
+ Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh: Chỉ được kinh doanh theo phạm vi hoạt động của công ty mẹ;
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
+ Văn bản ủy quyền cho người thực hiện hồ sơ: Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
5.Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thụ lý giải quyết hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính
Sau khi các chủ doanh nghiệp đã tìm được một cái tên hợp lệ cho địa điểm kinh doanh của mình, cũng như đã chuẩn bị xong những hồ sơ cần thiết thì bước tiếp theo các chủ doanh nghiệp cần làm là nộp hồ sơ lên Phòng Đăng ký kinh doanh. Khi nhận được bộ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ đưa thông tin vào trong Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số địa điểm kinh doanh.
6.Thời hạn hoàn thành thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính
Trong thời gian 03 – 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp thực sự có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
7.Quy trình thực hiện thủ tục Thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính như sau:
Bước 1. Lựa chọn các thông tin của địa điểm kinh doanh dự kiến thành lập bao gồm: Tên địa điểm kinh doanh, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh, danh sách ngành nghề đăng ký hoạt động tại địa điểm kinh doanh.
Bước 2. Soạn hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp và Nghị định về đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh
Bước 3. Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt địa chỉ của địa điểm kinh doanh.
Bước 4. Xử lý hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính
Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh theo quy định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Bước 5. Nộp lệ phí thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh là 100.000 Việt nam đồng.
Bước 6. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Xem thêm: Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
8.Câu hỏi thường gặp khi thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính
8.1 Tôi đã có trụ sở chính, địa điểm kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh rồi. Giờ tôi muốn thuê địa điểm kinh doanh tại chung cư ở thành phố này thì phải đăng ký thêm địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính như thế nào?
Về địa chỉ thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính thì công ty luật ACC chúng tôi có một vài lưu ý nhỏ như sau:
Thứ nhất, địa chỉ của địa điểm kinh doanh là địa chỉ liên lạc của địa điểm được xác định theo địa giới đơn vị hành chính phải có ít nhất 4 trường thông tin (số nhà/thôn/Tổ; xã/phường/Thị Trấn/ Quận/huyện; Tỉnh/Thành phố)
Thứ hai, theo Quy định của luật Nhà ở địa điểm kinh doanh không được đặt tại nhà Chung cư và Nhà tập thể.
Như vậy, trường hợp muốn thuê địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính tại chung cư như bạn không đúng với quy định pháp luật.
8.2 Hiện nay trụ sở chính của tôi đang kinh doanh mĩ phẩm và thực phẩm chức năng, tôi muốn thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hoa quả có được không?
Theo quy định thì địa điểm kinh doanh chỉ được lựa chọn kinh doanh toàn bộ hoặc một trong các ngành nghề kinh doanh của Công ty hoặc Chi nhánh của Công ty (Đơn vị chủ quản) đã đăng ký kinh doanh và không được kinh doanh ngành nghề mà Công ty hoặc Chi nhánh của Công ty (Đơn vị chủ quản) không đăng ký kinh doanh.
Bên cạnh đó, thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính cũng không được hoạt động lĩnh vực kinh doanh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá. Vì vậy, bạn không thể thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hoa quả khi đã đăng kí kinh doanh mĩ phẩm và thực phẩm chức năng.
8.3 Công ty Luật ACC có những dịch vụ gì liên quan thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính?
+ Lắng nghe nắm bắt thông tin khách hàng để tư vấn chuyên sâu về những vấn đề mà khách hàng gặp phải
+ Báo giá để khách hàng dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp khi sử dụng dịch vụ của công ty
+ Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn đủ hồ sơ nếu khách hàng làm đúng theo yêu cầu
+ Khách hàng cung cấp hồ sơ theo yêu cầu và thực hiện bổ sung trong trường hợp cần thiết
+ Hỗ trợ tư vấn và giải quyết các công việc phát sinh cho đến khi hoàn thành hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính.
8.4 Lựa chọn công ty luật ACC để thực hiện hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính thì có lợi ích gì?
Tự hào là đơn vị hàng đầu về đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh, vì vậy luôn đảm bảo tỉ lệ ra giấy cao nhất với thời gian nhanh nhất cho quý khách. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn ra giấy cho quý khách; nếu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, chắc chắn quý khách sẽ rất hài lòng về các điểm nổi bật sau:
+ Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm bất cứ chi phí nào
+ Công ty luật ACC luôn tự hào với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, dày dạn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng khi có yêu cầu từ quý khách hàng, tiết kiệm thời gian và công sức đi lại cho quý khách hàng.
+ Đặc biệt về giá cả dịch vụ, tuy rằng mức phục vụ của chúng tôi luôn ở mức tối đa song về chi phí lại không thể hợp lí hơn.
8.5 Khách hàng cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ của công ty luật ACC để đăng kí địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính?
Khách hàng chỉ cung cấp những thông tin cơ bản sau:
+ Thông tin cá nhân của khách hàng hoặc tổ chức.
+ Thông tin giấy tờ liên quan đến giấy phép đăng ký kinh doanh.
Sau khi được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến khách hàng chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng kí địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính.
Trên đây là những tư vấn chi tiết nhất về nội dung thành lập địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính cũng như giải đáp một số thắc mắc của quý khách hàng khi thực hiện thủ tục này. Mong rằng đóng góp của chúng tôi đã đem đến những điều bổ ích cho quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại gọi đến số hotline của Công ty luật ACC để nhận sự hỗ trợ kịp thời và trải nghiệm các dịch vụ hài lòng nhất!
Nội dung bài viết:
Bình luận