Đăng kí địa điểm kinh doanh khác tỉnh là một thủ tục khá đơn giản và thu hút khối lượng lớn các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên nếu như không hiểu rõ các quy định mới, doanh nghiệp sẽ rất dễ rơi vào tình trạng lúng túng, soạn thiếu hồ sơ giấy tờ, thủ tục rườm rà không được cơ quan nhà nước chấp thuận. Vì vậy, ngay bây giờ hãy cùng Công ty Luật ACC nghiên cứu các quy định về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh!
1. Địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Địa điểm kinh doanh thì hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính, hoạt động theo sự chỉ đạo của công ty. Phạm vi thành lập bị giới hạn, chỉ được mở ở cùng tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh chính
Hiện nay, doanh nghiệp có quyền lập địa điểm kinh doanh không phụ thuộc vào trụ sở chính và chi nhánh. Điều này tạo nên sự thuận lợi và linh hoạt cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn thành lập các đơn vị phụ thuộc nói chung và địa điểm kinh doanh nói riêng. Theo đó, doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh trên nhiều địa bàn khác nhau như:
+ Thành lập địa điểm kinh doanh trong cùng một phạm vi địa lý với trụ sở công ty như cùng phường, quận hoặc cùng tỉnh với trụ sở chính của công ty
+ Thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh của công ty
+ Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính của công ty
Trong đó, đối với việc thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở công ty thì sẽ có mã số thuế.
2. Trình tự thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo lập địa điểm kinh doanh
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
3.Cách thức thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh
Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký lập địa điểm kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp lập địa điểm kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh.
Sau khi hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp mang giấy biên nhận lên Phòng đăng ký kinh doanh và nhận kết quả.
4. Hồ sơ đăng kí địa điểm kinh doanh khác tỉnh gồm những loại giấy tờ chính như sau:
+ Mẫu Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh được quy định tại Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
+ Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
+ Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người đứng đầu địa điểm không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
+ Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mẹ;
+ Trường hợp không phải chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty trực tiếp đến nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh thì người được uỷ quyền phải có:
+ Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
+ Bản sao hợp lệ một trong số những loại giấy tờ chứng thực cá nhân gồm:
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân nhân hoặc hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực;
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực;
- Đối với công ty đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư và các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư và các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: Ngoài các giấy tờ nêu trên, công ty phải nộp kèm theo:
+ Bản sao hợp lệ Giấy phép đầu tư;
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
+ Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với địa điểm kinh doanh của công ty hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư và các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
Tuỳ từng loại hình công ty mà cần bổ sung thêm các loại giấy tờ khác.
5. Quy trình thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh như sau:
Bước 1: Chuẩn bị Thông báo bằng văn bản về thành lập địa điểm kinh doanh của công ty cổ phần. Nội dung của thông báo phải đảm bảo các nội dung chính sau:
+ Mã số doanh nghiệp;
+ Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
+ Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
+ Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
+ Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân, Hộ chiếu còn hiệu lực hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương để chứng thực cá nhân hợp pháp của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Bước 2: Gửi Thông báo. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 3: Tiếp nhận Thông báo. Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Bước 4: Cập nhật thông tin địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp lên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 5: Trả kết quả cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
6.Câu hỏi thường gặp khi thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh
6.1. Công ty Luật ACC có những dịch vụ gì liên quan đến đăng kí địa điểm kinh doanh khác tỉnh?
+ Lắng nghe nắm bắt thông tin khách hàng để tư vấn chuyên sâu về những vấn đề mà khách hàng gặp phải
+ Báo giá để khách hàng dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp khi sử dụng dịch vụ của công ty
+ Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn đủ hồ sơ nếu khách hàng làm đúng theo yêu cầu
+ Khách hàng cung cấp hồ sơ theo yêu cầu và thực hiện bổ sung trong trường hợp cần thiết
+ Hỗ trợ tư vấn và giải quyết các công việc phát sinh cho đến khi hoàn thành hồ sơ đăng kí địa điểm kinh doanh khác tỉnh
6.2. Lựa chọn công ty luật ACC để thực hiện hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh thì có lợi ích gì?
Tự hào là đơn vị hàng đầu về đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh, vì vậy luôn đảm bảo tỉ lệ ra giấy cao nhất với thời gian nhanh nhất cho quý khách. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn ra giấy cho quý khách; nếu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, chắc chắn quý khách sẽ rất hài lòng về các điểm nổi bật sau:
+ Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm bất cứ chi phí nào
+ Công ty luật ACC luôn tự hào với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, dày dạn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng khi có yêu cầu từ quý khách hàng, tiết kiệm thời gian và công sức đi lại cho quý khách hàng.
+ Đặc biệt về giá cả dịch vụ, tuy rằng mức phục vụ của chúng tôi luôn ở mức tối đa song về chi phí lại không thể hợp lí hơn.
7.Một số lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh
Thứ nhất, về cơ quan quản lý thuế: Căn cứ nhiệm vụ thu ngân sách và tình hình quản lý thuế trên địa bàn, Cục Thuế thực hiện phân công cơ quan thuế quản lý thuế đối với các địa điểm kinh doanh trên cơ sở thông tin đăng ký của địa điểm kinh doanh tại Danh sách địa điểm kinh doanh có doanh nghiệp, hoặc chi nhánh của doanh nghiệp (là đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh) đóng trụ sở tại địa phương cấp tỉnh khác trên hệ thống TMS và thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế được phân công quản lý thuế biết.
Thứ hai, về đăng ký thuế: Cơ quan thuế được giao nhiệm vụ quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp căn cứ thông tin tại Danh sách địa điểm kinh doanh đã được Cục Thuế phân công quản lý thuế trên địa bàn, thực hiện đăng ký thuế để cấp mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh, gửi thông báo mã số thuế (mẫu số 11-MST) cho đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh và địa điểm kinh doanh biết để kê khai, nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. Mã số thuế 13 số của địa điểm kinh doanh không thực hiện liên thông với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Khi địa điểm kinh doanh có thay đổi thông tin đăng ký, tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt hoạt động theo thông tin cơ quan đăng ký kinh doanh truyền sang, cơ quan thuế được phân công quản lý thuế căn cứ thông tin tại Danh sách địa điểm kinh doanh đã được Cục Thuế phân công quản lý thuế trên địa bàn cập nhật thông tin đăng ký của mã số thuế 13 số của địa điểm kinh doanh tương ứng vào hệ thống TMS để thực hiện quản lý thuế theo quy định. Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh.
Thứ ba, về kê khai, nộp thuế môn bài: Địa điểm kinh doanh khác tỉnh thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài tại chi cục thuế quản lý địa điểm kinh doanh.
Thứ tư, về kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng: Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.
8. Những câu hỏi thường gặp
Thực hiện các thủ tục sau thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì?
- Treo biển tại trụ sở của địa điểm kinh doanh;
- Kê khai và nộp thuế môn bài;
- In và đặt in hóa đơn (nếu có nhu cầu khai thuế giá trị gia tăng riêng);
Nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh?
Doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thành phố mà doanh nghiệp dự định đặt địa điểm kinh doanh mà không phải là tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Nộp lệ phí môn bài ở đâu?
Địa điểm kinh doanh nộp Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01, kê khai theo Mã số thuế của công ty mẹ và được nộp trực tiếp về Chi cục thuế cấp tỉnh/thành phố nơi địa điểm kinh doanh được đặt.
Cơ quan quản lý thuế?
Các địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính sẽ chịu sự quản lý thuế của Chi cục thuế cấp tỉnh nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở mà không phải là cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trên đây là những tư vấn chi tiết nhất về nội dung thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh cũng như các vấn đề về hồ sơ đăng kí địa điểm kinh doanh khác tỉnh Mong rằng đóng góp của chúng tôi đã đem đến những điều bổ ích cho quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại gọi đến số hotline của Công ty luật ACC để nhận sự hỗ trợ kịp thời và trải nghiệm các dịch vụ hài lòng nhất!
Nội dung bài viết:
Bình luận