Hội nhập hóa toàn cầu, việc thành lập công ty tại Nhật Bản cũng không còn xa lạ với những doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh sang thị trường nước khác, Tuy nhiên việc thành lập công ty tại Nhật Bản này đòi hỏi nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp lý nghiêm ngặt từ cả Việt Nam và Nhật Bản. Trong bài viết của Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ giới thiệu quy trình cụ thể và các bước quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam có thể thành công mở công ty tại Nhật.
Thành lập công ty tại Nhật Bản như thế nào?
1. Lợi ích của việc thành lập công ty tại Nhật
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, việc thành lập công ty về mọi lĩnh vực ngày càng phổ biến. Nhiều cá nhân, tổ chức của Việt Nam không chỉ có nhu cầu thành lập công ty trong nước mà còn có nhu cầu thành lập công ty ở nước ngoài để mở rộng thị trường. Và Nhật Bản là một môi trường tốt để thành lập doanh nghiệp, bởi lẽ Nhật là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, quan hệ Việt- Nhật rất tốt đẹp.
Việc thành lập công ty tại Nhật đem lại một số lợi ích như:
- Thuận lợi trong việc ký kết làm ăn, hợp tác với các đối tác Nhật.
- Nâng cao vị thế, hình ảnh của doanh nghiệp Việt Nam khi đàm phán kinh doanh, xây dựng niềm tin, thương hiệu.
- Học hỏi được công nghệ tiên tiến tại Nhật
- Tận dụng một số ưu đãi về thuế
- Đa dạng ngành nghề đầu tư kinh doanh, các ngành nghề khó xin kinh doanh trong nước đều có thể xin kinh doanh ở Nhật Bản.
- Nhà đầu tư có thể sử dụng thương hiệu Nhật Bản để tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
- Khi xin visa kinh doanh tại Nhật 5 lần trở lên, bạn có thể xin nhập quốc tịch Nhật Bản, nếu lưu trú tại Nhật trong 10 năm có quyền xin visa vĩnh trú.
2. Quy trình thành lập công ty tại Nhật như thế nào?
Quy trình thành lập công ty tại Nhật Bản có nhiều bước và yêu cầu cả thủ tục trong nước lẫn thủ tục quốc tế. Dưới đây là các bước cơ bản mà nhà đầu tư cần thực hiện:
2.1. Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Trước tiên, nhà đầu tư cần xác định dự án có thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư hay không:
- Nếu thuộc diện chấp thuận: Sau khi nhận được văn bản chấp thuận chủ trương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng 5 ngày làm việc.
- Nếu không thuộc diện chấp thuận: Nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ trực tiếp đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bao gồm các tài liệu như giấy tờ pháp lý, quyết định đầu tư, cam kết tài chính, và các văn bản liên quan. Thời gian xử lý hồ sơ là 15 ngày làm việc.
2.2. Thực hiện thủ tục pháp lý tại Nhật Bản
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư tiến hành các thủ tục thành lập công ty theo quy định của pháp luật Nhật Bản. Cụ thể, cần nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan chức năng Nhật. Nếu công ty hoạt động trong ngành nghề có điều kiện, cần xin giấy phép kinh doanh phù hợp.
2.3. Đăng ký giao dịch ngoại hối
Nhà đầu tư cần hoàn thành thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối để chuyển tiền ra nước ngoài phục vụ việc thành lập công ty tại Nhật.
2.4. Xin visa kinh doanh tại Nhật Bản
Những cá nhân, tập thể tham gia đầu tư hoặc quản lý doanh nghiệp tại Nhật cần xin visa kinh doanh. Các bước xin visa bao gồm:
- Xây dựng điều lệ công ty: Đây là bước cơ bản và quan trọng để xác định cấu trúc và hoạt động của công ty.
- Đăng ký thành lập công ty: Sau khi hoàn tất điều lệ, tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập tại Nhật.
- Xin visa kinh doanh: Đây là loại visa dành cho nhà đầu tư hoặc quản lý doanh nghiệp tại Nhật. Đối với những ai có visa kỹ sư hoặc các loại visa khác, nếu muốn thành lập công ty cần phải đổi sang visa quản lý kinh doanh.
Những bước trên tạo thành quy trình hoàn chỉnh để thành lập công ty tại Nhật, giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các thủ tục cần thiết, từ chuẩn bị hồ sơ trong nước đến hoàn tất thủ tục tại Nhật Bản.
>>> Đọc thêm bài viết về Chuyển nhượng dự án của công ty mẹ cho công ty con sẽ giúp bạn đọc biết thêm quy định về quy trình chuyển nhượng dự án của công ty mẹ sang công ty con
3. Chủ thể nào ở Việt Nam có quyền đầu tư sang Nhật Bản?
Chủ thể có quyền đầu tư sang Nhật Bản từ Việt Nam bao gồm các cá nhân, tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện về pháp lý và tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể:
Chủ thể nào ở Việt Nam có quyền đầu tư sang Nhật Bản?
- Cá nhân: Công dân Việt Nam có quyền đầu tư sang Nhật Bản nếu họ đáp ứng các điều kiện về tư cách pháp lý, tài chính, và có kế hoạch đầu tư rõ ràng. Họ cần đảm bảo tuân thủ các quy định về ngoại hối và đầu tư nước ngoài, cũng như thực hiện các nghĩa vụ tài chính tại Việt Nam.
- Tổ chức: Các doanh nghiệp, tập đoàn hoặc tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, có đủ năng lực tài chính và pháp lý cũng có thể tiến hành đầu tư sang Nhật Bản. Điều này bao gồm các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, và các loại hình doanh nghiệp khác, miễn là tuân thủ các quy định về đầu tư nước ngoài của Việt Nam, như việc xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Những chủ thể này phải thực hiện đầy đủ các thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi triển khai dự án tại Nhật Bản.
>>> Bạn đọc có tìm hiểu thêm về vấn đề Tại sao thành lập công ty tại Singapore?
4. Câu hỏi thường gặp
Các loại hình công ty tại Nhật?
Trả lời: Tương tự như Việt Nam, pháp luật doanh nghiệp tại Nhật cũng quy định 4 loại hình doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty hợp danh
- Công ty cổ phần.
Có cần người đại diện tại Nhật để thành lập công ty tại Nhật không?
Trả lời: Khi người nước ngoài muốn bắt đầu công việc kinh doanh tại Nhật Bản, phải có một đại diện đang sinh sống tại Nhật Bản.
Trong trường hợp công ty nước ngoài không có bất kỳ đại diện nào tại Nhật Bản nhưng muốn thành lập một doanh nghiệp tại Nhật, nên mở văn phòng đại diện trước và tuyển nhân viên / giám đốc làm người đại diện tại Nhật Bản. Việc thành lập chi nhánh hoặc công ty sẽ dễ dàng hơn, sau khi có đại diện tại Nhật Bản.
Thành lập công ty tại Nhật thì có cần làm con dấu công ty hay không?
Trả lời: Việc có con dấu công ty là điều gần như là bắt buộc tại Nhật. Con dấu công ty cần phải được đăng ký tại văn phòng đăng ký.
5. Dịch vụ tư vấn thành lập công ty tại Nhật của ACC
Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã cơ bản nắm được quy trình thành lập công ty tại Nhật. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình thành lập công ty tại Nhật, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi.
Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn. Với đội ngũ nhân sự đông đảo, giàu kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi luôn luôn lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp, tư vấn tận tình quá trình thành lập công ty tại nước ngoài.
Nếu có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận