Khi tiến vào thị trường Việt Nam, các công ty luật nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội mở rộng hoạt động và đáp ứng nhu cầu pháp lý ngày càng đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, việc thành lập công ty luật tại Việt Nam đòi hỏi hiểu biết sâu rộng về quy định pháp luật và thủ tục hành chính địa phương. Trong bài viết này, công ty Luật ACC sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm các bước cần thiết và lưu ý quan trọng để đảm bảo việc thành lập diễn ra suôn sẻ và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật.
Thủ tục thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
1. Công ty luật nước ngoài là gì?
Về khái niệm công ty luật nước ngoài, có thể hiểu rằng, công ty Luật nước ngoài là một hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài. Mà theo Điều 69 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH Luật Luật sư , nhóm công ty được Luật gọi chung là công ty Luật nước ngoài bao gồm những hình thức sau:
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh
- Công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam
Thêm nữa, ở Điều 72 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH Luật Luật sư. Luật đã cụ thể hóa khái niệm cho từng hình thức của công ty Luật nước ngoài:
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài là tổ chức hành nghề luật sư do một hoặc nhiều tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập tại Việt Nam.
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh là tổ chức hành nghề luật sư liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.
- Công ty luật hợp danh là tổ chức hành nghề luật sư hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
Như vậy, khác với tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam được hoạt động dưới hình thức Văn phòng luật sư, Công ty luật thì tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài chỉ được hoạt động dưới hình thức Công ty luật, chi nhánh.
>>> Để hiểu thêm về Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN của người nước ngoài, mời các bạn xem thêm bài viết tại đây: Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN của người nước ngoài
2. Điều kiện thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
2.1. Về nhà đầu tư nước ngoài
Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Nhìn chung, đa số các ngành nghề đầu tư kinh doanh thông thường đã được Việt Nam mở cửa toàn diện đều được quy định cho phép các Nhà đầu tư có thể là cá nhân hay tổ chức được thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam tức không hạn chế về tư cách nhà đầu tư là cá nhân hay công ty.
Tuy nhiên, đối với hoạt động đầu tư thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam thì điều kiện đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài phải là tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài được phép hành nghề tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật Việt Nam.
2.2. Về điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
Theo quy định tại khoản 25 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được phép hành nghề tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Cam kết và bảo đảm có ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng.
- Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư.
>>> Để hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, mời các bạn xem thêm bài viết tại đây: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
3. Thủ tục thành lập công ty Luật nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục thành lập công ty Luật nước ngoài tại Việt Nam
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Để chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, bạn cần tổ chức các tài liệu cần thiết như sau:
Hồ sơ chung:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép
- Danh sách cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập
- Điều lệ công ty
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy ủy quyền cho người đại diện theo pháp luật
- Giấy tờ chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật
Hồ sơ riêng:
- Giấy chứng nhận hành nghề luật sư
- Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của tổ chức hành nghề luật nước ngoài
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bạn cần tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh/thành phố mà công ty đặt trụ sở chính. Dưới đây là các bước cụ thể:
Chọn địa điểm nộp hồ sơ: Tìm hiểu vị trí và địa chỉ của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh/thành phố mà công ty sẽ hoạt động. Đảm bảo bạn đã chọn đúng địa điểm và thời gian làm việc của cơ quan này.
Điều kiện nộp hồ sơ: Kiểm tra các yêu cầu cụ thể về thời gian nộp hồ sơ, các giấy tờ cần thiết và các hướng dẫn khác từ Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Nộp lệ phí: Trước khi nộp hồ sơ, bạn cần phải thanh toán các khoản lệ phí theo quy định của cơ quan này. Thường thì các loại phí này sẽ được quy định rõ trong các thông tư, quyết định hoặc hướng dẫn của cơ quan quản lý địa phương.
Nộp hồ sơ: Đến cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư vào giờ làm việc để nộp hồ sơ. Gặp nhân viên tiếp nhận hồ sơ và theo dõi hướng dẫn của họ để hoàn thành quy trình nộp hồ sơ một cách chính xác.
Xác nhận và giữ lại biên bản xác nhận: Sau khi nộp hồ sơ, đảm bảo bạn nhận được một biên bản xác nhận hoặc biên nhận từ cơ quan tiếp nhận. Biên bản này là bằng chứng cho việc bạn đã nộp hồ sơ và có thể được yêu cầu trong các thủ tục tiếp theo hoặc để kiểm tra trạng thái xử lý hồ sơ.
Việc nộp hồ sơ đúng cách là bước quan trọng để bắt đầu quá trình thành lập công ty một cách thành công và hợp pháp. Hãy đảm bảo bạn tuân thủ tất cả các quy định và hướng dẫn của cơ quan quản lý địa phương.
Bước 3. Nhận kết quả
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, quy trình tiếp theo là nhận kết quả từ cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư. Dưới đây là chi tiết về quy trình nhận kết quả:
Thời gian xử lý hồ sơ: Cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét hồ sơ của bạn trong thời gian nhất định sau khi nhận được. Thời gian xử lý thường được quy định trong quy định pháp lý hoặc hướng dẫn của cơ quan này.
Kết quả cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Nếu hồ sơ của bạn đủ điều kiện và không có vấn đề gì phức tạp, cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty của bạn. Giấy chứng nhận này xác nhận rằng công ty đã hoàn thành quá trình đăng ký kinh doanh và được phép hoạt động theo quy định pháp luật.
Thời gian nhận kết quả: Sau khoảng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được kết quả từ cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư. Kết quả này có thể được gửi trực tiếp đến địa chỉ bạn đã cung cấp trong hồ sơ, hoặc bạn có thể được yêu cầu đến nhận trực tiếp tại cơ quan.
Kiểm tra và lưu trữ kết quả: Khi nhận được kết quả, hãy kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chính xác và đầy đủ. Lưu trữ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cẩn thận và sẵn sàng cung cấp khi cần thiết trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
Quá trình nhận kết quả là bước cuối cùng nhưng quan trọng trong quá trình đăng ký kinh doanh của công ty, đảm bảo rằng mọi thủ tục đã hoàn tất và công ty của bạn đã được phép hoạt động hợp pháp.
>>> Để hiểu thêm về Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, mời các bạn xem thêm bài viết tại đây: Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
4. Hồ sơ chuẩn bị thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ quy định tại Điều 78 Luật Luật sư 2006 quy định về cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài. Hồ sơ thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam gồm có:
Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài;
Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp; bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh;
Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh;
Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại công ty; danh sách luật sư Việt Nam dự kiến làm việc tại công ty kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư;
Dự thảo Điều lệ công ty luật nước ngoài; hợp đồng liên doanh đối với hình thức liên doanh.
Hồ sơ thành lập công ty
5. Các loại hình khi thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
Thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam trên thực tế thủ tục để Thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam không quá khó. Tuy nhiên, có nhiều phức tạp vì thế các tổ chức, các nhân muốn Thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam thường phải nhờ sự giúp đỡ của các công ty, văn phòng luật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, để Thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam bạn phải tuân thủ việc thành lập các loại hình công ty ở Việt Nam. Cụ thể, tại Việt Nam có các loại hình công ty sau: Công ty cổ phần, công ty hợp doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiễm hữu hạn hai thành viên.
Nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam bằng Thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam thì có thể chọn một trong các hình thức công ty trên. Thực tế, hầu hết các nhà đầu tư thường chọn hình thức thành lập công ty TNHH để thực hiện đầu tư kinh doanh.
6. Quy trình tư vấn thủ tục thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam của công ty Luật ACC
Bước 1: Tư vấn khách hàng về trình tự, thủ tục Thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Khi khách hàng có mong muốn sử dụng dịch vụ Thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam của Công ty Luật ACC, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 39 Hoàng Việt, Phường 4, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 084.696.7979
Website: Công ty luật ACC
Mail: [email protected]
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam của công ty Luật ACC
Bước 2: Hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ Thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Sau khi đã xác nhận sử dụng dịch vụ của Công ty Luật ACC, thì công việc của khách hàng chỉ là cung cấp những thông tin, hồ sơ cần thiết, Công ty Luật ACC sẽ cử ngay chuyên viên để đảm nhận trách nhiệm soạn thảo hồ sơ pháp lý để Thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
Bước 3: Ký vào nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền: Sau khi đã hoàn thành bộ hồ sơ Thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, Công ty Luật ACC sẽ chuyển cho khách hàng ký và nhân viên của chúng tôi sẽ đại diện khách hàng liên hệ với sở kế hoạch và đầu tư để nộp hồ sơ Thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
Bước 4: Nhận kết quả Thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam và tư vấn nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào.
7. Quy định pháp luật về thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
7.1. Về vốn điều lệ của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định tại các Khoản 1, 2 Điều 34 và Điều 72 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH Luật Luật sư, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam có thể hoạt động dưới hai hình thức: công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục góp vốn theo quy định từng loại hình doanh nghiệp mà mình muốn thành lập.
Đối với công ty luật TNHH:
Công ty luật TNHH hai thành viên trở lên: Vốn điều lệ là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty khi đăng ký thành lập.
Công ty luật TNHH một thành viên: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty khi đăng ký thành lập.
Đối với công ty luật hợp danh:
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên hợp danh đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty. Các thành viên hợp danh phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết theo quy định tại Khoản 1 Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020.
7.2. Về trụ sở công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam cần có địa điểm hoạt động kinh doanh, trụ sở hoặc văn phòng chính theo quy định. Địa chỉ công ty không được đặt tại khu chung cư, nhà tập thể hoặc khu vực cấm làm địa chỉ kinh doanh.
Nếu muốn tiết kiệm chi phí thuê văn phòng, doanh nghiệp có thể sử dụng nhà riêng độc lập, có địa chỉ rõ ràng và chính xác nằm trong lãnh thổ Việt Nam làm địa chỉ doanh nghiệp.
7.3. Về cách đặt tên
Theo Khoản 5 Điều 34 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012, tên của công ty luật hợp danh hoặc công ty luật TNHH phải được lựa chọn theo thỏa thuận của các thành viên. Tên của công ty luật TNHH một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn. Tên công ty phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn” và không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã đăng ký hoạt động. Tên công ty cũng không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chi tiết về tên doanh nghiệp, vì vậy tổ chức hành nghề luật sư cần tra cứu tên doanh nghiệp trước khi đặt tên để tránh vi phạm quy định và dẫn đến việc cơ quan có thẩm quyền từ chối.
7.4. Về giám đốc công ty luật nước ngoài
Theo Khoản 28 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012, giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam có thể là luật sư nước ngoài hoặc luật sư Việt Nam. Đồng thời, giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư.
8. Câu hỏi thường gặp
Có cần phải có sự tham gia của tổ chức luật sư Việt Nam khi thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam không?
Không, công ty luật nước ngoài có thể thành lập hoàn toàn độc lập mà không cần sự tham gia của tổ chức luật sư Việt Nam, ngoại trừ hình thức liên doanh và hợp danh.
Có phải công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải đăng ký vốn đầu tư tối thiểu theo quy định của pháp luật Việt Nam không?
Không, công ty luật nước ngoài không cần phải đăng ký vốn đầu tư tối thiểu, nhưng phải tuân thủ các yêu cầu khác liên quan đến hoạt động pháp lý và quản lý.
Có phải công ty luật nước ngoài tại Việt Nam chỉ được phép hoạt động dưới hình thức công ty luật và chi nhánh không?
Có, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam chỉ được phép hoạt động dưới hình thức công ty luật và chi nhánh, không bao gồm các hình thức tổ chức hành nghề luật sư khác như văn phòng luật sư.
Hy vọng bài viết Thủ tục thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam trên đây đã cung cấp một số thông tin cần thiết cho quý khách hàng hiểu rõ hơn về các trình tự thực hiện việc ủy quyền. Đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật ACC để biết thêm thông tin chi tiết.
Nội dung bài viết:
Bình luận