Thành lập công ty FDI là gì, làm sao để thành lập? Giúp Quý khách hàng có sự hiểu biết sâu sắc hơn về các quy định pháp luật về doanh nghiệp FDI, thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI, Công ty Luật ACC xin gửi đến Quý khách hàng bài viết sau đây:
1. Doanh nghiệp FDI là gì?
1.1. FDI là gì?
FDI (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân, tổ chức nước này vào nước khắc bằng các cách như thiết lập nhà xưởng, cơ sở kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận và nắm quyền sở hữu cơ sở kinh doanh này.
1.2. Doanh nghiệp FDI là gì?
Doanh nghiệp FDI là công ty có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này trong các hoạt động kinh doanh của mình.
2. Phương thức thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
ACC chuyên dịch vụ thành lập công ty đấu giá tài sản Liên hệ 19003330 hoặc 0846967979 (zalo) để được tư vấn, báo phí ngay! |
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì có 2 cách thức chính để thành lập một doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, bao gồm:
- Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong trường hợp này chủ đầu tư có thể thành lập doanh nghiệp FDI có từ 1% đến 100% vốn nước ngoài.
- Thành lập doanh nghiệp FDI bằng cách để thương nhân nước ngoài mua cổ phần, góp vốn của công ty đã đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.
3. Thủ tục thành lập công ty FDI
3.1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Bước 1: Kê khai trực tuyến thông tin về dự án đầu tư nước ngoài trên Cổng thông tin quốc gia
Việc kê khai trực tiếp này giúp chủ đầu tư nước ngoài có thể truy cập Cổng thông tin quốc gia để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ. Đồng thời, cơ quan đăng ký đầu tư cũng sử dụng Cổng thông tin quốc gia để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp để đầu tư tại Việt Nam thì cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Đề xuất về dự án đầu tư bao gồm các nội dung sau: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân thì cần bổ sung các giấy tờ như sau:
+ Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
+ Tài liệu xác nhận số dư tài khoản tương ứng với vốn dự định thành lập doanh nghiệp FDI.
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức thì cần bổ sung các giấy tờ sau:
+ Tài liệu xác nhận tư cách pháp lý;
+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Các tài liệu chứng minh quyền sử dụng đất thuê, văn phòng thuê là hợp pháp như: Hợp đồng thuê nhà, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê, Giấy phép xây dựng; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản nếu bên cho thuê là doanh nghiệp;
- Đối với dự án có thuê đất của nhà nước cần nộp thêm: Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ cần chuẩn bị thêm: Giải trình về công nghệ được sử dụng gồm các nội dung: tên, xuất xứ, sơ đồ quy trình; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày kê khai trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử quốc gia, nhà đầu tư nộp hồ sơ bản giấy xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư;
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
3.2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thông qua thức góp vốn, mua cổ phần tại công ty Việt Nam
Để thuận tiện và nhanh hơn về thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nhà đầu tư thường hay lựa chọn cách thức đầu tư này.
Bước 1: Đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, và việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Bước 2: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bổ sung thông tin nhà đầu tư nước ngoài sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài khác nhau như thế nào?
Theo định nghĩa của Luật Đầu tư 2020, công ty có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng được giải thích rõ ràng là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Doanh nghiệp nước ngoài là gì?
Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được hiểu là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật nước ngoài và có nghĩa là không được thành lập theo pháp luật Việt Nam và không có trụ sở chính tại Việt Nam.
5. Danh sách các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chặt chẽ. Danh sách các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam không chỉ được các cơ quan nhà nước quản lý mà còn được công khai trên các trang website chính thức của cơ quan nhà nước.
6. Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Công ty Luật ACC
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại công ty Luật ACC bao gồm các nội dung sau đây:
- Tư vấn về thủ tục xin giấy phép đầu tư;
- Tư vấn về các điều kiện để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài như: tên doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký kinh doanh, trụ sở chính, loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ của doanh nghiệp, người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp,...
- Tư vấn về hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép kinh doanh;
- Tư vấn về các thủ tục sau khi mở doanh nghiệp FDI tại Việt Nam như: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin quốc gia, đăng ký con dấu, đăng ký chữ ký số và tài khoản ngân hàng, kê khai thuế và đóng thuế,...
- Tư vấn về thủ tục đăng ký mua cổ phần góp vốn và doanh nghiệp Việt Nam;
- Tư vấn về quyền của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Trên đây là nội dung tư vấn của ACC về thành lập doanh nghiệp FDI. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc về vấn đề trên thì có thể liên hệ dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật ACC để được hỗ trợ và tư vấn làm thủ tục nhanh chóng với chi phí giá rẻ. Chúc bạn thành công!
Nội dung bài viết:
Bình luận