Công ty nên thành lập chi nhánh hạch toán độc lập hay phụ thuộc?

Nhu cầu mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng tiềm năng tại các địa điểm khác nhau thúc đẩy các doanh nghiệp thành lập chi nhánh. Việc thành lập chi nhánh hạch toán độc lập mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu bài viết Hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập nhé!

Hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập

Hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập

1. Chi nhánh hạch toán độc lập là gì?

Mặc dù chi nhánh hạch toán độc lập là đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp nhưng chế độ tài chính của chi nhánh sẽ hoàn toàn độc lập với công ty chủ quản. Cụ thể, chi nhánh độc lập sẽ:

  • Tự xác định chi phí và thu nhập tính thuế;
  • Tự thực hiện mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi lại trong sổ kế toán riêng;
  • Tự kê khai và nộp thuế GTGT, thuế TNCN và lệ phí môn bài;
  • Tự kê khai và quyết toán thuế TNDN;
  • Tự lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm tại chi nhánh;
  • Có con dấu riêng, mã số thuế 13 số, sử dụng hóa đơn và tài khoản ngân hàng riêng;
  • Phòng kế toán hoặc bộ phần kế toán tại chi nhánh hạch toán độc lập là đơn vị kế toán theo Luật Kế toán.

Tóm lại, chi nhánh hạch toán độc lập sẽ hoạt động như một doanh nghiệp bình thường sau khi được thành lập. Tuy nhiên, khi hết năm tài chính công ty phải thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất và nộp tại cơ quan quản lý thuế của trụ sở chính.

2. Doanh nghiệp được thành lập chi nhánh hạch toán độc lập khác tỉnh hay không?

Có, doanh nghiệp được phép thành lập chi nhánh hạch toán độc lập khác tỉnh. Theo Luật Doanh nghiệp 2020Nghị định 126/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể lựa chọn thành lập chi nhánh với hình thức hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc, không phân biệt vị trí địa lý (trong cùng tỉnh hay khác tỉnh).

Pháp luật doanh nghiệp không quy định bắt buộc thành lập chi nhánh khác tỉnh hạch toán độc lập. Khác với địa điểm kinh doanh, chi nhánh có thể đặt trụ sở ở bất kỳ đâu nên có thể thành lập thêm chi nhánh ở khác tỉnh hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.

Tùy thuộc vào nhu cầu của công ty hoặc tình trạng sản xuất kinh doanh trên thực tế, doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính thuế để hạch toán, xuất hóa đơn giá trị gia tăng riêng hoặc chung với công ty.

3. Điều kiện thành lập chi nhánh hạch toán độc lập

Điều kiện thành lập chi nhánh hạch toán độc lập là chi nhánh phải được thành lập hợp pháp. Nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh tại Sở kế hoạch và đầu tư sau đó kê khai hạch toán độc lập.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp thực hiện thủ tục kê khai và nộp thuế môn bài tại chi Cục thuế quản lý muộn nhất vào ngày cuối cùng của tháng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chi nhánh sẽ đóng mức thuế môn bài hàng năm là 1.000.000VNĐ. Khi đó, chi nhánh có thể đặt in hóa đơn riêng hoặc sử dụng chung hóa đơn với công ty. Như vậy, điều kiện để thành lập thêm chi nhánh hạch toán độc lập là chi nhánh đáp ứng các yêu cầu pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về thuế.

4. Hồ sơ thành lập chi nhánh hạch toán độc lập

Thành lập thêm chi nhánh của công ty hạch toán độc lập thì theo luật doanh nghiệp công ty cần chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ sau:

  • Thông báo thành lập chi nhánh công ty hạch toán độc lập;
  • Hộ chiếu/CCCD người đứng đầu chi nhánh (bản sao);
  • Quyết định bổ nhiệm/hợp đồng lao động của người đứng đầu chi nhánh (bản sao);
  • Biên bản họp của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh;
  • Quyết định thành lập chi nhánh hạch toán độc lập của chủ sở hữu/hội đồng quản trị/hội đồng thành viên.

5. Thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập

5.1 Quy trình thành lập chi nhánh hạch toán độc lập có vốn Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh hạch toán độc lập

Bộ hồ sơ thành lập chi nhánh công ty có vốn Việt Nam gồm các giấy tờ:

  • Thông báo thành lập chi nhánh công ty hạch toán độc lập (*);
  • Hộ chiếu/CCCD người đứng đầu chi nhánh (bản sao);
  • Quyết định bổ nhiệm/hợp đồng lao động của người đứng đầu chi nhánh (bản sao);
  • Biên bản họp của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh;
  • Quyết định thành lập chi nhánh hạch toán độc lập của chủ sở hữu/hội đồng quản trị/hội đồng thành viên.

Tại mục “Thông tin đăng ký thuế” doanh nghiệp cần chọn hình thức “hạch toán độc lập” và “có báo cáo tài chính hợp nhất” nếu thuộc đối tượng phải lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính bằng cách nộp trực tiếp đến Sở KH&ĐT hoặc nộp online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Chờ nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hạch toán độc lập

Từ 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ Sở KH&ĐT sẽ cấp giấy phép kinh doanh chi nhánh, trong trường hợp từ chối sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 4: Nộp hồ sơ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế chi nhánh

Sau khi có giấy phép hoạt động chi nhánh, người đứng đầu chi nhánh công ty hạch toán độc lập cần thực hiện khai thuế và nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh.

5.2 Quy trình thành lập chi nhánh hạch toán độc lập có vốn nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh có vốn nước ngoài

Bộ hồ sơ mở chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài gồm các giấy tờ:

Thông báo thành lập chi nhánh hạch toán độc lập có vốn nước ngoài;

Biên bản họp của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh;

Quyết định thành lập chi nhánh của chủ sở hữu/hội đồng quản trị/hội đồng thành viên;

Bản sao công chứng:

  • Hộ chiếu/CCCD người đứng đầu chi nhánh;
  • Điều lệ hoạt động của chi nhánh công ty có vốn nước ngoài;
  • Giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư của công ty;
  • Quyết định bổ nhiệm/hợp đồng lao động của người đứng đầu chi nhánh;
  • BCTC có kiểm toán/văn bản xác nhận nghĩa vụ thuế năm tài chính gần nhất;
  • Hợp đồng thuê hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất làm trụ sở chi nhánh.

Lưu ý:

Toàn bộ giấy tờ, tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt và được chứng thực.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Bộ Công thương 

Bước 3: Chờ nhận kết quả

Đối với trường hợp thông thường: 

  • Nếu hợp sơ chưa hợp lệ: từ 3 ngày làm việc, Bộ Công thương sẽ gửi thông báo yêu cầu bổ sung (tối đa 1 lần);
  • Nếu hồ sơ hợp lệ: từ 7 ngày làm việc, Bộ Công thương sẽ cấp giấy phép hoạt động chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với trường hợp cần gửi hồ sơ đến Bộ trưởng Bộ Quản lý chuyên ngành:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ: từ 10 - 15 ngày làm việc, Bộ Công thương sẽ gửi văn bản xin ý kiến đến Bộ Quản lý chuyên ngành, sau khi Bộ Quản lý chuyên ngành phản hồi, Bộ Công thương sẽ cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty có vốn nước ngoài;
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: từ 5 ngày làm việc, Bộ Công thương sẽ thông báo bằng văn bản.

Lưu ý: Chi nhánh hạch toán độc lập của công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục kê khai thuế môn bài tại cơ quan quản lý thuế chi nhánh ngay sau khi có giấy phép.

6. Những câu hỏi thường gặp:

6.1 Thời gian hoàn tất thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập là bao lâu?

Thời gian hoàn tất thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập thường từ 3 đến 5 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố như:

  • Tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ đăng ký: Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thời gian hoàn tất thủ tục sẽ nhanh hơn.
  • Khối lượng công việc của Sở Kế hoạch và Đầu tư: Nếu Sở Kế hoạch và Đầu tư đang có nhiều hồ sơ cần xử lý, thời gian hoàn tất thủ tục có thể lâu hơn.
  • Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh (nếu có): Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, công ty cần nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh. Quá trình này có thể mất thêm 1-2 ngày làm việc.

6.2 Chi phí thành lập chi nhánh hạch toán độc lập bao gồm những gì?

Chi phí thành lập chi nhánh hạch toán độc lập bao gồm: lệ phí đăng ký doanh nghiệp, phí khắc dấu, phí công bố mẫu dấu, phí tư vấn pháp luật (nếu có), chi phí làm thủ tục thuế.

6.3 Lợi ích của việc thành lập chi nhánh hạch toán độc lập?

  • Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
  • Tăng khả năng tiếp cận thị trường mới.
  • Giảm thiểu rủi ro cho công ty mẹ.

Tóm lại, thành lập chi nhánh hạch toán độc lập là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt hồ sơ, thủ tục và pháp lý. Cần tuân thủ các quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và hạch toán kế toán. Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia luật và kế toán để được tư vấn cụ thể về hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1129 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo