Tại Sao Phải Thành Lập Doanh Nghiệp Dự Án? (2024)

Doanh nghiệp dự án là gì? Tại sao phải thành lập Doanh nghiệp dự án? Doanh nghiệp dự án đã xuất hiện từ rất nhiều năm nay tuy nhiên việc tại sao phải thành lập Doanh nghiệp dự án vẫn còn nhiều điểm không phải ai cũng nắm được hết. Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, Công ty Luật ACC xin gửi đến Quý bạn đọc về vấn đề tại sao phải thành lập Doanh nghiệp dự án, mục đích và điều kiện liên quan đến thành lập Doanh nghiệp dự án giúp độc giả có thể trả lời được câu hỏi tại sao phải thành lập Doanh nghiệp dự án.

Tại Sao Phải Thành Lập Doanh Nghiệp Dự Án
Tại Sao Phải Thành Lập Doanh Nghiệp Dự Án?

Cơ sở pháp lý:

Luật Đấu thầu 2013

1. Doanh nghiệp dự án là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định:

  • Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư hoặc dự án đầu tư có sử dụng đất.
  • Doanh nghiệp dự án được thành lập mục tiêu duy nhất là thực hiện các dự án mà không tham gia bất cứ hoạt động kinh doanh nào khác.

Doanh nghiệp dự án là một doanh nghiệp được thành lập bởi hai hoặc nhiều nhà đầu tư, nhằm mục đích thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư hoặc dự án đầu tư có sử dụng đất mà không tham gia vào bất kì hoạt động nào khác. 

Ví dụ: Công ty A, B và C cùng tham gia dự án X. Sau khi đấu thầu, công ty A và B trúng thầu. Công ty A và B cùng thành lập doanh nghiệp dự án để thực hiện những hoạt động về dự án đấu thầu, không liên quan đến các hoạt động kinh doanh, nội bộ của công ty A hay B.

2. Mục đích thành lập doanh nghiệp dự án?

Tại sao phải thành lập Doanh nghiệp dự án? Trước tiên phải hiểu mục đích thành lập Doanh nghiệp dự án. Nhằm đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ hoàn thành dự án, mỗi dự án đều có yêu cầu khác nhau nên việc thành lập Doanh nghiệp dự án là rất cần thiết.

Doanh nghiệp dự án được thành lập là để thực hiện, quản lý; giám sát và vận hành dự án tốt hơn; hiệu quả hơn theo đúng quy định. Ngoài ra, thành lập doanh nghiệp dự án còn đảm bảo sự tập trung, nâng cao tính chuyên môn trong việc giải quyết các phát sinh, tránh gây lãng phí nguồn nhân lực và giảm tối đa những chi phí không cần thiết.

Tuy nhiên, để thành lập doanh nghiệp dự án ngoài điều kiện đầu tiên là nhà đầu tư phải trúng thầu, còn cần thỏa điều kiện về loại hình doanh nghiệp.

3. Các lĩnh vực đầu tư có thể thành lập doanh nghiệp dự án 

Doanh nghiệp dự án bao gôm rất nhiều lĩnh vực đầu tư. Điều này là một hạn chế của doanh nghiệp dự án.

  • Giao thông vận tải;
  • Nhà máy điện, đường dây tải điện;
  • Hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; công viên; nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị; nghĩa trang;
  • Trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư;
  • Y tế; giáo dục, đào tạo, dạy nghề; văn hóa; thể thao; du lịch; khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin;
  • Hạ tầng thương mại; hạ tầng khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung; hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
  • Nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
  • Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Tại sao phải thành lập Doanh nghiệp dự án?

Để trả lời cho câu hỏi Tại sao phải thành lập Doanh nghiệp dự ánchúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của Doanh nghiệp dự án.

4.1. Ưu điểm của Doanh nghiệp dự án

Một số lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp dự án lý giải lý do tại sao phải thành lập doanh nghiệp dự án:

+ Có thể sử dụng vốn của Nhà nước để thực hiện dự án. Ngoài số vốn doanh nghiệp phải tự thu xếp để hoàn thành dự án thì trường hợp dự án quan trọng sẽ được xem xét hỗ trợ vốn Nhà nước để hoàn thành dự án với con số không được vượt quá 49% tổng số vốn của dự án. Đây là con số không nhỏ có thể hỗ trợ được nhà đầu tư.

+ Trong một dự án đã công bố, có thể có 02 nhà đầu tư cùng thực hiện. Việc có 02 nhà đầu tư cùng nhau thực hiện dự án sẽ giúp hạn chế được những vấn đề liên quan đến vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó nguồn nhân lực và kĩ thuật cũng đáp ứng được đầy đủ hơn.

+ Nhà đầu tư có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng dự án. Việc của thể chuyển nhượng nghĩa vụ của mình, trong trường hợp dự án gặp khó khăn và doanh nghiệp không thể thực hiện được tiếp dự án thì có thể chuyển nhượng sẽ giảm được áp lực đối với các nhà đầu tư.

+ Được hỗ trợ thu phí dịch vụ. Doanh nghiệp dự án sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu đúng, thu đủ giá và phí dịch vụ và các khoản thu hợp pháp khác từ việc khai thác công trình. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp dự án có thể yêu cầu Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ thu phí hoặc các khoản thu khác từ việc kinh doanh công trình.

4.2. Nhược điểm của doanh nghiệp dự án

Tại sao phải thành lập doanh nghiệp dự án? Ngoài những ưu điểm nổi trội ủa Doanh nghiệp dự án thì còn cần lưu ý một vài điều.

+ Quyền độc lập trong mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị hạn chế hơn so với một số loại hình doanh nghiệp do doanh nghiệp sử dụng vốn của Nhà nước . Ví dụ như Doanh nghiệp tư nhân.

+ Lĩnh vực đầu tư cũng hẹp hơn. Tập trung vào các lĩnh vực cầu đường, cảng, nhà máy điện, nhà máy nước…

+ Có sự tham gia của Nhà nước vì là hợp đồng kí kết giữa Nhà nước và Nhà đầu tư nên trong quá trình thực hiện dự án cần cẩn trọng trong từng khâu tránh rủi ro xảy ra.

+ Phải thông qua đấu thầu trước khi muốn thực hiện dự án .

Lưu ý: Bạn có thể tham khảo thêm về thủ tục, quy định điều kiện thành lập Doanh nghiệp dự án tại: https://accgroup.vn/doanh-nghiep-du-an/

Câu hỏi thường gặp

Các hồ sơ, giấy tờ để thành lập doanh nghiệp dự án?

Khi thành lập doanh nghiệp dự án, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ sau: Văn bản cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Bản thỏa thuận đầu tư cùng với dự thảo hợp đồng của dự án; Bản báo cáo nghiên cứu tính khả thi, giấy quyết định phê duyệt dự án; Văn bản chấp thuận sử dụng vốn nhà nước (nếu là dự án có nhà nước tham gia); Bản hợp đồng liên doanh, bản dự thảo điều lệ doanh nghiệp (nếu có); Giấy chứng nhận quyết định lựa chọn đầu tư dự án.
Tuy nhiên, cũng còn tùy vào quy mô và tính chất của từng dự án mà hồ sơ sẽ có vài thay đổi cũng như nơi tiếp nhận hồ sơ cũng không giống nhau. Do vậy, để tránh các thiếu sót gây mất thời gian, bạn nên xác định loại dự án và liên hệ trực tiếp cơ quan nhà nước để xác nhận các hồ sơ cần chuẩn bị.

Những ngành nghề nào cần thành lập doanh nghiệp dự án?

Các ngành nghề được nhà nước khuyến khích đầu tư và thực hiện dự án như sau: Giao thông vận tải; Nhà máy điện, đường dây tải điện; Các hệ thống công ích; Các khu vực như công viên, nhà, sân bãi để ô tô…; Các địa điểm trực thuộc nhà nước hoặc liên quan đến nhà nước; Các ngành nghề thuộc khoa học, nghiên cứu và đào tạo; Các dự án về hạ tầng thương mại và kỹ thuật công nghệ cao; Các dự án gắn liền với nông nghiệp và phát triển nông thôn; Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Doanh nghiệp dự án được thành lập bởi bao nhiêu nhà đầu tư?

Doanh nghiệp dự án được thành lập bởi từ 2 nhà đầu tư trở lên. Nhiệm vụ và mục đích chính của các nhà đầu tư khi thành lập doanh nghiệp dự án chỉ nhằm phục vụ cho dự án được diễn ra và hoàn thành đúng theo kế hoạch, mà không tham gia vào bất cứ hoạt động nào khác.

Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp dự án gồm những nội dung nào?

Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp dự án không giống như giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp. Do đó, khi nhận giấy chứng nhận thành lập, bạn cần kiểm tra xem đã đủ các nội dung sau chưa: Tên của nhà đầu tư và tên dự án; Địa chỉ của nhà đầu tư; Thông tin về dự án: mục tiêu, quy mô, chi phí, các điều kiện cần có; Địa điểm cụ thể và phạm vi diện tích đất sử dụng; Tổng vốn đầu tư và bảng chi tiết cơ cấu nguồn vốn dự án; Thời hạn hoàn thành dự án; Phương thức giải ngân từ nhà nước (nếu có); Các thông tin về hình thức và chính sách ưu đãi đầu tư (nếu có).

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan câu hỏi Tại sao phải thành lập Doanh nghiệp dự án do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khách hàng. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc liên quan đến vấn đề Tại sao phải thành lập Doanh nghiệp dự án, hãy liên hệ với ACC qua các thông tin sau để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi giải đáp, tư vấn nhiệt tình.

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo