Tại sao mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam cụ thể là Luật Doanh Nghiệp 2020, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Vậy tại sao lại có quy định như vậy, Tại sao mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân ? Chắc hẳn quý bạn đọc cũng rất thắc mắc với quy định này, vì thế ACC sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn trong bài viết dưới đây. 

tai-sao-moi-ca-nhan-chi-duoc-thanh-lap-mot-doanh-nghiep-tu-nhan

Tại sao mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

1. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân 

  • Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ. Nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản thuộc chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân 
  • Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
  • Điểm đặc biệt của loại hình doanh nghiệp này đó chính là không có sự tách bạch, độc lập về tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp. Vốn đầu tư hoàn toàn do chủ doanh nghiệp bỏ ra và tự đăng ký. 
  • Do không có sự độc lập về tài sản nên chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh và nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp.

Trên đây là những đặc điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này. 

2. Ưu điểm và nhược điểm của DNTN

Ưu điểm:

  • Với mô hình này thì chủ sở hữu có trách nhiệm tài sản vô hạn, điều này sẽ tạo niềm tin tưởng cho khách hàng khi giao dịch với DNTN. 
  • Xuất phát từ bản chất là doanh nghiệp cho một cá nhân duy nhất làm chủ, tức là quyền hạn của doanh nghiệp hoàn toàn thuộc về chủ sở hữu mà không bị bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào can thiệp. 
  • Thủ tục thành lập đơn giản và nhanh gọn. 

Nhược điểm:

  • Có thể nói đây là nhược điểm mang tính quyết định rủi ro đối doanh nghiệp này đó là không sự tách bạch giữa vốn của chủ DNTN và vốn của doanh nghiệp, cả hai vốn này là một. Nên khi đứng trước những khó khăn như: đứng trước những khoản nợ khổng lồ, DNTN bị phá sản thì toàn bộ tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ được dùng để thanh toán cho tất cả những khoản đó. 
  • Bản thân doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân nên không được tham gia góp vốn hay mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác
  • DNTN không được phát hành bất kì một loại chứng khoán nào 
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân duy nhất. Không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên công ty hợp danh.

3. Mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân: 

Căn cứ theo khoản 3 Điều 188 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định rằng Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Để được hiểu cụ thể hơn, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết Mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiKệp tư nhân của Công ty Luật ACC để hiểu một cách chi tiết hơn.

4. Vậy tại sao mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân:

Rất rõ ràng từ những phân tích trên có thể thấy Pháp luật Việt Nam giới hạn tại sao cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân vì những nguyên nhân mang tính quyết định sau: 

Một là, xuất phát từ bản chất của doanh nghiệp tư nhân là trách nhiệm tài sản vô hạn của chủ sở hữu. Điều đó có nghĩa mang tính rủi ro rất cao khi doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản hay những khoản nợ khổng lồ. Lúc này, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải dùng toàn bộ tài sản của mình để chịu trách nhiệm một cách vô hạn. 

Hai là, một cá nhân có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân khi đáp ứng được những điều kiện của pháp luật. Và thủ tục pháp lý để thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng rất đơn giản nên pháp luật đã hạn chế sự thành lập doanh nghiệp tư nhân một cách trá hình với mục đích bất hợp pháp. 

Trên đây là bài viết của ACC về Tại sao mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Mời quý bạn đọc tham khảo, mọi thắc mắc hay cần tư vấn về bất cứ vấn đề pháp lý nào hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất. Cảm ơn quý bạn đọc !

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo