Tài khoản 6426 theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Các tài khoản kế toán thường dùng đã có sự thay đổi lớn trong thông tư mới nhất – thông tư 200/2014/TT-BTC có hiệu lực vào ngày đầu tiên năm 2015. Có một số tài khoản kế toán đã bị loại bỏ và một số được thêm vào. Trong đó, thông tư quy định về tài khoản 6426. Chi tiết về Tài khoản 6426 theo thông tư 200/2014/TT-BTC sẽ được cập nhập ở bài viết dưới đây.

Ke Toan Noi Bo
Tài khoản 6426 theo thông tư 200/2014/TT-BTC

1. Tài khoản kế toán là gì?

Tài khoản kế toán là một công cụ để ghi lại các nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp, công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo từng đối tượng kế toán riêng biệt, sẽ có các tài khoản kế toán thường dùng khác nhau. 

Theo thông tư 200 được ban hành năm 2014, có một số tài khoản bị bãi bỏ như tài khoản 001 – Tài sản thuê ngoài, tài khoản 002, tài khoản 003 quy định về các loại hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi hay ký cược. Bên cạnh đó, các tài khoản bị loại bỏ còn có tài khoản 004, 007, 008, 129, 139, 142, 144, 159, 223, 311, 315, 342, 351, 415, 512, 531 và cuối cùng là tài khoản 532.

Ngoài ra, thông tư cũng thêm một số tài khoản mới là tài khoản 171 – giao dịch mua, bán trái phiếu chính phủ, tài khoản 353 – quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ phát triển khoa học và công nghệ – tài khoản 356. Thêm vào đó quỹ bình ổn giá – tài khoản 357 và quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp – tài khoản 417 cũng được thêm vào.

Các tài khoản kế toán thường dùng trong điều khoản mới được đánh giá là tôn trọng bản chất hơn so với hình thức. Về chế độ kế toán, được xây dựng một cách linh hoạt, cởi mở hơn cho các doanh nghiệp, trao cho họ nhiều quyền quyết định hơn trong việc kế toán.

Chế độ kế toán cũng được cập nhập tối đa các nội dung của CMKT quốc tế mà không làm trái với Luật kế toán, các tài khoản thiết kế lại phản ánh đầu tư tài chính dựa trên thông lệ quốc tế.

2. Nội dung của phương pháp tài khoản kế toán

Thông thường trên sổ sách kế toán, nếu chúng ta ghi đầy đủ tên cho từng đối tượng kế toán thì báo cáo sẽ rất dài. Do vậy để thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ngắn gọn và nhanh hơn, chúng ta sẽ sử dụng các số hiệu tài khoản để mã hóa cho các đối tượng kế toán riêng biệt.

Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp đặc thù của hạch toán kế toán. Biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán là các tài khoản kế toán và cách ghi chép phản ánh nghiệp vụ phát sinh trên tài khoản kế toán.

Các đối tượng hạch toán kế toán bao gồm: tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí. Mỗi đối tượng kế toán cụ thể có nội dung kinh tế riêng, có đặc điểm vận động riêng biệt. Vì vậy, tài khoản kế toán cũng sẽ được mở theo từng đối tượng kế toán tương ứng.

Phương pháp phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản kế toán phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng và nội dung nghiệp vụ kinh tế. Thông qua phương pháp tài khoản, các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được sắp xếp, phân loại theo từng đối tượng hạch toán kế toán, từng loại hoạt động kinh doanh nhằm giúp cho việc hệ thống hóa và tổng hợp thông tin được thuận lợi hơn.

Tài khoản kế toán cung cấp thông tin cho nhà quản lý về tình hình biến động tăng, giảm và hiện có của từng đối tượng hạch toán kế toán trong mối quan hệ với các đối tượng khác.

3. Kết cấu chung của tài khoản kế toán

Tuỳ theo mức độ phản ánh của số liệu hạch toán kế toán và dựa vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà kế toán thực hiện phân cấp tài khoản kế toán thành những cấp độ khác nhau: Tài khoản cấp I, tài khoản cấp II, …

Trong đó:

  • TK cấp I – là TK bao gồm 3 chữ số.
  • TK cấp II – là TK bao gồm 3 chữ số ở TK cấp I và 1 chữ số cuối = 4 chữ số
  • TK cấp III – là TK bao gồm 4 chữ số ở TK cấp II và 1 chữ số cuối = 5 chữ số

Xét về sự vận động của các đối tượng kế toán thì bất kỳ đối tượng nào cũng vận động theo hai mặt đối lập nhau, ví dụ như: Sự vận động của tiền mặt là thu và chi; Sự vận động của nợ phải trả là phát sinh khoản nợ và đã trả nợ, … Vì vậy, để có thể phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống sự vận động của các đối tượng kế toán, kết cấu của tài khoản kế toán sẽ gồm hai phần chủ yếu gọi là bên Nợ (bên trái) và bên Có (bên phải).

Mỗi loại tài khoản sẽ có những quy tắc ghi Nợ - Có khác nhau.

Tài khoản tài sản – loại 1, 2, 6, 8

Phát sinh Tăng ghi bên Nợ.

Phát sinh Giảm ghi bên Có.

Số dư đầu kỳ (SDĐK) và số dư cuối kỳ (SDCK) của tài khoản loại 1, 2 nằm bên Nợ.

Tài khoản loại 6, 8 không có số dư.

Tài khoản nguồn vốn – loại 3, 4, 5, 7

Phát sinh Tăng ghi bên Có.

Phát sinh Giảm ghi bên Nợ.

Số dư đầu kỳ (SDĐK) và số dư cuối kỳ (SDCK) của tài khoản loại 3, 4 nằm bên Có.

Tài khoản loại 5, 7 không có số dư.

Tài khoản xác định kết quả hoạt động kinh doanh – loại 9

Tài khoản 911 dùng để xác định và phản ánh kết quả kinh doanh và một số hoạt động khác của doanh nghiệp. Đây là tài khoản trung gian, kết chuyển từ các tài khoản từ loại 5 đến loại 8 vào loại 9 để xác định lãi lỗ và đóng thuế TNDN.

4. Các tài khoản còn sử dụng trong bảng tài khoản kế toán Thông tư 200

– Tài khoản 001 – Tài sản thuê ngoài

– Tài khoản 002 – Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công

– Tài khoản 003 – Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược

– Tài khoản 004 – Nợ khó đòi đã xử lý

– Tài khoản 007 – Ngoại tệ các loại

– Tài khoản 008 – Dự toán chi sự nghiệp, dự án.

– Tài khoản 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.

– Tài khoản 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.

– Tài khoản 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn

– Tài khoản 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.

– Tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

– Tài khoản 223 – Đầu tư vào công ty liên kết

– Tài khoản 311 – Vay ngắn hạn

– Tài khoản 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả.

– Tài khoản 342 – Nợ dài hạn

– Tài khoản 351 – Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

– Tài khoản 415 – Quỹ dự phòng tài chính

– Tài khoản 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ

– Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại

– Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán.

5. Nguyên tắc kế toán của tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

a) Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ…); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng…) .

b) Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.

c) Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 642 có thể được mở thêm các tài khoản cấp 2 để phản ánh các nội dung chi phí thuộc chi phí quản lý ở doanh nghiệp. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

6. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng

Là tài khoản cấp 2 của tài khoản 642, Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên Nợ:

- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ;

- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

Bên Có:

- Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp;

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh”.

Số dư: Không có số dư cuối kỳ.

7. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

7.1. Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ khác (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện…) của nhân viên quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)

Có các TK 334, 338.

7.2. Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý doanh nghiệp như: xăng, dầu, mỡ để chạy xe, vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ chung của doanh nghiệp,…, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu được khấu trừ)

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có các TK 111, 112, 242, 331,…

7.3. Trị giá dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng hoặc mua sử dụng ngay không qua kho cho bộ phận quản lý được tính trực tiếp một lần vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 153 – Công cụ. dụng cụ

Có các TK 111, 112, 331,…

7.4. Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý chung của doanh nghiệp, như: Nhà cửa, vật kiến trúc, kho tàng, thiết bị truyền dẫn,…, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424)

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

7.5. Thuế môn bài, tiền thuê đất,… phải nộp Nhà nước, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

7.6. Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)

Có các TK 111, 112,…

7.7. Kế toán dự phòng các khoản phải thu khó đòi khi lập Báo cáo tài chính:

– Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293).

– Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).

– Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên.

– Doanh nghiệp trích lập dự phòng đối với khoản cho vay, ký cược, ký quỹ, tạm ứng… được quyền nhận lại tương tự như đối với các khoản phải thu theo quy định của pháp luật.

7.8. Khi trích lập dự phòng phải trả về chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng phải trả cần lập cho hợp đồng có rủi ro lớn và dự phòng phải trả khác (trừ dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng), ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 352 – Dự phòng phải trả.

Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

7.9. Tiền điện thoại, điện, nước mua ngoài phải trả, chi phí sửa chữa TSCĐ một lần với giá trị nhỏ, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6427)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331, 335,…

7.10. Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ cho quản lý

a) Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:

– Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí bán hàng, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 335 – Chi phí phải trả (nếu việc sửa chữa đã thực hiện trong kỳ nhưng chưa nghiệm thu hoặc chưa có hóa đơn).

Có TK 352 – Dự phòng phải trả (Nếu đơn vị trích trước chi phí sửa chữa cho TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải

bảo dưỡng, duy tu định kỳ)

– Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, ghi:

Nợ các TK 335, 352

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 331, 241, 111, 112, 152,…

b) Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn và liên quan đến bộ phận quản lý trong nhiều kỳ, định kỳ kế toán tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp từng phần chi phí sửa chữa lớn đã phát sinh, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 242 – Chi phí trả trước.

7.11. Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, chi cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí quản lý khác, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6428)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế)

Có các TK 111, 112, 331,…

7.12. Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).

7.13. Đối với sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ sử dụng cho mục đích quản lý, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có các TK 155, 156 (chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá).

Nếu phải kê khai thuế GTGT cho sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ (giá trị kê khai thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế), ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

7.14. Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

7.15. Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành công ty cổ phần, kế toán xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định giá trị doanh nghiệp như sau:

a) Đối với các khoản nợ phải thu đã có đủ căn cứ chứng minh theo quy định là không có khả năng thu hồi được, kế toán căn cứ các chứng từ có liên quan như quyết định xoá nợ, quyết định xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân phải bồi thường, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334 (phần tổ chức, cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(Phần đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí)

Có các TK 131, 138,…

b) Đối với các khoản phải thu quá hạn được bán cho Công ty Mua bán nợ của doanh nghiệp theo giá thoả thuận, tuỳ từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:

+ Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thoả thuận)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần tổn thất còn lại)

Có các TK 131, 138,…

+ Trường hợp khoản phải thu khó đòi đã được lập dự phòng nhưng số dự phòng không đủ bù đắp tổn thất, khi bán nợ phải thu thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thoả thuận)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (phần đã trích lập dự phòng cho các khoản nợ quá hạn này)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần tổn thất còn lại)

Có các TK 131, 138…

– Đối với các khoản bị xuất toán, chi biếu tặng, chi cho người lao động đã nghỉ mất việc, thôi việc trước thời điểm quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp và được cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp xử lý như khoản phải thu không có khả năng thu hồi, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 334 (phần tổ chức, cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi.

7.16. Kế toán phân bổ khoản lợi thế kinh doanh phát sinh từ việc cổ phần hóa

Lợi thế kinh doanh phát sinh khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được phản ánh trên TK 242 – Chi phí trả trước và phân bổ dần tối đa không quá 3 năm, ghi

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 242 – Chi phí trả trước.

7.17. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp tính vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về chủ đề: Tài khoản 6426 theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, chúng tôi tự tin cam kết cho Quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất, nhanh nhất, giá cả hợp lý nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo