Tài khoản 521 theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Ngày 26 tháng 08 năm 2016 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 133/2016/TT-BTC nhằm hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời thông tư không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. Bài viết này là nội dung về các quy định liên quan đến Tài khoản 521 theo thông tư 133/2016/TT-BTC, mời quý bạn đọc tham khảo cùng ACC.

tài khoản 521 theo thông tư 133

tài khoản 521 theo thông tư 133

1. Các khoản giảm trừ doanh thu là gì?

Các khoản giảm trừ doanh thu là khoản bao gồm: Chiết khấu thương mại; Giảm giá hàng bán; hàng bán bị trả lại. Cụ thể:

Chiết khấu thương mại: Khi mua hàng với số lượng lớn hoặc mua đạt được một doanh số nào đó, người mua được giảm giá so với giá niêm yết và được quy định rõ trong hợp đồng.

Hàng bán bị trả lại: Hàng bán bị trả lại trong trường hợp DN cung cấp hàng hóa sai quy cách, phẩm chất, kích cỡ… so với hợp đồng kinh tế.

Giảm giá hàng bán: Khi hàng của doanh nghiệp gần hết date, doanh nghiệp muốn tiêu thụ hết hàng tồn kho… Doanh nghiệp tiến hành giảm giá hàng bán.

2. Tài khoản sử dụng

Để hạch toán Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu theo TT133, chúng ta sử dụng tài khoản 511.

Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là TK dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3. Cách hạch toán Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu theo TT133

Căn cứ vào cách tính thuế của từng Doanh nghiệp, kế toán hạch toán theo 2 trường hợp: Trường hợp Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; Trường hợp Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Cụ thể:

Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Kế toán hạch toán các trường hợp giảm trừ doanh thu như sau:

- Hạch toán Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu trường hợp chiết khấu thương mại

Khi Doanh nghiệp chiết khấu thương mại cho khách hàng, kế toán hạch toán:

Nợ TK 511: Trị giá chiết khấu chưa thuế GTGT

Nợ TK 333: Trị giá thuế GTGT trên giá trị hàng chiết khấu

Có TK 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách hàng.

- Hạch toán Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu trường hợp giảm giá hàng bán

Khi Doanh nghiệp giảm giá hàng bán cho khách hàng, kế toán hạch toán:

Nợ TK 511: Trị giá giảm giá hàng bán chưa có thuế GTGT

Nợ TK 333: Trị giá thuế GTGT trên giá trị giảm giá hàng bán

Có TK 131: Tổng trị giá giảm giá hàng bán cho khách hàng.

- Hạch toán nhận lại hàng đã bán

Khi Doanh nghiệp chấp nhận nhận lại hàng đã bán, kế toán hạch toán:

Nợ TK 511: Trị giá hàng đã bán bị trả lại chưa có thuế GTGT

Nợ TK 333: Trị giá thuế GTGT của số hàng đã bán bị trả lại

Có TK 131: Tổng trị giá hàng bán bị trả lại.

Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Kế toán hạch toán các trường hợp giảm trừ doanh thu như sau:

- Hạch toán Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu trường hợp chiết khấu thương mại.

Khi Doanh nghiệp chiết khấu thương mại cho khách hàng, kế toán hạch toán:

Nợ TK 511: Trị giá chiết khấu cho khách hàng chưa thuế GTGT

Có TK 131: Trị giá chiết khấu cho khách hàng chưa thuế GTGT.

- Hạch toán Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu trường hợp giảm giá hàng bán.

Khi Doanh nghiệp giảm giá hàng bán cho khách hàng, kế toán hạch toán:

Nợ TK 511: Trị giá giảm giá hàng bán chưa có thuế GTGT

Có TK 131: Trị giá giảm giá hàng bán chưa có thuế GTGT.

- Hạch toán nhận lại hàng đã bán.

Khi Doanh nghiệp chấp nhận nhận lại hàng đã bán, kế toán hạch toán:

Nợ Tk 511: Trị giá hàng đã bán bị trả lại chưa có thuế GTGT

Có TK 131: Trị giá hàng đã bán bị trả lại chưa có thuế GTGT

Chiết khấu thương mại: TK 5211

Theo thông tư 200:

  • Định khoản theo phương pháp khấu trừ:
    • Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu ( 5211, 5213)
    • Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
    • Có TK 111, 112, 131,..
  • Định khoản theo phương pháp trực tiếp
    • Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu ( 5211, 5213)
    • Có TK 111, 112, 131,..

Theo thông tư 133

  • Định khoản theo phương pháp khấu trừ:
    • Nợ TK 511: Phần chiết khấu cho khách hàng chưa thuế GTGT
    • Nợ TK 333: Phần thuế GTGT trên giá trị hàng chiết khấu cho khách hàng
    • Có TK 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách hàng
  • Định khoản theo phương pháp trực tiếp
    • Nợ TK 511: Phần chiết khấu cho khách hàng chưa thuế GTGT
    • Có TK 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách hàng

Giảm giá hàng bán: TK 5213

Theo thông tư 200:

  • Định khoản theo phương pháp khấu trừ:
    • Nợ TK 5213: giá trị hàng giảm cho khách hàng
    • Nợ TK 3331: Thuế GTGT đã ghi giảm hay ghi nhận
    • Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị hàng giảm cho khách hàng
  • Định khoản theo phương pháp trực tiếp
    • Nợ TK 5213: giá trị hàng giảm cho khách hàng
    • Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị hàng giảm cho khách hàng

Theo thông tư 133:

  • Định khoản theo phương pháp khấu trừ:
    • Nợ TK 511: Giảm giá trị hàng bán cho khách hàng khi chưa có thuế GTGT
    • Nợ TK 333: phần thuế GTGT trên giá trị giảm giá hàng bán
    • Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị giảm giá hàng bán
  • Định khoản theo phương pháp trực tiếp:
    • Nợ TK 511: Giảm giá trị hàng bán cho khách hàng khi chưa có thuế GTGT
    • Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị giảm giá hàng bán

Hàng bán bị trả lại: TK 5212

Theo thông tư 200:

  • Định khoản theo phương pháp khấu trừ:
    • Nợ TK 5212: doanh thu của số hàng bị trả lại ghi nhận giảm
    • Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm
    • Có TK 111, 112, 131: Tổng doanh thu bao gồm cả thuế ghi nhận giảm
  • Định khoản theo phương pháp trực tiếp
    • Nợ TK 5212: doanh thu của số hàng bị trả lại ghi nhận giảm
    • Có TK 111, 112, 131: Tổng doanh thu bao gồm cả thuế ghi nhận giảm
  • Nghiệp vụ cho hàng tồn kho
    • Nợ TK 156: giá trị hàng bị trả lại nhập kho
    • Có TK 632: giá vốn hàng bị trả lại ghi nhận giảm

Theo thông tư 133:

  • Định khoản theo phương pháp khấu trừ
    • Nợ TK 511: Giá trị hàng bán bị trả lại khi chưa có thuế GTGT
    • Nợ TK 333: Phần thuế GTGT của hàng đã bán bị trả lại
    • Có TK 131: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại
  • Định khoản theo phương pháp trực tiếp
    • Nợ TK 511: Giá trị hàng bán bị trả lại khi chưa có thuế GTGT
    • Có TK 131: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại

Trên đây là bài viết Tài khoản 521 theo thông tư 133/2016/TT-BTC. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (721 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo