Các tài khoản kế toán thường dùng đã có sự thay đổi lớn trong thông tư mới nhất – thông tư 200/2014/TT-BTC có hiệu lực vào ngày đầu tiên năm 2015. Có một số tài khoản kế toán đã bị loại bỏ và một số được thêm vào. Trong đó, thông tư có quy định về tài khoản 342. Chi tiết về Tài khoản 342 theo thông tư 200/2014/TT-BTC sẽ được cập nhập ở bài viết dưới đây.

1. Tài khoản kế toán là gì?
Tài khoản kế toán là một công cụ để ghi lại các nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp, công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo từng đối tượng kế toán riêng biệt, sẽ có các tài khoản kế toán thường dùng khác nhau.
Theo thông tư 200 được ban hành năm 2014, có một số tài khoản bị bãi bỏ như tài khoản 001 – Tài sản thuê ngoài, tài khoản 002, tài khoản 003 quy định về các loại hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi hay ký cược. Bên cạnh đó, các tài khoản bị loại bỏ còn có tài khoản 004, 007, 008, 129, 139, 142, 144, 159, 223, 311, 315, 342, 351, 415, 512, 531 và cuối cùng là tài khoản 532.
Ngoài ra, thông tư cũng thêm một số tài khoản mới là tài khoản 171 – giao dịch mua, bán trái phiếu chính phủ, tài khoản 353 – quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ phát triển khoa học và công nghệ – tài khoản 356. Thêm vào đó quỹ bình ổn giá – tài khoản 357 và quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp – tài khoản 417 cũng được thêm vào.
Các tài khoản kế toán thường dùng trong điều khoản mới được đánh giá là tôn trọng bản chất hơn so với hình thức. Về chế độ kế toán, được xây dựng một cách linh hoạt, cởi mở hơn cho các doanh nghiệp, trao cho họ nhiều quyền quyết định hơn trong việc kế toán.
Chế độ kế toán cũng được cập nhập tối đa các nội dung của CMKT quốc tế mà không làm trái với Luật kế toán, các tài khoản thiết kế lại phản ánh đầu tư tài chính dựa trên thông lệ quốc tế.
2. Nội dung của phương pháp tài khoản kế toán
Thông thường trên sổ sách kế toán, nếu chúng ta ghi đầy đủ tên cho từng đối tượng kế toán thì báo cáo sẽ rất dài. Do vậy để thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ngắn gọn và nhanh hơn, chúng ta sẽ sử dụng các số hiệu tài khoản để mã hóa cho các đối tượng kế toán riêng biệt.
Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp đặc thù của hạch toán kế toán. Biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán là các tài khoản kế toán và cách ghi chép phản ánh nghiệp vụ phát sinh trên tài khoản kế toán.
Các đối tượng hạch toán kế toán bao gồm: tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí. Mỗi đối tượng kế toán cụ thể có nội dung kinh tế riêng, có đặc điểm vận động riêng biệt. Vì vậy, tài khoản kế toán cũng sẽ được mở theo từng đối tượng kế toán tương ứng.
Phương pháp phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản kế toán phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng và nội dung nghiệp vụ kinh tế. Thông qua phương pháp tài khoản, các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được sắp xếp, phân loại theo từng đối tượng hạch toán kế toán, từng loại hoạt động kinh doanh nhằm giúp cho việc hệ thống hóa và tổng hợp thông tin được thuận lợi hơn.
Tài khoản kế toán cung cấp thông tin cho nhà quản lý về tình hình biến động tăng, giảm và hiện có của từng đối tượng hạch toán kế toán trong mối quan hệ với các đối tượng khác.
3. Kết cấu chung của tài khoản kế toán
Tuỳ theo mức độ phản ánh của số liệu hạch toán kế toán và dựa vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà kế toán thực hiện phân cấp tài khoản kế toán thành những cấp độ khác nhau: Tài khoản cấp I, tài khoản cấp II, …
Trong đó:
- TK cấp I – là TK bao gồm 3 chữ số.
- TK cấp II – là TK bao gồm 3 chữ số ở TK cấp I và 1 chữ số cuối = 4 chữ số
- TK cấp III – là TK bao gồm 4 chữ số ở TK cấp II và 1 chữ số cuối = 5 chữ số
Xét về sự vận động của các đối tượng kế toán thì bất kỳ đối tượng nào cũng vận động theo hai mặt đối lập nhau, ví dụ như: Sự vận động của tiền mặt là thu và chi; Sự vận động của nợ phải trả là phát sinh khoản nợ và đã trả nợ, … Vì vậy, để có thể phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống sự vận động của các đối tượng kế toán, kết cấu của tài khoản kế toán sẽ gồm hai phần chủ yếu gọi là bên Nợ (bên trái) và bên Có (bên phải).
Mỗi loại tài khoản sẽ có những quy tắc ghi Nợ - Có khác nhau.
Tài khoản tài sản – loại 1, 2, 6, 8
Phát sinh Tăng ghi bên Nợ.
Phát sinh Giảm ghi bên Có.
Số dư đầu kỳ (SDĐK) và số dư cuối kỳ (SDCK) của tài khoản loại 1, 2 nằm bên Nợ.
Tài khoản loại 6, 8 không có số dư.
Tài khoản nguồn vốn – loại 3, 4, 5, 7
Phát sinh Tăng ghi bên Có.
Phát sinh Giảm ghi bên Nợ.
Số dư đầu kỳ (SDĐK) và số dư cuối kỳ (SDCK) của tài khoản loại 3, 4 nằm bên Có.
Tài khoản loại 5, 7 không có số dư.
Tài khoản xác định kết quả hoạt động kinh doanh – loại 9
Tài khoản 911 dùng để xác định và phản ánh kết quả kinh doanh và một số hoạt động khác của doanh nghiệp. Đây là tài khoản trung gian, kết chuyển từ các tài khoản từ loại 5 đến loại 8 vào loại 9 để xác định lãi lỗ và đóng thuế TNDN.
4. Các tài khoản còn sử dụng trong bảng tài khoản kế toán Thông tư 200
– Tài khoản 001 – Tài sản thuê ngoài
– Tài khoản 002 – Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
– Tài khoản 003 – Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
– Tài khoản 004 – Nợ khó đòi đã xử lý
– Tài khoản 007 – Ngoại tệ các loại
– Tài khoản 008 – Dự toán chi sự nghiệp, dự án.
– Tài khoản 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.
– Tài khoản 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.
– Tài khoản 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn
– Tài khoản 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
– Tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
– Tài khoản 223 – Đầu tư vào công ty liên kết
– Tài khoản 311 – Vay ngắn hạn
– Tài khoản 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả.
– Tài khoản 342 – Nợ dài hạn
– Tài khoản 351 – Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
– Tài khoản 415 – Quỹ dự phòng tài chính
– Tài khoản 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ
– Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại
– Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán.
5. Tài khoản 342 - Nợ dài hạn
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ dài hạn như nợ thuê tài chính hoặc các khoản nợ dài hạn khác (Thời gian trả nợ trên 01 năm).
Trong trường hợp nợ thuê tài chính, tổng số nợ thuê phản ánh vào bên Có của Tài khoản 342 “Nợ dài hạn” là tổng số tiền phải trả được tính bằng giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê, trừ (-) số nợ phải trả kỳ này, cộng (+) số thuế GTGT bên thuê còn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê.
Trường hợp số tiền thuê tài chính được tính bằng ngoại tệ thì đơn vị đi thuê phải tính toán, quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố ở thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi vào tài khoản này. Khi trả nợ bằng ngoại tệ thì bên Nợ Tài khoản 342 được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán của tài khoản này.
5.1. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 342
Bên Nợ:
- Trả nợ dài hạn do thanh toán trước hạn;
- Kết chuyển các khoản nợ dài hạn đến hạn trả sang Tài khoản 315;
- Số giảm nợ do được bên chủ nợ chấp thuận;
- Chênh lệch giảm tỷ giá do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản nợ dài hạn có gốc ngoại tệ.
Bên Có:
- Các khoản nợ dài hạn phát sinh trong kỳ;
- Chênh lệch tăng tỷ giá do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản nợ dài hạn có gốc ngoại tệ.
Số dư bên Có:
Các khoản nợ dài hạn còn chưa trả.
5.2. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thuê tài chính
Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê:
- Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 342 - Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) số nợ gốc phải trả kỳ này)
Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ gốc phải trả kỳ này).
- Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn
Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.
Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê:
- Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, bên đi thuê nhận nợ cả số thuế GTGT do bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà bên thuê phải hoàn lại cho bên cho thuê, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT phải hoàn lại cho bên cho thuê, ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 138 - Phải thu khác (Số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thuê tài chính)
Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ phải trả kỳ này có cả thuế GTGT)
Có TK 342 - Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) số nợ gốc phải trả kỳ này cộng (+) số thuế GTGT bên thuê còn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê).
- Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn
Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.
Kế toán các nghiệp vụ có liên quan đến các khoản nợ dài hạn khác
Khi phát sinh các khoản nợ dài khác dùng vào đầu tư XDCB, ghi:
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
Có TK 342 - Nợ dài hạn.
Đối với các khoản nợ không xác định được chủ nợ, khi có quyết định xóa hoặc không phải trả khi cổ phần hoá doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn
Có TK 711- Thu nhập khác.
Cuối niên độ kế toán căn cứ số dư nợ dài hạn, xác định số nợ dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn
Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.
Cuối niên độ kế toán, tại thời điểm lập báo cáo tài chính: Số dư nợ dài hạn có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố:
Nếu tỷ giá tăng, phát sinh khoản lỗ tỷ giá, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 342 - Nợ dài hạn.
Nếu tỷ giá giảm, phát sinh khoản lỗ tỷ giá, ghi:
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Nội dung bài viết:
Bình luận