Tái bản là gì? (Cập nhật 2024)

Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử. Trong đó, tái bản cũng được xem như là một trong những hoạt động thuộc phạm vi của xuất bản. Vậy, tái bản là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về khái niệm này một cách chính xác nhất.

Tái bản là gì
Tái bản là gì

1. Tái bản là gì

Theo quy định pháp luật hiện hành, vẫn chưa hề có một khái niệm cụ thể về tái bản là gì. Theo Từ điển tiếng Việt, tái bản có thể được hiểu là hoạt động in lại lần nữa theo bản cũ.

Từ đó, căn cứ theo khái niệm trên cũng như theo những quy định tại Luật Xuất bản 2012, với khái niệm tái bản là gì¸ có thể hiểu Tái bản là trên cơ sở những tác phẩm, tài liệu đã được xuất bản trước đó sẽ được nhà xuất bản in lại lần nữa theo bản cũ hoặc có sửa chữa, bổ sung.

Trong đó. với những tác phẩm, tài liệu được in lại nhưng có sửa chữa, bổ sung thì đó được gọi là tác phẩm tái bản có sửa chữa, bổ sung.

2. Những lưu ý khi tiến hành hoạt động tái bản

2.1 Thẩm định nội dung trước khi tiến hành tái bản

Theo quy định tại Điều 24 Luật Xuất bản 2012, đối với các tác phẩm, tài liệu bao gồm:

- Tác phẩm, tài liệu xuất bản trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1945 đến năm 1954 trong vùng bị tạm chiếm;

- Tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam không do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho phép;

- Tác phẩm, tài liệu xuất bản ở nước ngoài.

Nhà xuất bản phải tổ chức thẩm định trước khi đăng ký xuất bản để tái bản khi có các dấu hiệu vi phạm các điều sau:

- Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

- Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;

- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;

- Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

2.2 Thủ tục đăng ký tái bản

Theo quy định pháp luật, việc đăng ký tái bản sẽ được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Nhà xuất bản chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:

- Bản đăng ký, trong đó có tóm tắt về đề tài, chủ đề và nội dung của từng tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản, các thông tin khác theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;

- Văn bản thẩm định nội dung đối với tác phẩm, tài liệu thuộc loại phải thẩm định.

Bước 2: Nhà xuất biển tiến hành nộp hồ sơ tại Bộ Thông tin và Truyền thông

Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông phải xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản, cấp số xác nhận đăng ký xuất bản từng tác phẩm, tài liệu hoặc xuất bản phẩm tái bản và cấp mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN); trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Trong quá trình xác nhận đăng ký, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền yêu cầu nhà xuất bản thẩm định hoặc giải trình về tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản để xác nhận đăng ký.

Cần lưu ý:

Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản ra quyết định xuất bản đối với từng tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm tái bản.

Thời hạn để ra quyết định xuất bản chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm xác nhận đăng ký; trường hợp không thực hiện việc xuất bản, nhà xuất bản phải báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 31 tháng 3 của năm liền sau năm xác nhận đăng ký và số xác nhận đăng ký xuất bản, mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) đã được cấp không còn giá trị thực hiện.

Mong rằng, với những kiến thức trên mà ACC đã tư vấn, quý độc giả đã nắm rõ hơn về tái bản là gì cũng như những kiến thức liên quan đến vấn đề này. Ngoài việc tìm hiểu về tái bản là gì, quý độc giả có thể tìm hiểu thêm về thủ tục cấp giấy phép xuất bản tin nội bộ tại đây

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (335 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo