Thủ Tục Và Điều Kiện Cấp Giấy Phép Kinh Doanh Sửa Chữa Ô Tô - Cập Nhật Quy Định 2023

Hiện nay nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với nhu cầu của người dân nên số lượng xe ô tô ngày càng tăng. Nhận thấy tiềm năng, nhiều người đang có ý định kinh doanh dịch vụ sửa chữa xe ô tô. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nên bắt đầu từ đâu và chuẩn bị hồ sơ, thủ tục như thế nào. ACC xin được chia sẻ những thông tin về điều kiện và thủ tục giấy phép kinh doanh sửa chữa ô tô theo quy định của pháp luật.

giấy phép kinh doanh sửa chữa ô tô

Giấy phép kinh doanh sửa chữa xe ô tô

1. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh sửa chữa ô tô

Muốn kinh doanh sửa chữa xe ô tô thì trước tiên bạn phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và có giấy phép kinh doanh. Căn cứ theo Luật số 03/2016/QH14 thì Ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô (sửa chữa xe ô tô) nằm trong nhóm ngành nghề có điều kiện. Điều kiện để hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô được quy định tại Điều 21 Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô cụ thể như sau: 

>>>>>>>Để hiểu thêm về giấy phép kinh doanh mời các bạn đọc thêm bài viết: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định mới 2023

‘’Điều 21. Điều kiện cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô

Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
  • Mặt bằng, nhà xưởng đảm bảo phục vụ việc thực hiện bảo hành, bảo dưỡng.
  • Có các khu vực thực hiện các công việc tiếp nhận, bàn giao, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra xuất xưởng, có nhà điều hành, kho linh kiện, phụ kiện, khu vực rửa xe đáp ứng được công việc.
  • Có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Các trang thiết bị đo lường phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
  • Có thiết bị chẩn đoán động cơ, tình trạng kỹ thuật của xe (đối với ô tô có trang bị bộ điều khiển điện tử) phù hợp với các loại xe do cơ sở thực hiện bảo hành, bảo dưỡng. Phần mềm thiết bị chẩn đoán phải tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ.
  • Có đội ngũ nhân lực và hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng cho việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Các điều kiện nêu trên của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải đáp ứng các yêu cầu về mặt bằng, trang thiết bị, dụng cụ, nhân lực, hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô theo các loại ô tô tương ứng tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794 Tiêu chuẩn cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và các phương tiện tương tự.

  • Có cam kết về việc hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp linh kiện, phụ kiện phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô của:
    • Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước); hoặc
    • Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô).
  • Có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Đáp ứng đủ điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy.
  • Có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.’’

Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô của Cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu xe ô tô phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu sau đây:

Giấy phép kinh doanh sửa chữa xe ô tô

 Quy định kỹ thuật chung

Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô của cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về mặt bằng, trang thiết bị dụng cụ và nhân lực quy định ở dưới đây. Trường hợp cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu thuê cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô thực hiện việc bảo hành xe ô tô, thì cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ký hợp đồng dịch vụ thực hiện việc bảo hành phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô.

Quy định về mặt bằng

Mặt bằng cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô bao gồm: mặt bằng tổng thể khu vực và mặt bằng nhà xưởng.

  • Mặt bằng tổng thể khu vực bao gồm: các công trình xây dựng (nhà xưởng, nhà kho, nhà điều hành), đường giao thông nội bộ, nơi đỗ xe, nơi trồng cây xanh, cổng ra vào, hàng rào bảo vệ phải được cung cấp điện, nước đầy đủ, có hệ thống thoát nước, có đường ra vào thuận tiện cho các phương tiện đảm bảo an toàn giao thông.
  • Mặt bằng nhà xưởng bao gồm các diện tích phục vụ trực tiếp công việc bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô, phải được bố trí đầy đủ cho các công việc bảo hành, bảo dưỡng có liên quan và có diện tích tối thiểu là 300 m2.

Nhà xưởng dịch vụ kỹ thuật phải được xây dựng chắc chắn, có mái che, cửa ra vào thuận tiện phù hợp với loại xe ô tô vào bảo hành, bảo dưỡng.

Các công việc tối thiểu phải thực hiện tại cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô của cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu bao gồm:

  • Kiểm tra, bảo dưỡng các cụm tổng thành của xe ô tô: động cơ, hệ thống lái, truyền động, chuyển động, điện, điều hòa không khí;
  • Sơn và rửa xe.

Quy định về trang thiết bị

  • Các thiết bị dụng cụ kiểm tra và đo lường phải được hiệu chỉnh kiểm định; Các thiết bị có truyền động nhất thiết phải có bộ phận che chắn an toàn.
  • Các thiết bị tối thiểu quy định như sau:
    • Đối với bảo dưỡng ắc quy:

           – Thiết bị kiểm tra ắc quy;

           – Thiết bị đo nồng độ dung dịch;

           – Bộ đồ sạc ắc quy;

    • Đối với bảo dưỡng xe ô tô:

           – Bộ dụng cụ đồ nghề cho các loại xe;

           – Kích nâng hoặc mễ kê;

           – Các dụng cụ chuyên dùng tháo, lắp;

           – Các loại thiết bị kiểm tra hệ thống điện;

           – Các thiết bị kiểm tra hệ thống nhiên liệu;

           – Các thiết bị kiểm tra bảo dưỡng hệ thống điều hòa;

           – Các thiết bị kiểm tra chẩn đoán và đánh giá tổng hợp tình trạng kỹ thuật của xe (chẩn đoán tình trạng động cơ, đo độ chụm bánh xe dẫn hướng, kiểm tra phanh, đèn pha);

           – Bơm phun nước, máy nén khí, bơm lốp và phun sơn.

Quy định về nhân lực

  • Người điều hành cơ sở bảo hành, bảo dưỡng tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp trung cấp cơ khí ô tô hoặc tương đương, có ít nhất là 5 năm kinh nghiệm, hoặc phải là thợ cơ khí ô tô bậc 5/7 trở lên.
  • Thợ sửa chữa làm việc tại các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng phải qua đào tạo và có chứng chỉ đào tạo nghề tương ứng.
  • Người sử dụng thiết bị phải được huấn luyện sử dụng thiết bị.
  • Phải có ít nhất 01 thợ cơ khí ô tô từ bậc 5/7 trở lên hoặc tương đương.
  • Các công việc kiểm ra, lắp ráp, điều chỉnh phải do thợ cơ khí ô tô có trình độ tối thiểu từ 3/7 trở lên hoặc tương đương thực hiện.
  • Các công nhân làm nhiệm vụ thử xe phải có giấy phép lái xe phù hợp.

Quy định về môi trường

  •  Có hệ thống thu gom, lưu giữ các chất thải, không gây ảnh hưởng môi trường;
  • Có biện pháp giảm thiểu bụi khí thải, hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt ảnh hưởng xung quanh;
  • Đảm bảo các quy định hiện hành về phòng chống cháy, nổ, vệ sinh, an toàn lao động và không gây cản trở giao thông công cộng.

Quy định về chất lượng phương tiện sau bảo hành, bảo dưỡng

Kiểm tra trước khi xuất xưởng

Sau khi kiểm tra bảo hành, bảo dưỡng, các tổng thành, hệ thống của phương tiện phải đảm bảo làm việc bình thường, đúng chức năng theo thiết kế của nhà sản xuất. Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe có trách nhiệm chạy thử xe và bảo đảm yêu cầu nêu trên cho khách hàng.

Chất lượng bảo hành, bảo dưỡng

Các phương tiện xuất xưởng sau khi bảo hành, bảo dưỡng phải có biên bản giao xe có ghi rõ thời hạn và các điều kiện bảo hành chất lượng sau dịch vụ. Thời hạn bảo hành không được nhỏ hơn 02 tháng hoặc 1500 km xe chạy, tính từ thời điểm giao xe xuất xưởng.

Ghi biên bản, xác nhận vào sổ bảo hành, bảo dưỡng xe

Các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe có trách nhiệm ghi sổ và lưu các dữ liệu vào máy tính các phương tiện đã bảo hành, bảo dưỡng tại xưởng của mình.

Các thông tin cần lưu trữ bao gồm: biển số xe, số khung, số động cơ, các hư hỏng, sự cố phải khắc phục, ngày tháng vào, xuất xưởng. Các thông tin này phải được lưu trữ và chỉ được phép hủy bỏ sau thời gian 01 năm, tính từ ngày xe được xuất xưởng gần nhất.

2. Hồ sơ và thủ tục đăng ký cấp giấy phép kinh doanh sửa chữa xe ô tô

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô để nộp trực tiếp lên Phòng Chất lượng xe cơ giới - Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải hoặc có thể nộp qua hệ thống bưu chính. Hồ sơ xin cấp bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP): 01 bản chính;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 01 bản sao;
  • Bản kê khai năng lực cơ sở vật chất của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Mẫu số 13 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP): 01 bản chính;
  • Tài liệu chứng minh cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 5, 7, 8, 9 và 10 Điều 21 Nghị định 116/2017/NĐ-CP: 01 bản sao mỗi loại.
  • Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn Cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu hoặc Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng hoàn thiện. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì thống nhất thời gian thực hiện, tiến hành kiểm tra, đánh giá sự phù hợp tại Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng.
  • Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá sự phù hợp tại cơ sở bảo hành, bảo dưỡng; nếu kết quả đánh giá chưa đạt yêu cầu thì thông báo để Cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu hoặc Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng hoàn thiện; nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra có văn bản yêu cầu cơ sở bảo dưỡng bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định. 

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra thông báo thời gian và tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Ngay sau khi kết thúc kiểm tra, Cơ quan kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra cho cơ sở bảo hành, bảo dưỡng biết và có các biện pháp khắc phục các hạng mục chưa đạt yêu cầu (nếu có).

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế đạt yêu cầu, Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô cho doanh nghiệp.

3. Những câu hỏi thường gặp.

Điều kiện về môi trường khi kinh doanh sửa chữa ô tô như thế nào?

 Có hệ thống thu gom, lưu giữ các chất thải, không gây ảnh hưởng môi trường;
Có biện pháp giảm thiểu bụi khí thải, hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt ảnh hưởng xung quanh;
Đảm bảo các quy định hiện hành về phòng chống cháy, nổ, vệ sinh, an toàn lao động và không gây cản trở giao thông công cộng.

Điều kiện về mặt bằng khi kinh doanh sửa chữa ô tô như thế nào?

Mặt bằng cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô bao gồm: mặt bằng tổng thể khu vực và mặt bằng nhà xưởng.
Mặt bằng tổng thể khu vực bao gồm: các công trình xây dựng (nhà xưởng, nhà kho, nhà điều hành), đường giao thông nội bộ, nơi đỗ xe, nơi trồng cây xanh, cổng ra vào, hàng rào bảo vệ phải được cung cấp điện, nước đầy đủ, có hệ thống thoát nước, có đường ra vào thuận tiện cho các phương tiện đảm bảo an toàn giao thông.
Mặt bằng nhà xưởng bao gồm các diện tích phục vụ trực tiếp công việc bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô, phải được bố trí đầy đủ cho các công việc bảo hành, bảo dưỡng có liên quan và có diện tích tối thiểu là 300 m2.

Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô bị thu hồi trong trường hợp nào?

Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô trong các trường hợp sau:
• Cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
Cho thuê, mượn, tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận.
• Chấm dứt hoạt động kinh doanh.
Không còn đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh.
• Không triển khai hoạt động bảo hành, bảo dưỡng ô tô trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận.
• Không khắc phục hoàn toàn vi phạm trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận.

Mở tiệm sửa ô tô có cần đóng thuế hay không?

Sau khi mở cửa hàng sửa chữa ô tô và có giấy phép kinh doanh. Cửa hàng của bạn sẽ hoạt động dưới hình thức cơ sở kinh doanh. Do đó, theo quy định chung, bạn sẽ phải đóng những loại thuế như sau:

– Thuế giá trị gia tăng.

– Thuế thu nhập cá nhân tùy theo mức thu nhập

– Thuế môn bài

Trên đây là những tư vấn của ACC dành cho các bạn có nhu cầu kinh doanh sửa chữa xe ô tô. Nếu bạn không có thời gian tự làm hồ sơ, thủ tục này thì hãy sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp của chúng tôi, ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Chúc các bạn đăng ký cấp giấy phép kinh doanh sửa chữa xe ô tô thành công!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (853 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo