Về tính chất thì Thông tư 200/2014 của Bộ Tài chính là hướng dẫn chế độ kế toán cho tất cả loại hình doanh nghiệp còn Thông tư 133/2016 của Bộ Tài chính thì hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Sau đây, xin mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết So sánh sự khác nhau giữa Thông tư 133 và Thông tư 200 để cùng giải đáp các thắc mắc.
1. So sánh sự khác nhau giữa Thông tư 133 và Thông tư 200
1.1. Về đối tượng áp dụng
+ Thông tư 200 được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, từ nhỏ đến lớn trong mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
+ Thông tư 133 chỉ áp dụng cho doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
Như vậy thì DN quy mô vừa và nhỏ có thể chọn sử dụng 1 trong 2 Thông tư trên và phải nhất quán trong cùng 1 năm tài chính. Trường hợp cần thay đổi chế độ kế toán áp dụng, DN phải thông báo với cơ quan quản lý thuế.
1.2. Hệ thống tài khoản kế toán
Tiêu chí | Thông tư 133 | Thông tư 200 |
Kế toán về tiền | Không có hạng mục hướng dẫn kế toán vàng tiền tệ | Khoản 1113 và 1123 có hướng dẫn kế toán về vàng tiền tệ. |
Kế toán các khoản phải thu khác từ cùng tài khoản cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược | Các hoạt động ký quỹ, ký cược, cầm cố và thế chấp được hạch toán vào tài khoản 1386. | Các hoạt động cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược được hạch toán vào TK 244. |
Kế toán về mặt hàng tồn kho | Không bao gồm hàng hóa gửi kho bảo thuế tại doanh nghiệp | Hàng tồn kho của cơ sở kinh doanh bao gồm hàng hoá được giữ trong kho bảo thuế khấu của đơn vị. |
Kế toán các khoản thanh toán và tiền gửi khác cùng khoản nhận ký quỹ, ký cược. | + Bảo hiểm thất nghiệp được ghi có vào tài khoản 3385.+ Các khoản nhận ký quỹ, ký cược được ghi nhận vào TK 3386.+ Không có tài khoản hoàn vốn chủ sở hữu. | + Bảo hiểm thất nghiệp được hạch toán vào tài khoản 3386.+ Các khoản tiền gửi, tiền gửi được ghi nhận vào TK 344.+ Phải trả về vốn chủ sở hữu, ghi nhận vào TK 3385. |
Chênh lệch tỷ giá hối đoái | + Cuối kỳ kế toán không có số dư | Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ vốn đăng ký:+ Khi xảy ra lỗ tỷ giá hối đoái thì cuối kỳ kế toán có số dư “bên Nợ”.+ Số dư là “có” khi phát sinh lãi tỷ giá hối đoái. |
Hệ thống tài khoản liên quan đến việc trích lập và sử dụng quỹ | Tài khoản 418 dùng để hạch toán các quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu. | Các TK từ 414 đến 466 được dùng để hạch toán việc trích lập và sử dụng các quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu. |
Khoản giảm trừ doanh thu | Ghi nhận vào TK 511 | Ghi nhận vào TK 521 |
Một trong những điểm khác biệt nổi bật của Thông tư 200 so với Thông tư 133 là thông tin tài khoản ghi nhận về tiền và vàng. Ở Thông tư 200 thì vàng sử dụng cho chức năng cất giữ giá trị, không bao gồm vàng tồn kho sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm để bán; vàng và tiền được ghi nhận ở khoản 1113 và 1123 . Nhưng tại Thông tư 133 thì tiền vàng không có tài khoản ghi nhận riêng.
1.3. Chế độ báo cáo tài chính
Hạng mục | Thông tư 133 | Thông tư 200 |
Hệ thống BCTC hàng năm của công ty hoạt động liên tục | Bắt buộc phải bao gồm các báo cáo: + Báo cáo về tình hình tài chính (mẫu B01a – DNN hoặc B01b – DNN) + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (mẫu B02 – DNN) + Bản thuyết minh BCTC của doanh nghiệp (mẫu B09 – DNN) + Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 – DN) Báo cáo tùy chọn: + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03 – DNN)Riêng với doanh nghiệp siêu nhỏ, các báo cáo tài chính gồm: + Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu B01 – DNSN) + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02 – DN) + Bản thuyết minh BCTC (mẫu B09 – DNSN) |
+ Bảng cân đối kế toán (mẫu B01 – DN) + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02 – DN) + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03 – DN) + Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09 – DN) |
Hệ thống BCTC năm với công ty hoạt động không liên tục | + Bảng cân đối kế toán (mẫu B01/CDHĐ – DNKLT) + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02/CDHĐ – DNKLT) + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03/CDHĐ – DNKLT) + Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09/CDHĐ – DNKLT) |
Báo cáo bắt buộc: + Báo cáo tình hình tài chính (mẫu B01 – DNNKLT) + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02 – DNN) + Bản thuyết minh BCTC (mẫu B09 – DNNKLT) Báo cáo không bắt buộc: + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03 – DNN) |
Hệ thống BCTC giữa niên độ | + Quy định rõ ràng với các dạng mẫu tóm lược, đầy đủ để làm báo cáo tài chính quý (kể cả quý IV) và bán niên. | + Không quy định |
Địa điểm nộp báo cáo tài chính | + DN cấp trên + Cơ quan tài chính + Cơ quan quản lý thuế + Cơ quan thống kế + Cơ quan đăng ký kinh doanh + Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (nếu được yêu cầu) |
– Không được gửi báo cáo đến : + DN cấp trên + Cơ quan tài chính – Chỉ được gửi đến các nơi sau: + Cơ quan quản lý thuế+ Cơ quan thống kế + Cơ quan đăng ký kinh doanh + Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (nếu được yêu cầu) |
Ở chế độ báo cáo tài chính, điểm khác biệt giữa Thông tư 200 và Thông tư 133 là quy định về hệ thống Báo Cáo Tài Chính năm đối với loại hình doanh nghiệp hoạt động liên tục và doanh nghiệp hoạt động không liên tục. Thông qua đó các đơn vị áp dụng quy định rõ ràng và phù hợp với từng đối tượng.
2. Kết luận
Trên đây là nội dung về So sánh sự khác nhau giữa Thông tư 133 và Thông tư 200 mà ACC cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, nếu có thắc mắc, vui lòng truy cập website https://accgroup.vn/ để được tư vấn, hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận