Phân biệt sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán [2024]

Trong hoạt động quản lý nhà nước không thể vắng bóng hai hoạt động vô cùng quan trọng là thanh tra và kiểm toán. Vì không những có cách gọi gần giống nhau mà nghiệp vụ cũng có phần tương tự là cùng kiểm tra, kiểm soát cho nên không ít người đã hiểu lầm rằng chúng là một. Bài viết dưới đây của ACC về Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán
Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán

1. Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán về định nghĩa

1.1. Khái niệm thanh tra

Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

1.2. Khái niệm kiểm toán

Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập.

>>>> Để tìm hiểu thêm về dịch vụ kiểm toán, mời các bạn tham khảo tiếp thông tin dưới đây: Dịch vụ kiểm toán

1.3. Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán về khái niệm

Như đã phân tích trên, cả hai hoạt động thanh tra và kiểm toán có sự khác nhau cơ bản về mặt bản chất. Trong khi, nhiệm vụ chính của thanh tra là thực hiện việc xem xét, đưa ra các đánh giá và phương án xử lý một vấn đề, sự việc nào đó dựa trên hệ thống quy định về thủ tục, trình tự thực hiện của pháp lý thì đoạt động kiểm toán tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán do người kiểm toán viên làm nghiệp vụ thực hiện.

2. Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán về phân loại

Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực, đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

Dựa theo loại hình tổ chức kiểm toán thì kiểm toán được chia làm ba loại: Kiểm toán nội bộ được tổ chức bên trong mỗi đơn vị, thực hiện kiểm tra và cho ý kiến về các đối tượng được kiểm toán nhằm giúp đơn vị thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan kiểm tra tài chính tối cao của quốc gia (Ở Việt Nam trực thuộc Quốc Hội), thực hiện việc kiểm tra và báo cáo về việc quản lý và sử dụng các nguồn lực của Nhà nước ở các đơn vị. Kiểm toán độc lập được tổ chức dưới dạng doanh nghiệp kiểm toán nhằm cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có tính chuyên môn cho xã hội.

3. Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán về tính chất

Hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và các quy chế của cấp có thẩm quyền, do đó mang tính bắt buộc đối với đơn vị được thanh tra.

Hoạt động kiểm toán chỉ trong trường hợp do tổ chức kiểm toán nội bộ và tổ chức kiểm toán nhà nước thực hiện mới có tính bắt buộc đối với đơn vị được kiểm toán. Hiện nay có một số loại hình doanh nghiệp và các tổ chức (các công ty, doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tổ chức tài chinh và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm…) cũng bắt buộc phải được kiểm toán độc lập kiểm toán nhưng con số này không nhiều.

4. Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán về chủ thể thực hiện

Hoạt động thanh tra do Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện.

Chủ thể kiểm toán là các kiểm toán viên (có thể là kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nhà nước hay kiểm toán viên nội bộ).

Như vậy chủ thể của thanh tra phải là Nhà nước còn chủ thể kiểm toán có thể là nhà nước (kiểm toán viên nhà nước) hoặc phi nhà nước (kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nội bộ).

5. Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán về mục đích

Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tùy từng loại kiểm toán mà mục đích kiểm toán có thể khác nhau. Mục đích của kiểm toán nội bộ là cung cấp thông tin phục vụ việc quản lý điều hành của chủ doanh nghiệp, giúp chủ doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, thắng lợi trong cạnh tranh, khai thác triệt để và sử dụng mọi nguồn lực trong doanh nghiệp. Mục đích của kiểm toán nhà nước là phục vụ việc quản lý vĩ mô của nhà nước, đảm bảo duy trì kỷ cương, thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất luật pháp, chính sách, chế độ, đồng thời sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn, tài sản và kinh phí của nhà nước. Mục đích của kiểm toán độc lập nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người có liên quan và sử dụng thông tin của đơn vị được kiểm toán như Chính phủ, cổ đông, ngân hàng, nhà đầu tư… và cũng rất hữu ích cho chính các nhà quản lý đơn vị được kiểm toán.

6. Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán về thời gian tiến hành

Tùy vào cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ, thanh tra tỉnh, thanh tra bộ hay thanh tra huyện, thanh tra sở tiến hành và tùy vào tính chất công việc mà thời hạn thanh tra có thể khác nhau nhưng nói chung kéo dài hơn thời gian của một cuộc kiểm toán. Sở dĩ như vậy vì hoạt động thanh tra thường có nhiều vấn đề phải xác minh, đối chiếu rất công phu, nhiều mối quan hệ cần được làm rõ. Mặt khác trước khi tới kiểm toán tại đơn vị, các kiểm toán viên thường thực hiện các thủ tục như tham gia quan sát kiểm kê hàng tồn kho cùng đơn vị vào thời điểm cuối kỳ, gửi thư xác nhận số dư tới ngân hàng và các đối tượng có số dư công nợ, từ đó giảm thiểu được thời gian kiểm toán mà vẫn có các bằng chứng đáng tin cậy.

7. Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán về phương pháp tiến hành

Hoạt động thanh tra với mục đích rõ ràng hơn, rộng hơn nên khi tiến hành thanh tra sẽ áp dụng những biện pháp nghiệp vụ sâu hơn, đi vào thực chất đến tận cùng của vấn đề như: xác minh, thu thập chứng cứ, đối thoại, chất vấn, giám định... so với nghiệp vụ kiểm toán.

Đặc biệt, quá trình thanh tra các Đoàn thanh tra còn có thể áp dụng những biện pháp cần thiết để phục vụ thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra để tác động lên đối tượng bị quản lý.

8. Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán về trình độ nghiệp vụ

Hoạt động thanh tra đòi hỏi phải có nghiệp vụ giỏi, am hiểu về kinh tế - xã hội, có khả năng chuyên sâu vào lĩnh vực thanh tra hướng đến. Do đó, hoạt động kiểm toán ít phức tạp hơn thanh tra, hơn nữa chủ thể của thanh tra phải là Nhà nước trong khi chủ thể kiểm toán có thể là nhà nước (kiểm toán viên nhà nước) hoặc phi nhà nước (kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nội bộ), do đó, trình độ nghiệp vụ kiểm tra không nhất thiết đòi hỏi như nghiệp vụ thanh tra.

9. Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán về phạm vi hoạt động

Phạm vi hoạt động thanh tra tra thường theo bề rộng, diễn ra liên tục, ở khắp nơi với nhiều hình thức phong phú. Phạm vi hoạt động kiểm toán thường hẹp hơn hoạt động thanh tra.

10. Các câu hỏi thường gặp

10.1 Điểm giống nhau giữa thanh tra và kiểm toán là gì?

Thanh tra và kiểm toán nội bộ có điểm chung là kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật của đơn vị.

10.2 Phân biệt thanh tra và kiểm tra kế toán?

- Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán. Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền và không quá một lần kiểm tra cùng một nội dung trong một năm. Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra là hoạt động kiểm tra của tổ chức thanh tra Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện, chấn chỉnh những sai lầm, xử lý những vi phạm trong các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm giúp cho bộ máy quản lý vận hành được tốt.

10.3 Có được vừa thanh tra, vừa kiểm toán trong cùng một năm hay không?

Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán hằng năm, kiểm toán nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ để xử lý trùng lặp, chồng chéo. Cơ quan thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Kiểm toán nhà nước xử lý trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán. Theo quy định này thì trong cùng năm có thể vừa thanh tra, vừa kiểm toán nhưng các cơ quan này phải phối hợp với nhau để tránh trùng lặp, chồng chéo.

10.4 Hoạt động kiểm toán trong nhà nước là gì?

Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là việc đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính công, tài sản công hoặc báo cáo tài chính liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; việc chấp hành pháp luật và hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm toán, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn và hỗ trợ pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ ACC. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (881 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo