Thông tư 22/2022/TT-BGDĐT thay thế Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Thông tư 58) và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ trưởng GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Thông tư 26) ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Sơ bộ, nhìn chung để so sánh thông tư 22 và thông tư 58 có thể thấy 2 thông tư này thực hiện song song nhau về đánh giá học sinh trung học trong 4 năm học tiếp theo nên có thể rất dễ gây nhầm lẫn cho quy bạn đọc. Sau đây ACC sẽ so sánh thông tư 22 và thông tư 58 qua một số điểm khác nhau như sau:
1. Về kết quả hạnh kiểm (hay còn gọi là điểm rèn luyện)
- Thông tư 58: xếp loại hạnh kiểm của theo 4 loại: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu. Việc xếp loại hạnh kiểm (điểm rèn luyện) của cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kì 2 đồng thời cũng dựa trên sự tiến bộ của học sinh.
- Thông tư 22: đánh giá kết quả rèn luyện theo 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt. Cụ thể:
* Điều kiện để xếp rèn luyện cả năm mức Tốt: học kì 2 mức Tốt, học kì 1 mức Khá trở lên.
* Điều kiện để xếp rèn luyện cả năm mức Khá:
- Học kì 2 mức Khá, học kì 1 từ mức Đạt trở lên.
- Học kì 2 mức Đạt, học kì 1 mức Tốt.
- Học kì 2 mức Tốt, học kì 1 mức Đạt hoặc Chưa đạt.
2. Về hình thức đánh giá các môn học
- Thông tư 58: Đánh giá bằng nhận xét theo hai mức “Đạt” và “chưa Đạt” đối với môn: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục
- Thông tư 22: Đánh giá bằng nhận xét theo hai mức “Đạt” và “chưa Đạt” đối với môn: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
3. Về đánh giá kết quả học tập
- Thông tư 58: Đánh giá học lực qua 5 mức: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
- Thông tư 22: Đánh giá học lực qua 4 mức: Tốt, khá, đạt, chưa đạt (giảm 1 mức so với cũ)
4. Về phương pháp và nội dung nhận xét học sinh
- Thông tư 58: Giáo viên đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập trong quá trình học tập.
- Thông tư 22: Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập. Ngoài giáo viên, học sinh, phụ huynh, cơ quan, tổ chức hay cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh, cũng được tham gia vào quá trình nhận xét.
5. Đánh giá/ xếp loại kết quả học tập
- Thông tư 58: Gồm 5 loại
- Xếp loại “Giỏi”
+ ĐTB các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó ĐTB của 01 trong 02 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 8,0 trở lên.
+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5.
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đạt.
- Xếp loại “Khá”
+ ĐTB các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó ĐTB của 01 trong 02 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 6,5 trở lên.
+ Không có môn học nào ĐTB dưới 5,0.
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đạt.
- Xếp loại “Trung bình”
+ ĐTB các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó ĐTB của 01 trong 02 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 5,0 trở lên.
+ Không có môn học nào ĐTB dưới 3,5.
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đạt.
- Xếp loại “Yếu”
ĐTB các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào ĐTB dưới 2,0.
- Xếp loại "Kém": Các trường hợp còn lại.
- Thông tư 22: Gồm 4 mức
- Mức “Tốt”
+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.
+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Mức “Khá”
+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.
+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Mức “Đạt”
+ Có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.
+ Có ít nhất 06môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.
- Mức “Chưa đạt”: Các trường hợp còn lại.
6. Về thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kỳ
- Thông tư 58: Thời gian làm bài kiểm tra đánh giá định kì: từ 45 đến 90 phút, môn chuyên tối đa 120 phút.
- Thông tư 22: Thời gian làm bài kiểm tra đối với môn học (không tính số tiết của cụm chuyên đề học tập): Từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút; trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút, môn chuyên tối đa 120 phút.
Xem thêm: đánh giá định kỳ là gì? (Cập nhật 2022).
Trên đây, ACC đã nêu một số điểm khác biệt để so sánh thông tư 22 và thông tư 58 của Bộ GDĐT. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website của Công ty Luật ACC.
Nội dung bài viết:
Bình luận