Hiện nay, khi kinh doanh chứng khoán, một trong những vấn đề mà nhà đầu tư cần quan tâm nhất chính là so sánh phí giao dịch các công ty chứng khoán. Bởi vì với khối lượng giao dịch hàng ngày lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm lần, thì phí giao dịch các công ty chứng khoán sẽ là một con số tương đối lớn. Chính vì vậy, nhà đầu tư phải so sánh phí giao dịch các công ty chứng khoán để chọn ra công ty chứng khoán phù hợp với định hướng đầu tư của mình. Qua bài viết dưới đây, ACC Group sẽ cung cấp tới quý khách hàng một số thông tin cơ bản về so sánh phí giao dịch các công ty chứng khoán.
1. Công ty chứng khoán là gì?
Trong Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC có định nghĩa rõ thế nào là công ty chứng khoán. Theo đó, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản công ty chứng khoán là một tổ chức hoạt động có tư cách pháp nhân, có giấy phép hoạt động kinh doanh. Giấy phép kinh doanh chứng khoán được cấp bởi Ủy ban chứng khoán nhà nước.
Hoạt động kinh doanh chứng có thể thể là một số hoặc toàn bộ những hoạt động sau: tự doanh chứng khoán, môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Công ty chứng khoán được hoạt động dưới sự kiểm soát của Luật chứng khoán và một số quy định khác của pháp luật. Công ty chứng khoán được hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty TNHH đều được.
Cụm từ “Chứng khoán” không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những nhà đầu tư. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về chứng khoán? Để trả lời những câu hỏi này, mời các bạn cùng đọc bài viết: Chứng khoán là gì?
2. Công ty chứng khoán làm gì?
- Đối với doanh nghiệp:
Chúng ta vẫn thường nghe đến cụm từ IPO hay Initial Public Offering được hiểu là doanh nghiệp phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp là một hoạt động nhằm huy động vốn, tất cả các hoạt động này đều được thực hiện qua một bên trung gian đó chính là các công ty chứng khoán.
Trong các thương vụ phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp, công ty chứng khoán đóng vai trò tư vấn, bảo lãnh phát hành nhằm đảm bảo các giao dịch mua bán diễn ra thuận lợi.
- Đối với cá nhân là những nhà đầu tư:
Một trong những bước đầu tiên để các nhà đầu tư tiến hành giao dịch trên sàn chứng khoán chính là phải có tài khoản giao dịch chứng khoán. Những tài ẩn này sẽ được mở tại các công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán cũng có vai trò cung cấp các bản đánh giá, báo cáo tài chính về tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp để từ đó cho các nhà đầu tư một cái nhìn tổng quan trước các quyết định đầu tư.
- Đối với thị trường chứng khoán:
Công ty chứng khoán là đơn vị trung gian nhưng cũng là đơn vị và thành phần không thể thiếu để cấu thành nên thị trường chứng khoán.
Trên thị trường sơ cấp, vai trò của các công ty chứng khoán đối với doanh nghiệp IPO chính là phát hành và định giá cổ phiếu tại lần đầu tiên chào bán.
Trên thị trường thứ cấp, vai trò của công ty chứng khoán là điều tiết thị trường thông qua các hoạt động tự doanh bao gồm cả việc tăng thu nhập cho chính công ty họ bằng cách tạo giá trị thanh khoản, điều tiết nền giá cổ phiếu.
- Đối với cơ quan quản lý:
Các cơ quan quản lý phải có chức năng quan sát thị trường chứng khoán và thực hiện những điều chỉnh hợp lý tuân theo các quy định hiện hành của Luật chứng khoán và những cơ quan Nhà nước. Các hoạt động này của cơ quan quản lý một phần dựa vào những thông tin về thị trường chứng khoán được cung cấp bởi những công ty chứng khoán. Các thông tin được công ty chứng khoán cung cấp có thể là thông tin về các cổ phiếu, thông tin giao dịch, cổ tức, dữ liệu về ngành và doanh nghiệp.
Công ty chứng khoán sẽ phải kết hợp với các cơ quan quản lý để hạn chế hoặc ngăn chặn các hành vi sai trái trên thị trường chứng khoán do những cá nhân hoặc tổ chức có thể gây ra.
Công ty chứng khoán có thể được xem là một chế tài quan trọng trên thị trường chứng khoán.
3. Một số công ty chứng khoán uy tín hiện nay?
Dựa vào các tiêu chí như bảng giá, lãi suất, phí giao dịch,… là cách để đánh giá một công ty môi giới chứng khoán lớn mạnh. Để hỗ trợ các nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể về các công ty môi giới chứng khoán hơn, top 10 công ty môi giới chứng khoán uy tín hàng đầu Việt Nam là:
- Công ty cổ phần chứng khoán vps (vps).
- Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (Mirae Asset).
- Công ty Cổ phần kinh doanh chứng khoán Sài Gòn (SSI).
- Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VND).
- Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS).
- Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN(VCBS).
- Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC).
- Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS).
- Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSC).
- Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC).
4. Phí giao dịch các công ty chứng khoán được quy định như nào?
Thông tư 128 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ tháng 2/2019 quy định, các công ty chứng khoán không được phép thu phí giao dịch quá 0,5% giá trị một lần giao dịch và không quy định mức tối thiểu. Thực tế, mức phí này đang dao động trong khoảng 0,1% đến 0,35%. Các công ty chứng khoán lâu đời thường có mức phí cao hơn các công ty mới hoạt động vì đã có tệp khách ổn định nên không cần hạ phí để thu hút khách mới.
Thực tế khi giao dịch chứng khoán, khoản phí này chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng phí mà nhà đầu tư phải chịu. Ví dụ, một khách hàng đặt mua 1.000 cổ phiếu MWG của Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động qua công ty chứng khoán A với giá khớp lệnh 166.500 đồng mỗi đơn vị. Vậy tổng giá trị mua của giao dịch trên là 166,5 triệu đồng. Với mức phí 0,2% của công ty A, khách hàng này cần trả thêm 333.000 đồng phí giao dịch. Tổng cộng, người này cần chi 166,833 triệu đồng để mua thành công 1.000 cổ phiếu MWG.
5. So sánh phí giao dịch các công ty chứng khoán?
Đa phần các công ty thường có mức phí giao dịch cố định cho loại hình giao dịch trực tuyến. Với giao dịch qua kênh khác, mức phí được chia ra nhiều mức tùy thuộc vào giá trị giao dịch của khách hàng. Biểu phí giao dịch của 10 công ty chứng khoán có thị phần cao nhất là:
Công ty | Thị phần | Phí giao dịch (tổng giá trị giao dịch mỗi ngày trên một tài khoản) |
VPS | 13,24% | Giao dịch trực tuyến: 0,2% |
Giao dịch qua các kênh khác:
- Dưới 100 triệu đồng: 0,3% - Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,27% - Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25% - Từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng: 0,22% - Từ 1 tỷ đến dưới 2 tỷ đồng: 0,2% - Từ 2 tỷ đồng trở lên: 0,15% |
||
SSI | 11,89% | Giao dịch trực tuyến: 0,25% |
Giao dịch qua các kênh khác:
- Dưới 50 triệu đồng: 0,4% - Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu đồng: 0,35% - Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng: 0,3% - Từ 500 triệu đồng trở lên: 0,25% |
||
HSC | 8,23% | Giao dịch trực tuyến: 0,2%
Riêng giao dịch từ 1 tỷ đồng trở lên là 0,15% |
Giao dịch qua các kênh khác:
- Dưới 100 triệu đồng: 0,35% - Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,3% - Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25% - Từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng: 0,2% - Từ 1 tỷ đồng trở lên: 0,15% |
||
VNDS | 7,46% | Giao dịch trực tuyến: 0,15% |
Giao dịch qua các kênh khác:
- Giao dịch độc lập: 0,2% - Giao dịch có hỗ trợ: 0,3% - Giao dịch qua môi giới: 0,35% |
||
VCSC | 5,62% | 0,15% đến 0,35% |
MAS | 4,41% | Giao dịch trực tuyến: 0,15% |
Giao dịch qua các kênh khác:
- Dưới 100 triệu đồng: 0,25% - Từ 100 triệu đồng trở lên: 0,2% |
||
MBS | 4,07% | Giao dịch trực tuyến: 0,12% |
Giao dịch qua các kênh khác:
- Dưới 100 triệu đồng: 0,3% - 0,35% - Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,3% - 0,325% - Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25% - 0,3% - Từ 500 đến dưới 700 triệu đồng: 0,2% - 0,25% - Từ 700 triệu đến dưới 1 tỷ đồng: 0,15% - 0,2% - Từ 1 tỷ đồng trở lên: 0,15% |
||
TCBS | 3,6% | 0,1% trên tất cả các kênh giao dịch |
Với khách hàng đăng ký sử dụng Gói ưu đãi iWealth Pro hoặc Trial: 0,075% | ||
FPTS | 3,46% | - Dưới 200 triệu đồng: 0,15%
- Từ 200 triệu đến dưới 1 tỷ đồng: 0,14% - Từ 1 đến dưới 3 tỷ đồng: 0,13% - Từ 3 đến dưới 5 tỷ đồng: 0,12% - Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng: 0,11% - Từ 10 đến dưới 15 tỷ đồng: 0,1% - Từ 15 đến dưới 20 tỷ đồng: 0,09% - Từ 20 tỷ đồng trở lên: 0.08% |
BCS | 3,25% | Gói tư vấn đầu tư online: 0,18% |
Gói chuyên gia tư vấn: 0,2% |
6. Những câu hỏi thường gặp
6.1 Ngoài phí giao dịch thì khi giao dịch còn chịu các phí nào nữa?
Khi giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư còn phải chịu thêm các loại phí khác như phí mở tài khoản, phí sử dụng ứng dụng, phí lưu ký chứng khoán, phí ứng trước tiền bán chứng khoán, phí giao dịch ngoài sàn, phí dịch vụ tin nhắn SMS...
6.2 Mức tối thiểu của phí giao dịch chứng khoán là bao nhiêu?
Thông tư 128 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ tháng 2/2019 quy định, các công ty chứng khoán không được phép thu phí giao dịch quá 0,5% giá trị một lần giao dịch và không quy định mức tối thiểu.
6.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về phí giao dịch các công ty chứng khoán không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về phí giao dịch các công ty chứng khoán uy tín, trọn gói cho khách hàng.
6.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về phí giao dịch các công ty chứng khoán của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Nói tóm lại, qua bài viết trên, ACC Group đã cung cấp tới quý khách hàng một số thông tin cơ bản về so sánh phí giao dịch các công ty chứng khoán. Kính mong quý khách hàng đón đọc và ủng hộ bài viết của ACC Group.
Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn
Liên hệ với chúng tôi:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Mail: [email protected]
✅ So sánh: | ⭕ Phí giao dịch chứng khoán |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận