So sánh Hiến pháp năm 1980 và 1992

Hiến pháp không chỉ là văn bản pháp luật, mà nó còn thể hiện là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước. Các quy định của Hiến pháp trở thành những nguyên tắc tối cao trong hệ thống pháp luật quốc gia. Trong lịch sử, Việt Nam đã tiến hành xây dựng năm bản Hiến pháp đó là các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013. Mời quý bạn đọc cùng ACC tìm hiểu nội dung So sánh Hiến pháp năm 1980 và 1992 trong bài viết dưới đây.

So sánh Hiến pháp năm 1980 và 1992
So sánh Hiến pháp năm 1980 và 1992

1. Điểm giống nhau của các bản Hiến pháp 1980 và 1992

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Quốc gia thể hiện chủ quyền của Nhân dân do chủ thể đặc biệt là Nhân dân trực tiếp thông qua bằng trưng cầu ý dân, hoặc cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước cao nhất của Nhân dân thông qua theo một trình tự, thủ tục đặc biệt.

Là văn bản pháp luật duy nhất quy định tổ chức và thực hiện toàn bộ quyền lực Nhà nước, bao gồm quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp có tính chất khởi thủy cho các cơ quan Nhà nước then chốt ở trung ương và địa phương.

Các bản Hiến pháp trên đều là hiến pháp thành văn, cương tính, mang nội dung hiện đại và mang bản chất xã hội chủ nghĩa

Hình thức chính thể cộng hòa

Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất.

Đều quy định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của:chế độ chính trị, các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước then chốt ở trung ương và địa phương…thể hiện một cách tập trung nhất, mạnh mẽ nhất ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền

Nhằm mục đích bảo vệ các quyền tự nhiên của con người trước Nhà nước, đề cao quyền bình đẳng, độc lập dân tộc.

Có phạm vi đều chỉnh rộng, bao gồm các quy định về các lĩnh vực:  Chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh-quốc phòng, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước…và mức độ điều chỉnh ở tầm khái quát cao nhất so với các văn bản pháp luật khác.

Có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.

Có một cơ chế giám sát đặc biệt để bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp.

Đều là Hiến pháp thành văn (căn cứ vào hình thức thể hiện), Hiến pháp cương tính (căn cứ vào thủ tục sửa đổi, bổ sung, thông qua Hiến pháp), Hiến pháp xã hội chủ nghĩa (căn cứ vào chế độ chính trị).

2. Điểm khác nhau giữa hiến pháp 1980 và hiến pháp 1992

 

Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1992
Lời nói đầu – Lời nói đầu rất dài.

– Ca ngợi chiến thắng của dân tộc.

– Bắt đầu ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng.

– Lời nói đầu tương đối dài.
Chế độ chính trị – Nhà nước Xã hội chủ nghĩa.

– Quy định một số quyền không thực tế.

– Nhà nước Xã hội chủ nghĩa.

– Thực hiện trên cơ sở phân công phối hợp quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Quyền con người

Quyền công dân

– Vị trí chương 5.

– Quy định 29 quyền công dân 1 cách ngắn gọn, xúc tích.

– Vị trí chương 5.

– Quy định 34 quyền. Cụ thể hóa quyền tư hữu của Hiến pháp 1946.

Kinh tế – Văn hóa – Xã hội – ANQP – Có chương riêng.

– Có 2 thành phần kinh tế Nhà nước và Hợp tác xã.

– Không thừa nhận nền kinh tế tư nhân.

– Có chương riêng.

– Có 6 thành phần kinh tế.

Tổ chức BMNhà nước ở Trung ương – Quốc hội do nhân dân bầu ra, có nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm vụ quyền hạn của quốc hội được quy định nhiều thậm chí vượt ra bên ngoài Hiếp pháp.

– Hội đồng Nhà nước có chức năng vừa là Cơ quan thường trực Quốc hội và Chủ tịch tập thể.

– Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.

– CT nước tập thể.

– Là cơ quan chấp hành, CQ hành chính cao nhất của Quốc hội

– Quốc hội do nhân dân bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm vụ quyền hạn không có toàn quyền so với năm 80 nữa.

– Vị trí pháp lý của Quốc hội: Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân. Cơ quan đại diện của nhân dân.

– CT nước là cá nhân quyền hạn không lớn.

– Là cơ quan chấp hành, CQ hành chính cao nhất của Nhà nước

Tổ chức BMNhà nước ở địa phương – Không phân biệt – Không phân biệt
Toàn án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân – Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ.

– Viện kiểm sát có thêm chức năng công tố.

– Thẩm phán bầu.

– Tổ chức theo cấp hành chính lãnh thổ.

– Bỏ chức năng kiểm sát chung.

– Thẩm phán bổ nhiệm.

 Sửa đổi và thông qua Hiến pháp Sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tán hành (Điều 147)
* Quy định rõ hiệu lực pháp lý của Hiến pháp: có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp (Điều 146)
Quy định sửa đổi Hiến pháp giống như quy định trong Hiến pháp 1980: chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi, việc sửa đổi được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

 

Trên đây là nội dung So sánh Hiến pháp năm 1980 và 1992. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung trên. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    T
    Tuyết
    CT là gì vậy ạ
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Chào anh, mình cần hỗ trợ có thể liên hệ 19003330 nhấn phím 1 đê được hỗ trợ nhé
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo